Những điều cần biết về giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Những điều cần biết về giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Admin 01/01/1970

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có tên đầy đủ là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đây là một loại giấy tờ được cấp cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm/dịch vụ về thực phẩm.

Mục đích của loại giấy chứng nhận thực phẩm này là nhằm chứng minh doanh nghiệp đó đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết về an toàn và vệ sinh thực phẩm. Đảm bảo thực phẩm khi đến tay người tiêu dùng là an toàn, không gây nguy hại tới sức khỏe. 

Giấy chứng nhận VSATTP được cấp bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền của nhà nước. Bởi vậy, chứng chỉ an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được xem như sự kiểm duyệt của nhà nước đối với các đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là một điều kiện bắt buộc dành cho các doanh nghiệp thực phẩm tại Việt Nam. Các căn cứ pháp lý về loại giấy này bao gồm: 

  • Luật số 55/2010/QH12 về An toàn thực phẩm (năm 2010);
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của chính phủ về những quy định chi tiết khi thi hành các điều khoản trong Luật an toàn thực phẩm;
  • Nghị định số 115/20218/NĐ-CP của chính phủ về quy định xử phạt các vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Cơ quan nào cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm?

Căn cứ vào sản phẩm/dịch vụ về thực phẩm thực tế của doanh nghiệp là gì mà đơn vị cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cũng khác nhau. Hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp giấy phép này bao gồm:

  • Bộ Y tế: đối với các cơ sở chế biến thức ăn, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống.
  • Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn: đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản. 
  • Bộ Công thương: đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm.

Đây là các cơ quan cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại nước ta.

Lợi ích của giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đóng một vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Những lợi ích to lớn mà loại giấy này có thể đem đến cho doanh nghiệp bao gồm:

  • Thể hiện sự tuân thủ của doanh nghiệp với các quy định của pháp luật. Tránh trường hợp bị xử phạt do thiếu giấy chứng nhận VSATTP gây thiệt hại cả về danh tiếng lẫn lợi nhuận của doanh nghiệp. 
  • Tạo được niềm tin cho khách hàng, cộng đồng về chất lượng và sự an toàn của các sản phẩm/dịch vụ thực phẩm do doanh nghiệp cung cấp. Từ đó gia tăng sức mua của sản phẩm cũng như tăng cơ hội trúng thầu, nhận thầu. 
  • Góp phần vào phát triển một thị trường sản xuất, kinh doanh thực phẩm phát triển bền vững cả về mặt lợi ích kinh tế lẫn về mặt lợi ích xã hội.
  • Giúp doanh nghiệp kiểm soát và duy trì ổn định, nhất quán về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. 
  • Là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hoặc để xin giấy chứng nhận lưu hành tự do hay xin giấy phép để thực hiện hoạt động quảng cáo cho thực phẩm.

Ngoài những lợi ích khi có chứng nhận đạt vệ sinh an toàn thực phẩm ở trên, còn rất nhiều những lợi ích nữa mà giấy chứng nhận này mang lại.

Cơ sở nào cần có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?

Để biết được những cơ sở, doanh nghiệp nào thuộc diện phải có giấy chứng nhận VSATTP, hãy cùng theo dõi bảng dưới đây:

Các cơ sở CẦN CÓ giấy chứng nhận VSATTP

Các cơ sở KHÔNG CẦN giấy chứng nhận VSATTP

- Cơ sở kinh doanh các dịch vụ ăn uống

- Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ

- Cơ sở kinh doanh buôn bán thực phẩm

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm
cố định

- Tiệm ăn/Cửa hàng ăn 

- Cơ sở sơ chế nhỏ lẻ

- Nhà hàng ăn uống (>50 người cùng lúc)

- Cơ sở kinh doanh thực phẩm có quy mô nhỏ lẻ

- Quán ăn

- Cơ sở kinh doanh thực phẩm được bao gói sẵn

- Canteen

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói,
chứa đựng thực phẩm

- Nhà ăn tập thể

- Nhà hàng trong khách sạn

- Chợ

- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề
kinh doanh thực phẩm

- Hội chợ 

- Cơ sở kinh doanh thức ăn trên đường phố

 Bảng: Các cơ sở cần và không cần giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Lưu ý:

Các cơ sở Các cơ sở cần có giấy chứng nhận VSATTP được nêu trên sẽ được miễn trong trường hợp đã có một trong những loại chứng chỉ còn hiệu lực như: 

  • Chứng chỉ ISO 22000 dành cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Xem chi tiết có chứng chỉ ISO 22000 được miễn Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?
  • Chứng chỉ FSSC 22000 dành cho hệ thống an toàn thực phẩm. 
  • Chứng chỉ HACCP về hệ thống phân tích mối nguy & điểm kiểm soát tới hạn.
  • Chứng chỉ GMP về thực hành sản xuất tốt. 
  • Chứng chỉ BRC - tiêu chuẩn toàn cầu cho an toàn thực phẩm.
  • Chứng chỉ IFS - tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế. 
  • Hoặc các giấy chứng nhận về VSATTP có giá trị tương đương khác. 

Điều kiện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Để được cấp giấy chứng nhận ATTP, doanh nghiệp cần phải có đầy đủ thông tin về việc đã đăng ký ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong giấy phép đăng ký kinh doanh.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về đảm bảo an toàn thực phẩm tương ứng với từng loại hình sản xuất kinh doanh sản phẩm/dịch vụ thực phẩm. Cụ thể: 

Điều kiện đối với những cơ sở chế biến thức ăn và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

Bố trí bếp ăn đảm bảo không gây lây nhiễm chéo từ thực phẩm chưa chế biến tới thực phẩm đã chế biến.

Đủ nguồn nước phục vụ việc chế biến, sản xuất, kinh doanh đạt quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.

Có đầy đủ các dụng cụ dùng để thu gom, chứa đựng rác thải/chất thải và đảm bảo vệ sinh.

Hệ thống cống, rãnh tại khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát và bị không ứ đọng.

Nhà ăn thoáng mát, có đủ ánh sáng, luôn được vệ sinh sạch sẽ trước, trong và sau khi sử dụng. Có biện pháp ngăn ngừa côn trùng cùng động vật gây hại.

Có đầy đủ các thiết bị bảo quản thực phẩm. Đảm bảo khu vực nhà vệ sinh, bồn rửa tay và khu vực thu dọn rác thải, chất thải luôn sạch sẽ.

Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm. 

Điều kiện đối với những cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm

Địa điểm phải diện tích phù hợp sao cho tạo ra được khoảng cách an toàn với các nguồn gây độc hại, ô nhiễm cùng các yếu tố gây hại khác

Đủ nguồn nước phục vụ việc sản xuất, kinh doanh đạt quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.

- Có đầy đủ các trang thiết bị phù hợp cho việc xử lý nguyên liệu; chế biến; đóng gói; bảo quản và vận chuyển theo từng loại thực phẩm khác nhau;

- Có đầy đủ trang thiết bị, các dụng cụ, phương tiện để khử trùng, vệ sinh và các thiết bị phòng chống côn trùng cùng động vật gây hại

Có hệ thống xử lý chất thải và nó phải được vận hành thường xuyên trên cơ sở tuân thủ các điều luật bảo vệ môi trường. 

Duy trì những điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và lưu giữ các hồ sơ ghi chép về nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu, thực phẩm cùng các tài liệu mô tả mọi quy trình từ sản xuất tới kinh doanh thực phẩm

Tuân thủ các quy định về sức khỏe, kiến thức cùng thực hành của đội ngũ công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và kinh doanh thực phẩm

 Bảng: Điều kiện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Khi xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, các doanh nghiệp cần nắm rõ về các bước thực hiện cũng như hồ sơ cần chuẩn bị. Cụ thể cách làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm như sau: 

Quy trình xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Trình tự dành cho các doanh nghiệp muốn xin cấp giấy chứng nhận VSATTP thường diễn ra với những bước sau đây: 

Bước_1 Đăng ký xin cấp giấy phép VSATTP (nộp kèm hồ sơ) tại cơ quan chức năng có thẩm quyền;
Bước_2 Cơ quan quản lý có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ (15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ). Nếu như hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tới cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để tiến hành kiểm tra, đánh giá thực tế các điều kiện về đảm bảo VSATTP. 
Bước_3 Nếu kết quả kiểm tra thực tế là đủ điều kiện, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận VSATTP theo mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Với cách đăng ký giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trên đây sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hình dung hơn làm 

Nếu kết quả là không đủ điều kiện, cơ quan quản lý có thẩm quyền sẽ phản hồi lại rõ lý do không đủ điều kiện kèm theo thời hạn tái thẩm định (tối đa là 3 tháng) bằng văn bản tới cho doanh nghiệp. 

Nếu kết quả vẫn là không đủ điều kiện, đoàn đánh giá, thẩm định sẽ lập biên bản và đề xuất với cơ quan quản lý có thẩm quyền để đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp.

Hồ sơ đăng ký xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Về hồ sơ đăng ký, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau đây: 

  • Hồ sơ đề nghị được cấp giấy chứng nhận VSATTP;
  • Đơn đề nghị được cấp giấy chứng nhận VSATTP;
  • Bản sao chứng thực giấy phép đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh cụ thể về điều kiện cơ sở vật chất cùng các trang thiết bị, và dụng cụ đảm bảo VSATTP theo các yêu cầu được quy định bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe (do các cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên cấp) của  chủ doanh nghiệp/cơ sở sản xuất kinh doanh và các công nhân tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn các kiến thức về VSATTP của chủ doanh nghiệp/cơ sở sản xuất kinh doanh và các công nhân tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của bộ quản lý chuyên ngành.

Với hồ sơ đăng ký chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trên đây, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ sẽ thuận lợi hơn trong quá trình đăng ký chứng nhận.

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có giá trị trong thời hạn bao nhiêu năm?

Thời hạn tối đa của giấy chứng nhận VSATTP là 3 năm kể từ ngày được cấp. Trong thời gian giấy chứng nhận còn hiệu lực, các cơ quan quản lý có thẩm quyền của nhà nước sẽ tiếp hành các cuộc kiểm tra định kỳ và/hoặc kiểm tra đột xuất. Cụ thể:

  • Không quá 2 lần/năm: với giấy chứng nhận VSATTP do đơn vị chức năng được UBND tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương ủy quyền cấp. 
  • Không quá 3 lần/năm: với giấy chứng nhận VSATTP do đơn vị chức năng được UBND cấp huyện/quận ủy quyền cấp.
  • Không quá 4 lần/năm: giấy chứng nhận VSATTP do đơn vị chức năng được UBND cấp xã/phường cấp. 

Gia hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm: Trước 6 tháng trước khi hết hiệu lực của giấy chứng nhận VSATTP, doanh nghiệp cần phải tái đăng ký và nộp kèm hồ sơ để được cấp giấy chứng nhận mới (trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục sản xuất kinh doanh thực phẩm).

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có giá trị trong thời hạn 3 năm

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có hiệu lực là 3 năm

Doanh nghiệp có thể tự đăng ký làm giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc đăng ký dịch vụ làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại đơn vị cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm uy tín tùy vào tình hình thực thế của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp băn khoăn làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ở đâu để đảm bảo thì có thể tìm kiếm trên internet và xem giấy phép hoạt động của đơn vị đó.

Trên đây là tổng hợp các thông tin cơ bản về giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm mà doanh nghiệp nên biết. Hy vọng đây đã là những kiến thức bổ ích giúp doanh nghiệp phần nào thuận lợi hơn khi thực hiện đăng ký để được cấp loại giấy chứng nhận này.

Bài viết liên quan

Trao Chứng Chỉ Chuyên Gia Đánh Giá Nội Bộ Và Bộ 3 Chứng Nhận Tại Nhà Máy Thuốc Lá KhaToCo Khánh Hòa

Việc đạt được chứng chỉ chuyên gia đánh giá nội bộ và bộ 3 chứng chỉ ISO chứng tỏ quyết tâm của Nhà máy Thuốc lá Khatoco Khánh Hòa trong việc nâng cao chất lượng hệ thống quản lý và hướng tới phát triển bền vững

Đào Tạo ISO 45001 Cho Lãnh Đạo Các Chi Nhánh Tại Cty Điện Lực Cà Mau

Đào tạo ISO 45001 giúp cho Công ty Điện lực Cà Mau đảm bảo an toàn lao động, xác định các mối nguy hiểm và có những biện pháp kiểm soát rủi ro, giảm thiểu tai nạn, bệnh tật và sự cố

Đào Tạo ISO 22000 Cho Cty CP Chăn Nuôi C.P. VN - Chi nhánh NM 3 Hà Nội

Đào tạo ISO 22000 tạo nền tảng vững chắc cho Cty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam cải tiến chất lượng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, từ đó nâng cao uy tín của Doanh nghiệp và sự hài lòng của khách hàng.

Đánh Giá ISO 9001 Và ISO 14001 Tại Cty CP SX Và XNK Bao Bì

Đánh giá ISO 9001 và 14001 là nền tảng giúp cho Cty CP Sản xuất và Xuất nhập khẩu Bao bì cải tiến hệ thống quản lý chất lượng và quản lý hiệu quả rủi ro môi trường

Đánh Giá ISO 9001 Tại Chi Nhánh Hải Phòng - Công Ty TNHH Công Nghệ MG

Công Ty TNHH Công nghệ MG thực hiện đánh giá ISO 9001 tại chi nhánh Hải Phòng với mục tiêu nâng cao chất lượng Hệ thống quản lý, nâng cao sự hài lòng của khách hàng và uy tín của Doanh nghiệp

Tin tức và Sự kiện liên quan

Tổng Kết Chương Trình Đào Tạo Năng Lực Quản Lý Trong Ngành Sản Xuất

Chương trình đào tạo năng lực quản lý trong ngành sản xuất do ISOCERT tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia và hưởng ứng của hơn 100 anh/chị quản lý của các doanh nghiệp

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001:2015 Tại Công Ty Cổ Phần Phụ Gia PVC Xanh

Buổi đánh giá giúp Công ty CP Phụ Gia PVC Xanh thiết lập hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, xây dựng nền tảng cho việc đạt chứng nhận sau này

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001 Tại Công Ty Cổ Phần Starpoly

Thực hiện đánh giá ISO 9001 là bước tiến quan trọng, giúp Công ty Cổ phần Starpoly thành công hơn trong tương lai

Thông báo chuyển đổi ISO 22003-1:2022, thay thế ISO/TS 22003:2013

Chuyển đổi từ tiêu chuẩn ISO/TS 22003:2013 sang ISO 22003-1:2023 sẽ có tác động đến khách hàng làm chứng nhận ISO 22000, HACCP

Những điều cần lưu ý đối với khách hàng được chứng nhận ISO của ISOCERT

Thông báo về hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận trong văn bản tài liệu, quảng bá, bao bì sản phẩm; Đánh giá giám sát và duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận.

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

Bài viết liên quan

Trao Chứng Chỉ Chuyên Gia Đánh Giá Nội Bộ Và Bộ 3 Chứng Nhận Tại Nhà Máy Thuốc Lá KhaToCo Khánh Hòa

Việc đạt được chứng chỉ chuyên gia đánh giá nội bộ và bộ 3 chứng chỉ ISO chứng tỏ quyết tâm của Nhà máy Thuốc lá Khatoco Khánh Hòa trong việc nâng cao chất lượng hệ thống quản lý và hướng tới phát triển bền vững

Đào Tạo ISO 45001 Cho Lãnh Đạo Các Chi Nhánh Tại Cty Điện Lực Cà Mau

Đào tạo ISO 45001 giúp cho Công ty Điện lực Cà Mau đảm bảo an toàn lao động, xác định các mối nguy hiểm và có những biện pháp kiểm soát rủi ro, giảm thiểu tai nạn, bệnh tật và sự cố

Đào Tạo ISO 22000 Cho Cty CP Chăn Nuôi C.P. VN - Chi nhánh NM 3 Hà Nội

Đào tạo ISO 22000 tạo nền tảng vững chắc cho Cty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam cải tiến chất lượng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, từ đó nâng cao uy tín của Doanh nghiệp và sự hài lòng của khách hàng.

Đánh Giá ISO 9001 Và ISO 14001 Tại Cty CP SX Và XNK Bao Bì

Đánh giá ISO 9001 và 14001 là nền tảng giúp cho Cty CP Sản xuất và Xuất nhập khẩu Bao bì cải tiến hệ thống quản lý chất lượng và quản lý hiệu quả rủi ro môi trường

Đánh Giá ISO 9001 Tại Chi Nhánh Hải Phòng - Công Ty TNHH Công Nghệ MG

Công Ty TNHH Công nghệ MG thực hiện đánh giá ISO 9001 tại chi nhánh Hải Phòng với mục tiêu nâng cao chất lượng Hệ thống quản lý, nâng cao sự hài lòng của khách hàng và uy tín của Doanh nghiệp

Tin tức và Sự kiện liên quan

Tổng Kết Chương Trình Đào Tạo Năng Lực Quản Lý Trong Ngành Sản Xuất

Chương trình đào tạo năng lực quản lý trong ngành sản xuất do ISOCERT tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia và hưởng ứng của hơn 100 anh/chị quản lý của các doanh nghiệp

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001:2015 Tại Công Ty Cổ Phần Phụ Gia PVC Xanh

Buổi đánh giá giúp Công ty CP Phụ Gia PVC Xanh thiết lập hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, xây dựng nền tảng cho việc đạt chứng nhận sau này

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001 Tại Công Ty Cổ Phần Starpoly

Thực hiện đánh giá ISO 9001 là bước tiến quan trọng, giúp Công ty Cổ phần Starpoly thành công hơn trong tương lai

Thông báo chuyển đổi ISO 22003-1:2022, thay thế ISO/TS 22003:2013

Chuyển đổi từ tiêu chuẩn ISO/TS 22003:2013 sang ISO 22003-1:2023 sẽ có tác động đến khách hàng làm chứng nhận ISO 22000, HACCP

Những điều cần lưu ý đối với khách hàng được chứng nhận ISO của ISOCERT

Thông báo về hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận trong văn bản tài liệu, quảng bá, bao bì sản phẩm; Đánh giá giám sát và duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận.

0
0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo