Đứng trước những yêu cầu ngàng càng gắt gao của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hàng hóa bắt buộc phải có những bước chuyển mình để đáp ứng được nhu cầu, mong đợi của người tiêu dùng. Trong đó, Chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường hiện nay là vấn đề cốt lõi.
Sản phẩm, hàng hóa trước khi được đưa ra lưu thông trên thị trường, bên cạnh các quy định pháp luật về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, nhãn mác hàng hóa,... thì việc thực hiện công bố cũng nằm trong các yêu cầu về đảm bảo chất lượng. Việc thực hiện công bố phù hợp tiêu chuẩn áp dụng (công bố hợp chuẩn) đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cho người tiêu dùng và cả các cơ quan quản lý, chức năng.
Cùng ISOCERT tìm hiểu thêm về Công bố hợp chuẩn và các bước thực hiện để giúp doanh nghiệp công bố dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Căn cứ tại Khoản 8, Điều 3, Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, công bố hợp chuẩn được quy định như sau:
“Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng”
Giải thích rõ hơn về khái niệm trên, Thông tư 28/2021/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ cũng quy định: “Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng”
Từ quy định trên, chúng ta có thể khẳng định rằng công bố hợp chuẩn là hoạt động hoàn toàn tự nguyện và không mang tính chất bắt buộc. Công bố phù hợp tiêu chuẩn tương ứng được căn cứ dựa trên kết quả đánh giá chứng nhận hợp chuẩn của Tổ chức chứng nhận đã đăng ký thực hiện hoặc kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn. Việc thử nghiệm nhằm mục đích phục vụ cho quá trình đánh giá chứng nhận hợp chuẩn cũng cần được thực hiện tại phòng thử nghiệm đã đăng ký.
Đối tượng công bố hợp chuẩn là các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong tiêu chuẩn tương ứng.
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (có hiệu lực từ ngày 01/7/2008).
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ( có hiệu lực từ ngày 01/01/2007).
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (có hiệu lực từ ngày 03/9/2007).
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2009).
- Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy.
- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (có hiệu lực từ ngày 27/01/2013).
- Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (có hiệu lực từ ngày 15/5/2017).
- Thông tư số 183/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí cấp giấy đăng ký công bố hợp chuẩn, hợp quy (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017).
Doanh nghiệp muốn làm công bố hợp chuẩn cần nắm rõ về các bước thực hiện. Trình tự, thủ tục công bố hợp chuẩn bao gồm:
Bước 1: Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm công bố hợp chuẩn với tiêu chuẩn tương ứng.
Việc đánh giá hợp chuẩn được thực hiện theo phương thức đánh giá sự phù hợp nêu trên;
Bước 2: Đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh.
Dựa vào các thông tin ISOCERT đưa ra ở trên, chúng ta có thể thấy việc công bố hợp chuẩn có thể dựa trên kết quả đánh giá của Tổ chức đánh giá (Công bố theo bên thứ ba) hoặc kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Công bố theo bên thứ nhất). Theo đó hồ sơ công bố hợp chuẩn bao gồm các tài liệu sau:
Công bố theo bên thứ nhất |
Công bố theo bên thứ ba |
|
|
ISOCERT là Tổ chức đánh giá đã đăng ký, cung cấp dịch vụ đánh giá chứng nhận Hệ thống quản lý và công bố hợp chuẩn phù hợp tiêu chuẩn đáng tin cậy. Với phong thái làm việc chuyên nghiệp, đội ngũ chuyên gia, chuyên viên hỗ trợ nhiệt tình và đầy đủ năng lực trên khắp cả nước, chúng tôi luôn cam kết cung cấp đến Quý khách hàng những dịch vụ nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, tuy nhiên vẫn đảm bảo được uy tín và chất lượng cũng như hậu mãi sau này.
Sản phẩm, hàng hóa được ISOCERT chứng nhận tạo lòng tin của khách hàng đối với các nhà sản xuất, phân phối, cung cấp ... , góp phần nâng cao uy tín của nhà sản xuất cũng như gia tăng giá trị của sản phẩm trên thị trường kinh tế. Việc mở rộng thị trường, khiến sản phẩm của bạn nổi bật và tăng ưu thế cạnh tranh không còn là điều khó khăn. Tìm hiểu thêm lợi ích của công bố hợp chuẩn.
Đăng ký chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm
Công bố hợp chuẩn đối với vật liệu xây dựng