Chứng nhận hợp chuẩn là gì?
Chứng nhận hợp chuẩn là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.
Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn bao gồm:
a) Sản phẩm, hàng hoá;
b) Dịch vụ;
c) Quá trình;
d) Môi trường;
đ) Các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội.
Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.
Chứng nhận hợp chuẩn được thực hiện theo thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận sự phù hợp.
Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn
Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn của Việt Nam bao gồm:
1. Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN;
2. Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS.
Giấy chứng nhận hợp chuẩn là gì?
Giấy chứng nhận hợp chuẩn là kết quả của việc tổ chức chứng nhận đánh giá sự phù hợp, xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng và tiến hành cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn.
Tổ chức chứng nhận hợp chuẩn là gì?
Tổ chức chứng nhận thực hiện hoạt động chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn là tổ chức đã thực hiện đăng ký hoạt động chứng nhận theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp
1. Tổ chức chứng nhận sự phù hợp tiêu chuẩn (tổ chức chứng nhận hợp chuẩn) có các quyền sau đây:
a) Cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn;
b) Giao quyền sử dụng dấu hợp chuẩn cho tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hoá đã được chứng nhận hợp chuẩn;
c) Thu hồi giấy chứng nhận hợp chuẩn, quyền sử dụng dấu hợp chuẩn đã cấp.
2. Tổ chức chứng nhận sự phù hợp tiêu chuẩn có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện chứng nhận hợp chuẩn theo lĩnh vực đã đăng ký trên cơ sở hợp đồng ký kết với tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận;
b) Bảo đảm tính khách quan và công bằng trong hoạt động chứng nhận hợp chuẩn; không được thực hiện hoạt động tư vấn cho tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận;
c) Bảo mật các thông tin thu thập được trong quá trình tiến hành hoạt động chứng nhận;
d) Giám sát đối tượng đã được chứng nhận nhằm bảo đảm duy trì sự phù hợp của đối tượng đã được chứng nhận với tiêu chuẩn tương ứng;
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của mình;
e) Thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thu hồi giấy chứng nhận và quyền sử dụng dấu hợp chuẩn.
Các phương thức chứng nhận hợp chuẩn
Phương thức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn áp dụng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường cụ thể do tổ chức chứng nhận hợp chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn lựa chọn theo các phương thức đánh giá sự phù hợp.
Phương thức đánh giá sự phù hợp được lựa chọn phải thích hợp với đối tượng được đánh giá để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá sự phù hợp.
Việc đánh giá sự phù hợp được tổ chức chứng nhận thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
a) Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình;
b) Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
c) Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
d) Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
đ) Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
e) Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
g) Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
h) Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.
Quy trình chứng nhận hợp chuẩn
TT
|
Nội dung
|
Trách nhiệm
|
Bước 1
|
Đăng ký chứng nhận
|
Tổ chức đăng ký chứng nhận: Quý tổ chức có nhu cầu đăng ký theo form Đăng ký chứng nhận của ISOCERT.
|
Bước 2
|
Xem xét hợp đồng, tạm ứng lần 1 và chuẩn bị đánh giá: ISOCERT dựa trên thông tin đã tiếp nhận ở Bước 1 xem xét, ký kết hợp đồng dịch vụ.
|
- ISOCERT: Dựa trên Đăng ký chứng nhận của Khách hàng để xem xét và lên kế hoạch triển khai dự án (sau khi nhận được tạm ứng)
- Tổ chức đăng ký chứng nhận: Thanh toán phần tạm ứng theo hợp đồng đã ký.
|
Bước 3
|
Đánh giá giai đoạn 1 (Đánh giá mức độ sẵn sàng của hệ thống cho cuộc đanh giá chứng nhận)
|
- Đoàn đánh giá của ISOCERT: Tiến hành đánh giá sơ bộ Hệ thống/Sản phẩm của Khách hàng theo Quy trình đánh giá chứng nhận của ISOCERT.
- Đại diện Tổ chức đăng ký chứng nhận: Trong quá trình đánh giá, Ban lãnh đạo và các trưởng bổ phận/ người làm việc trực tiếp được ủy quyền phối hợp với Đoàn đánh giá thực hiện công việc.
- Tổ chức đăng ký chứng nhận: Khắc phục các điểm không phù hợp được phát hiện trong quá trình đánh giá (nếu có)
|
Bước 4
|
Đánh giá giai đoạn 2 (Đánh giá cấp chứng nhận) và Lấy mẫu thử nghiệm (đối với chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn theo phương thức 5)
|
- Đoàn đánh giá của ISOCERT: Tiến hành đánh giá chứng nhận Hệ thống/Sản phẩm của Khách hàng theo Quy trình đánh giá chứng nhận của ISOCERT.
- Đại diện Tổ chức đăng ký chứng nhận: Trong quá trình đánh giá, Ban lãnh đạo và các trưởng bổ phận/ người làm việc trực tiếp được ủy quyền phối hợp với Đoàn đánh giá thực hiện công việc.
- Tổ chức đăng ký chứng nhận: Khắc phục các điểm không phù hợp được phát hiện trong quá trình đánh giá (nếu có)
- Đoàn đánh giá sẽ tiến hành lấy lấy mẫu sản phẩm đối với chứng nhận sản phẩm. Và tiến hành thử nghiệm sản phẩm theo các chỉ tiêu yêu cầu của tiêu chuẩn tại phòng thử nghiệm có năng lực và được chỉ định
|
Bước 5
|
Thẩm xét hồ sơ
|
Bộ phận Kỹ thuật của ISOCERT tiến hành thẩm xét, kiểm tra Hồ sơ đánh giá của Quý tổ chức.
|
Bước 6
|
Cấp giấy chứng nhận và Thanh toán giá trị còn lại của hợp đồng (Trao giấy chứng nhận có hiệu lực 3 năm): Sau khi thẩm xét hồ sơ xong, ISOCERT lên Demo giấy chứng nhận gửi Khách hàng kiểm tra. Khi giấy chứng nhận đã được 2 bên thống nhất, ISOCERT sẽ tiến hành cấp chứng nhận theo thủ tục, quy trình cấp chứng nhận của ISOCERT; đồng thời, phía Tổ chức đăng ký chứng nhận thực hiện thanh toán nốt giá trị còn lại theo hợp đồng đã ký kết để nhận giấy chứng nhận.
|
- Bộ phận Kế hoạch/ Kỹ thuật của ISOCERT: Gửi demo chứng nhận, chỉnh sửa thông tin (nếu cần thiết) và trình kí chứng nhận.
- Khách hàng: Kiểm tra các thông tin trên Demo chứng nhận trước khi được cấp; Hoàn thành thanh toán hợp đồng.
|
Bước 7
|
Đánh giá giám sát định kỳ (Không quá 12 tháng/1 lần)
|
- Trong chu kỳ chứng nhận 3 năm, ISOCERT tiến hành đánh giá giám sát định kỳ hàng năm, mỗi năm 1 lần không quá 12 tháng kể từ ngày cấp chứng nhận. Tổng cộng 2 lần/3 năm.
|
Bước 8
|
Đánh giá chứng nhận lại (2 tháng trước khi hết hiệu lực)
|
- Sau khi kết thúc chu kỳ chứng nhận 3 năm, ISOCERT thực hiện đánh giá tái chứng nhận để đảm bảo tính duy trì của Hệ thống/Sản phẩm đã được cấp chứng nhận. ISOCERT liên hệ với khách hàng 02 tháng trước ngày hết hiệu lực chứng nhận.
|
Dấu hợp chuẩn là gì?
Dấu hợp chuẩn là dấu hiệu chứng minh sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Dấu hợp chuẩn được cấp cho sản phẩm, hàng hoá sau khi sản phẩm, hàng hoá được chứng nhận hợp chuẩn.
Dấu hợp chuẩn trên bao bì sản phẩm là một ký hiệu minh chứng rằng hàng hóa, sản phẩm đó đã được đánh giá phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng và được cấp sau khi đạt chứng nhận hợp chuẩn.
Người dùng dễ dàng nhận biết sản phẩm đó được chứng nhận hợp chuẩn hay không thông qua dấu hợp chuẩn được in trên bao bì, nhãn dán của sản phẩm.
Đối với những doanh nghiệp, đơn vị tự đánh giá và công bố hợp chuẩn thì không phải quy định về kết cấu, hình dạng, cách thể hiện và không được sử dụng dấu hợp chuẩn.
Lợi ích khi doanh nghiệp có giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm?
Khi dùng sản phẩm, người tiêu dùng luôn quan tâm tới chất lượng và sự an toàn của sản phẩm. Do đó, người sản xuất, người kinh doanh luôn cố gắng chứng minh sản phẩm của mình để khách hàng yên tâm sử dụng.
Việc chứng nhận hợp chuẩn đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Cụ thể:
- Giảm thiểu chi phí trong quá trình xử lý các sản phẩm bị lỗi, hỏng;
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm được duy trì và cải tiến liên tục, đáp ứng các nhu cầu, mong muốn của khách hàng;
- Xây dựng sự uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp đối với các đối tác kinh doanh và khách hàng;
- Tăng cao doanh thu cho doanh nghiệp vì sức mua của người tiêu dùng tăng hơn;
- Tuân thủ các quy định, luật định hiện hành của pháp luật về chất lượng sản phẩm;
- Nâng cao khả năng trúng thầu cao hơn;
- Giấy chứng nhận hợp chuẩn là cơ sở để đơn vị có thể tiến hành công bố hợp chuẩn;
- Nâng cao lợi thế cạnh tranh trong thị trường;
- Có cơ hội mở rộng ra thị trường quốc tế.
Tại sao lựa chọn dịch vụ chứng nhận hợp chuẩn tại ISOCERT?
Chương trình chứng nhận hợp chuẩn của ISOCERT là một chương trình được thực hiện theo chuẩn mực quốc tế với phương pháp, thủ tục rõ ràng, được đánh giá và công nhận bởi BOA, thành viên của Diễn đàn các tổ chức công nhận quốc tế IAF, sẽ là một sự đảm bảo tin cậy cho người tiêu dùng về chất lượng và sự an toàn của sản phẩm. Người tiêu dùng có thể nhận biết điều này thông qua dấu hiệu chứng nhận và dấu chất lượng Việt Nam do ISOCERT cấp gắn trên sản phẩm được chứng nhận.
Từ ngày 01.10.2020 ISOCERT được công nhận theo quyết định số 802.2020/QĐ-VPCNCL của BOA về việc công nhận tổ chức chứng nhận sản phẩm phù hợp theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17065:2012. Tổ chức chứng nhận được mang số hiệu: VICAS 067 - PRO.
Hoạt động chứng nhận của ISOCERT được BOA công nhận và thừa nhận quốc tế. BOA Công nhận ISOCERT là tổ chức chứng nhận có năng lực tiến hành đánh giá và chứng nhận sản phẩm, tổ chức chứng nhận phù hợp theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 17065:2012 và được cấp số VICAS 067 - PRO.
Lý do nên lựa chọn dịch vụ cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn tại ISOCERT:
- ISOCERT được BOA Công nhận: ISOCERT là tổ chức chứng nhận có năng lực tiến hành đánh giá và chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn ISO/IEC 17065:2012 và được cấp số VICAS 067 - PRO.
- Kinh nghiệm chuyên môn – ISOCERT là tổ chức chứng nhận có đội ngũ chuyên gia đánh giá đông đảo nhất tại Việt Nam với trình độ, kinh nghiệm, và kiến thức chuyên sâu,luôn làm việc với phong cách chuyên nghiệp hướng đến lợi ích của khách hàng.
- Dẫn đầu – ISOCERT là tổ chức chứng nhận đứng đầu ở thị trường chứng nhận tại Việt Nam.
- Dấu hiệu của sự công nhận toàn cầu – Biểu tượng chứng nhận của ISOCERT là một dấu hiệu được công nhận toàn cầu rằng tổ chức doanh nghiệp đang cam kết hướng đến sự phát triển vững chắc và đáng tin cậy.
Nếu doanh nghiệp bạn đang cần cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn thì đừng quên ISOCERT. Dịch vụ chứng nhận hợp chuẩn của chúng tôi sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao được giá trị gia tăng cũng như năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Nếu bạn vẫn đang băn khoăn về chi phí chứng nhận hợp chuẩn? Quy trình chứng nhận hợp chuẩn? Liên hệ ngay ISOCERT để được tư vấn online miễn phí! Hotline: 0976 389 199
Bình luận