Chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO 14001

Chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO 14001

Admin 24/01/2024

Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 là gì?

Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 (EMS) giống như hộp công cụ với một tập hợp hoàn chỉnh nhiều dạng công cụ và phương tiện mà các tổ chức cần dùng để xây dựng và duy trì các chính sách và thủ tục để quản lý hiệu quả và toàn diện các vấn đề môi trường. Các ví dụ về các loại công cụ để xây dựng và hỗ trợ một hệ thống quản lý môi trường bao gồm:

  • Kiến thức và nhận thức về các vấn đề môi trường, và các kế hoạch để giải quyết chúng.
  • Các cán bộ được đào tạo và có năng lực ở mọi cấp trong một tổ chức phải có vai trò được phân trách nhiệm rõ ràng để giải quyết các vấn đề môi trường.
  • Phải có các thủ tục vận hành, phổ biến, báo cáo và ghi chép một cách nhất quán cho tất cả các hoạt động có tiềm năng gây tác động tới môi trường, các thủ tục này phải được thiết kế sao cho loại bỏ được hoặc ít nhất là giảm thiểu các tác động đến môi trường.

Hệ thống quản lý môi trường iso 14001 là gì ?

  • Theo dõi và ghi chép thường xuyên công việc của các cá nhận, các phòng ban và các tác nghiệp
  • Phản ứng kịp thời và đúng đắn đối với các vấn đề môi trường, cần có những hoạt động sửa chữa kịp thời và tập trung vào những giải pháp tiếp theo để ngăn chặn sự tái diễn của các bất trắc này
  • Phổ biến các thông tin cần thiết về các hoạt động và các vấn đề môi trường cả theo chiều sâu lẫn chiều rộng trong một tổ chức, và giữa tổ chức với các bên liên quan khác.

Tiêu chuẩn ISO 14001 là một phần của hệ thống quản lý bao gồm cơ cấu tổ chức, quy trình lập kế hoạch, trách nhiệm, các hoạt động. Các thủ tục, quá trình và nguồn lực cho sự phát triển, thực hiện, xem xét, duy trì và hoàn thiện các chính sách môi trường.

Ai nên áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001?

Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh không phân biệt quy mô, loại hình và bản chất, và vận dụng vào các khía cạnh môi trường nảy sinh từ các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ do một tổ chức xác định mình có thể kiểm soát hoặc gây ảnh hưởng có cân nhắc đến quan điểm về vòng đời. Tiêu chuẩn này không nêu ra các chuẩn mực cụ thể về kết quả hoạt động môi trường.

Lợi ích khi áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001

Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 đem đến nhiều lợi ích vượt trội cho doanh nghiệp như: 

  • Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp thông qua việc cam kết thực hiện chính sách môi trường
  • Giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường bằng cách phòng ngừa từ nơi xuất phát
  • Giảm lẵng phí thông qua việc kiểm soát tốt hơn nguyên liệu và năng lượng tiêu thụ
  • Cải tiến quá trình sản xuất, giảm phế thải và giám chi phí
  • Giảm áp lực về vấn đề môi trường từ người tiêu dùng và các bên có liên quan.
  • Đảm bảo với khách hàng cam kết về môi trường
  • Quan hệ tốt với chính quyền/cộng đồng
  • Thỏa mãn các tiêu chí của khách hàng, nhà đầu tư
  • Cải thiện hình ảnh và tăng thị phần
  • Đáp ứng tiêu chuẩn chấp nhận của nhà cung cấp
  • Cải tiến chi phí bằng cách giảm thiểu sự cố
  • Tuân thủ việc áp dụng các giấy phép
  • Cải thiện quan hệ với nhà nước.

hệ thống quản lý môi trường iso 14001
Những khó khăn khi áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001

Quá trình phấn đấu đạt được giấy chứng nhận ISO 14001 có thể khó khăn và đòi hỏi nhiều cố gắng. Doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục công việc thường ngày trong khi phải có thêm nhiều nỗ lực để lập kế hoạch và thực hiện ISO 14001 của giám đốc và đội ngũ nhân viên, những người mà thời gian của họ bị lấp kín bởi công việc phát sinh hằng ngày

Nguồn nhân sự có thể là các yếu tố khiến cho các tổ chức phải cân nhắc liệu có nên theo đuổi việc đăng ký tiêu chuẩn ISO 14001. Ngoài ra, việc lập kế hoạch và thực hiện nỗ lực đăng ký chứng nhận ISO14001 có thể bớt căng thẳng khi có sự ủng hộ tích cực của ban giám đốc. 
Trên thực tế nếu không có những lời động viên, cổ vũ từ các nhà lãnh đạo thì hành trình đạt chứng nhận ISO 14001 chắc sẽ chỉ là một thử nghiệm bền bỉ và thậm chí có thể bị đình trệ.

Những khó khăn khi áp dụng hệ thống quản lý môi trường iso 14001

Các bước xây dựng áp dụng hệ thống quản lý môi trường

Bước 1: Xây dựng chính sách môi trường

Chính sách môi trường là kim chỉ nam cho việc áp dụng và cải tiến hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 của tổ chức sao cho tổ chức có thể duy trì và có khả năng nâng cao kết quả hoạt động môi trường của mình. Do vậy, chính sách cần phản ánh sự cam kết của lãnh đạo cao nhất về việc tuân theo các yêu cầu của luật pháp và các yêu cầu khác được áp dụng, về ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục. Đây là giai đoạn đầu của cấu trúc hệ thống quản lý môi trường, và là nền tảng để xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý môi trường. Chính sách môi trường phải được xem xét thường xuyên để đảm bảo hệ thống được thực hiện và đầy đủ.

Bước 2: Lập kế hoạch về quản lý môi trường

Đây là giai đoạn Lập kế hoạch trong chu trình Lập kế hoạch - Thực hiện – Kiểm tra - Đánh giá. Giai đoạn lập kế hoạch được thiết lập một cách hiệu quả là khi tổ chức phải đạt được sự tuân thủ với các yêu cầu về pháp luật và tuân thủ với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 và những mong đợi kết quả môi trường do chính mình lập ra. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:

Xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về môi trường mà tổ chức/doanh nghiệp phải tuân thủ, các yêu cầu này có thể bao gồm: các yêu cầu pháp luật của quốc tế, quốc gia; các yêu cầu pháp luật của khu vực/tỉnh/ngành; các yêu cầu pháp luật của chính quyền địa phương.

Xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa: Tổ chức cần định đó các khía cạnh môi trường trong phạm vi hệ thống quản lý môi trường của mình, có tính đến đầu vào và đầu ra và, đây là một hoạt động rất quan trọng trong việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường. Khi xác định khía cạnh môi trường cần xem xét đến các hoạt động, quá trình kinh doanh, đầu vào và đầu ra có liên quan đến: Sự phát thải vào không khí, xả thải nước thải, quản lý chất thải, ô nhiễm đất, sử dụng nguyên liệu thô và tài nguyên thiên nhiên, các vấn đề môi trường của địa phương và cộng đồng xung quanh.

Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra. Mỗi chương trình cần mô tả cách thức tổ chức sẽ đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu của mình, bao gồm cả thời gian, các nguồn lực cần thiết và người chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình này.

Bước 3. Thực hiện và điều hành

Giai đoạn thứ ba của mô hình cung cấp các công cụ, các quy trình và các nguồn lực cần thiết để vận hành hệ thống hệ thống quản lý môi trường một cách bền vững. Giai đoạn thực hiện và điều hành đưa hệ thống quản lý môi trường vào hoạt động. Giai đoạn này yêu cầu cập nhật liên tục những thay đổi, như phân công lại trách nhiệm cho các nhân viên khi các hoạt động hoặc sản phẩm của tổ chức thay đổi, hay những thay đổi nhu cầu đào tạo theo thời gian, hay chính sách và các thủ tục thông qua sự cải tiến liên tục. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:

Cơ cấu và trách nhiệm: Tổ chức chỉ định một hoặc một nhóm người có trách nhiệm và quyền hạn để thực hiện và duy trì hệ thống quản lý môi trường và cung cấp các nguồn lực cần thiết.

Năng lực, đào tạo và nhận thức: Thực hiện các nội dung đào tạo thích hợp cho các đối tượng quản lý, các nhóm nhân công, nhóm quản lý dự án và các cán bộ điều hành chủ chốt của nhà máy.

Thông tin liên lạc: Thiết lập và triển khai hệ thống thông tin nội bộ và bên ngoài nhằm tiếp nhận và phản hồi các thông tin về môi trường và phổ biến các thông tin cho những cá nhân/phòng ban liên quan. Các thông tin này thường bao gồm: luật định mới, thông tin của các nhà cung cấp, khách hàng và cộng đồng xung quanh, và phổ biến các thông tin về hệ thống quản lý môi trường tới người lao động.

Văn bản hóa tài liệu của hệ thống quản lý môi trường: Tài liệu của hệ thống quản lý môi trường có thể bao gồm: sổ tay, các quy trình và các hướng dẫn sử dụng. Theo tiêu chuẩn, có 11 yêu cầu cần được lập thành văn bản, và các hướng dẫn công việc. Nếu tổ chức đã có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, có thể kết hợp 6 quy trình cơ bản của hệ thống quản lý chất lượng với hệ thống quản lý môi trường.

Kiểm soát điều hành: Thực hiện các quy trình điều hành (các hướng dẫn công việc để kiểm soát các khía cạnh môi trường quan trọng của các quá trình sản xuất và các hoạt động khác mà đã được tổ chức xác định). Tổ chức cần lưu ý đến các khía cạnh môi trường có ý nghĩa liên quan đến các hoạt động và sản phẩm của các nhà thầu và nhà cung cấp.

Sự chuẩn bị và ứng phó với tình trạng khẩn cấp: Thực hiện các quy trình nhằm xác định các tình trạng khẩn cấp tiềm ẩn và giảm thiểu tác động nếu tình trạng đó xảy ra (cháy nổ, rò rỉ các nguyên vật liệu nguy hại).

Bước 4: Kiểm tra và hành động khắc phục

Giai đoạn thứ tư của mô hình thể hiện hoạt động vận hành của hệ thống quản lý môi trường ISO14001, đây là giai đoạn để xem xét cải tiến quá trình hoặc quyết định những thay đổi cho các giai đoạn khác. Giai đoạn thể hiện bước Kiểm tra trong chu trình Lập kế hoạch - Thực hiện – Kiểm tra - Đánh giá. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:

Giám sát và đo: Tiến hành thủ tục giám sát và đo tiến trình của các dự án nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra, hiệu quả hoạt động của các quá trình so với các tiêu chí đã đặt ra, định kỳ kiểm tra sự tuân thủ của tổ chức với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác có liên quan đến các hoạt động kinh doanh của mình.

Đánh giá sự tuân thủ: Tổ chức cần chứng minh rằng tổ chức đã đánh giá sự tuân thủ với các yêu cầu của pháp luật đã định rõ.

Sự không phù hợp và hành động khắc phục và phòng ngừa: Thực hiện các thủ tục nhằm đưa ra các hành động khắc phục và phòng ngừa phù hợp khi xảy ra những sự không phù hợp của hệ thông quản lý môi trường như các vấn đề về kiểm soát quá trình, không tuân thủ với các yêu cầu của pháp luật, sự cố về môi trường.

Hồ sơ: Thực hiện thủ tục lưu giữ hồ sơ của hệ thống quản lý môi trường, các hồ sơ có thể bao gồm: các hồ sơ về giám sát quá trình; các hồ sơ về nhà thầu và nhà cung cấp, các hồ sơ về sự cố, các hồ sơ về thử nghiệm và sự chuẩn bị sẵn sàng với các tình huống khẩn cấp, hồ sơ về các cuộc họp môi trường, hồ sơ pháp luật…

Đánh giá hệ thống quản lý môi trường: thực hiện thủ tục đánh giá hệ thống quản lý môi trường và các hoạt động của tổ chức nhằm xác nhận sự tuân thủ với hệ thống quản lý môi trường và với tiêu chuẩn ISO 14001. Cần báo cáo kết quả đánh giá tới lãnh đạo cấp cao. Thông thường chu kỳ đánh giá là một năm/ 1 lần nhưng tần suất có thể thay đổi phụ thuộc vào mức độ quan trọng của các hoạt động.

Bước 5: Xem xét của lãnh đạo

Là giai đoạn thứ năm và là giai đoạn cuối của mô hình liên quan đến hoạt động xem xét của lãnh đạo về hệ thống quản lý môi trường. Quá trình xem xét yêu cầu thu thập các thông tin liên quan tới hệ thống quản lý môi trường và thông báo các thông tin này tới lãnh đạo cấp cao theo kế hoạch định trước. Mục đích của quá trình xem xét này gồm:

  • Đảm bảo tính phù hợp liên tục của hệ thống quản lý môi trường;
  • Xác định tính đầy đủ;
  • Thẩm tra tính hiệu quả của hệ thống;
  • Tạo điều kiện cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường, các quá trình và thiết bị môi trường…

Từ kết quả xem xét của lãnh đạo về các thiết bị và nhân lực sử dụng trong quá trình áp dụng hệ thống quản lý môi trường cũng như các kết quả hoạt động về môi trường, tổ chức sẽ quyết định được điều kiện hiện tại có thể chấp nhận được, và cần phải thay đổi những gì. Giai đoạn này là bước "Đánh giá" trong chu trình Lập kế hoạch - Thực hiện – Kiểm tra - Đánh giá.

ISO 14001:2015 hệ thống quản lý môi trường

Đăng ký chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 tại ISOCERT

Bước 1: Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận ISO 14001 tại ISOCERT

Bước 2: Đánh giá sơ bộ

Bước 3: Đánh giá tài liệu tại ISOCERT

Bước 4: Đánh giá hệ thống quản lý

Bước 5: Kiểm tra khắc phục và thẩm xét hồ sơ

Bước 6: Cấp giấy chứng nhận và dấu chứng nhận

Thời gian cấp chứng nhận ISO 14001.

Thời gian thông thường tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá khoảng 15-30 ngày. Tuy nhiên, tùy năng lực và điều kiện của tổ chức chứng nhận, thời gian này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn.

Chúng tôi có thể thực hiện đánh giá ngay sau khi khách hàng đủ điều kiện!

Tổ chức cấp chứng nhận ISO 14001

ISOCERT tổ chức chứng nhận ISO 14001 uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

ISOCERT có đầy đủ năng lực pháp lý để thực hiện các hoạt động chứng nhận và giám định quốc tế. Thấu hiểu được  vai trò quan trọng, xu thế thời đại cũng như luôn quan tâm lắng nghe từ phía khách hàng. Chúng tôi luôn hướng tới giải pháp, thủ tục trọn gói, giá thành hợp lý hướng tới "Hài Hòa Cùng Thịnh Vượng".

Hơn +1000 Doanh nghiệp đã được ISOCERT đánh giá và cấp giấy chứng nhận ISO 14001. 

Để được ISOCERT tư vấn và hướng dẫn chi tiết hơn về chứng nhận ISO 140001, quý doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp qua số hotline 0976 389 199 (24/7, hoàn toàn miễn phí). 

ISOCERT - HÀI HÒA CÙNG THỊNH VƯỢNG 

Bài viết liên quan

CodLUCK Thành Công Đạt Chứng Nhận ISO 9001 và ISO/IEC 27001

Chứng nhận ISO 9001:2015 và ISO/IEC 27001:2022 hiện thực hóa hành trình hướng đến sự hoàn thiện của CodLUCK , tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường và vượt qua được những rào cản kỹ thuật trong thương mại, thuận tiện cho việc thâm nhập các thị trường mới.

Đào tạo ISO 9001 và 5S tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp lái xe Phú Ninh

Đào tạo hướng dẫn áp dụng ISO 9001 và 5S là nền tảng quan trọng cho sự phát triển của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp lái xe Phú Ninh.

ISOCERT đánh giá ISO 9001 tại Công ty CP Đức Việt 568 - Hải Dương

Đánh giá ISO 9001 xác định Công Ty CP Đức Việt 568 đã áp dụng và tuân thủ theo các yêu cầu của ISO 9001 để xét cấp Giấy chứng nhận ISO 9001.

ISOCERT tham dự Hội nghị Phát triển Bền vững 2024 cùng Forbes Việt Nam

ISOCERT đã trao đổi cùng các chuyên gia và doanh nghiệp trong Hội nghị Phát triển Bền vững 2024 do Forbes Việt Nam tổ chức với chủ để “Nền kinh tế mới”.

ISOCERT đánh giá ISO 9001 Công ty Khoa học Kỹ thuật Môi trường Đông Nam Á

ISOCERT vừa hoàn thành đợt đánh giá Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001 tại Công ty Khoa học Kỹ thuật Môi trường Đông Nam Á.

Tin tức và Sự kiện liên quan

ISOCERT đánh giá ISO 9001 Công ty Khoa học Kỹ thuật Môi trường Đông Nam Á

ISOCERT vừa hoàn thành đợt đánh giá Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001 tại Công ty Khoa học Kỹ thuật Môi trường Đông Nam Á.

ISOCERT đánh giá ISO 9001 tại Công Ty Cơ Khí Bách Tùng

Chuyên gia ISOCERT đã có mặt tại Đà Nẵng thực hiện đánh giá tuân thủ Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 của Công ty Cơ khí Bách Tùng.

ISOCERT trao chứng nhận ISO 9001 và ISO 14001 cho InterLOG và WR1

SOCERT đồng thời trao chứng nhận cho Công ty CP Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế (Interlog) và Chi nhánh Công ty CP Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế (WR1).

ISOCERT Đánh Giá Hệ thống Quản lý Chất Lượng ISO 9001 Tại Giao Hàng Tiết Kiệm

ISOCERT đánh giá ISO 9001 Giao hàng tiết kiệm. Duy trì Hệ thống Quản lý Chất lượng và có chứng nhận ISO 9001 giúp GHTK đạt được danh hiệu Thương hiệu Việt Nam 2022.

ISOCERT Đào Tạo Nhận Thức ISO/IEC 27001 Tại GENESTORY

GeneStory đã lựa chọn ISOCERT thực hiện đào tạo Hệ thống Quản lý An toàn Thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001 để nâng cao nhận thức của nhân viên công ty về an toàn bảo mật thông tin.

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

Bài viết liên quan

CodLUCK Thành Công Đạt Chứng Nhận ISO 9001 và ISO/IEC 27001

Chứng nhận ISO 9001:2015 và ISO/IEC 27001:2022 hiện thực hóa hành trình hướng đến sự hoàn thiện của CodLUCK , tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường và vượt qua được những rào cản kỹ thuật trong thương mại, thuận tiện cho việc thâm nhập các thị trường mới.

Đào tạo ISO 9001 và 5S tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp lái xe Phú Ninh

Đào tạo hướng dẫn áp dụng ISO 9001 và 5S là nền tảng quan trọng cho sự phát triển của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp lái xe Phú Ninh.

ISOCERT đánh giá ISO 9001 tại Công ty CP Đức Việt 568 - Hải Dương

Đánh giá ISO 9001 xác định Công Ty CP Đức Việt 568 đã áp dụng và tuân thủ theo các yêu cầu của ISO 9001 để xét cấp Giấy chứng nhận ISO 9001.

ISOCERT tham dự Hội nghị Phát triển Bền vững 2024 cùng Forbes Việt Nam

ISOCERT đã trao đổi cùng các chuyên gia và doanh nghiệp trong Hội nghị Phát triển Bền vững 2024 do Forbes Việt Nam tổ chức với chủ để “Nền kinh tế mới”.

ISOCERT đánh giá ISO 9001 Công ty Khoa học Kỹ thuật Môi trường Đông Nam Á

ISOCERT vừa hoàn thành đợt đánh giá Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001 tại Công ty Khoa học Kỹ thuật Môi trường Đông Nam Á.

Tin tức và Sự kiện liên quan

ISOCERT đánh giá ISO 9001 Công ty Khoa học Kỹ thuật Môi trường Đông Nam Á

ISOCERT vừa hoàn thành đợt đánh giá Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001 tại Công ty Khoa học Kỹ thuật Môi trường Đông Nam Á.

ISOCERT đánh giá ISO 9001 tại Công Ty Cơ Khí Bách Tùng

Chuyên gia ISOCERT đã có mặt tại Đà Nẵng thực hiện đánh giá tuân thủ Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 của Công ty Cơ khí Bách Tùng.

ISOCERT trao chứng nhận ISO 9001 và ISO 14001 cho InterLOG và WR1

SOCERT đồng thời trao chứng nhận cho Công ty CP Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế (Interlog) và Chi nhánh Công ty CP Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế (WR1).

ISOCERT Đánh Giá Hệ thống Quản lý Chất Lượng ISO 9001 Tại Giao Hàng Tiết Kiệm

ISOCERT đánh giá ISO 9001 Giao hàng tiết kiệm. Duy trì Hệ thống Quản lý Chất lượng và có chứng nhận ISO 9001 giúp GHTK đạt được danh hiệu Thương hiệu Việt Nam 2022.

ISOCERT Đào Tạo Nhận Thức ISO/IEC 27001 Tại GENESTORY

GeneStory đã lựa chọn ISOCERT thực hiện đào tạo Hệ thống Quản lý An toàn Thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001 để nâng cao nhận thức của nhân viên công ty về an toàn bảo mật thông tin.

0976.389.199
scrollTop
zalo
0976.389.199 Gọi chuyên gia Zalo