Thiết bị đóng cắt
Thiết bị đóng cắt là thuật ngữ chung để chỉ các thiết bị đóng cắt và sự kết hợp của chúng với các thiết bị điều chỉnh, bảo vệ, đo lường, điều khiển liên quan, kể cả các cụm cơ cấu và thiết bị này cùng với các kết nối, phụ kiện, vỏ bọc và các kết cấu đỡ được lắp, về nguyên tắc, được thiết kế để sử dụng có liên quan đến phát điện, truyền tải, phân phối và biến đổi điện năng.
Thiết bị điều khiển
Thiết bị điều khiển là thuật ngữ chung để chỉ các thiết bị đóng cắt và sự kết hợp của chúng với các thiết bị điều chỉnh, bảo vệ, đo lường, điều khiển liên quan, kể cả các cụm cơ cấu và thiết bị này cùng với các kết nối, phụ kiện, vỏ bọc và các kết cấu đỡ được lắp, về nguyên tắc, được thiết kế để điều khiển các thiết bị tiêu thụ năng lượng điện.
Khi có yêu cầu của tiêu chuẩn sản phẩm liên quan, tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết bị đóng cắt và thiết bị điều khiển mà dưới đây gọi là "thiết bị" được thiết kế để nối vào các mạch điện có điện áp danh định không lớn hơn 1000V xoay chiều hoặc 1500V một chiều.
Chứng nhận hợp chuẩn thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp là việc đánh giá, chứng nhận thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6592:2009, được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận hợp chuẩn.
Tổ chức chứng nhận hợp chuẩn (tổ chức chứng nhận như ISOCERT) là tổ chức có năng lực chứng nhận thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia TCVN 6592:2009.
Tổ chức chứng nhận hợp chuẩn phải có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.
Tổ chức (doanh nghiệp) có thể đăng ký chứng nhận hợp chuẩn thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp tại tổ chức chứng nhận và giám định quốc tế ISOCERT.
Công bố hợp chuẩn về thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp là việc tổ chức, cá nhân tự công bố thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia TCVN 6592:2009. Công bố hợp chuẩn là hoạt động tự nguyện.
Đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh.
Tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn lập 02 (hai) bộ hồ sơ công bố hợp chuẩn. Thành phần hồ sơ được quy định như sau:
Trường hợp 1: Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp chuẩn gồm:
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực.
Trường hợp 2: Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp chuẩn gồm:
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực.
Hồ sơ công bố hợp chuẩn gửi tới Chi cục được xử lý như sau:
Đối với hồ sơ công bố hợp chuẩn không đầy đủ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp chuẩn, Chi cục thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định tới tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày Chi cục gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ công bố hợp chuẩn không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Chi cục có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.
Đối với hồ sơ công bố hợp chuẩn đầy đủ, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp chuẩn, Chi cục phải tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ công bố hợp chuẩn để xử lý như sau: