Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm là gì? Giải pháp

Tổng quan

Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay

Có thể nhìn nhận một vấn đề là thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đang ở mức “báo động đỏ”, ngày càng gia tăng và trở thành vấn đề nhức nhối khi chưa có hướng giải quyết triệt để. Vấn nạn “thực phẩm bẩn”, thực phẩm không đảm bảo “chất lượng” hay hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng và rất khó khăn trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh.

Theo tài liệu của Cục Quản lý chất lượng vệ sinh ATTP, số lượng các vụ ngộ độc thực phẩm cũng như số người bị nhiễm độc thực phẩm ngày một tăng, đặc biệt là các trường hợp mắc bệnh nhiễm trùng bởi thực phẩm. Số liệu thống kê cho biết, trên địa bàn cả nước, các vụ ngộ độc thực phẩm vẫn đang diễn biến phức tạp và có nhiều người tử vong… Tuy nhiên, theo báo cáo của các ngành chức năng, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ, được các cấp, ban lãnh đạo quan tâm và xem đây là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Việc Nhà nước ban hành Luật An toàn thực phẩm và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã nâng cao vai trò quản lý của nhà nước từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là vai trò của UBND các cấp. Qua đó cho thấy, công tác quản lý nhà nước về ATTP được chú trọng hơn; các kiến thức, sự hiểu biết của người dân về vấn đề bảo vệ sức khỏe cũng được nâng lên; các nhà sản xuất, kinh doanh cũng hiểu rõ hơn về trách nhiệm của mình trong việc tuân thủ các điều kiện bảo đảm ATTP đối với các sản phẩm mà mình cung cấp.

Từ đó có thể thấy, chưa bao giờ sự lo ngại trước vấn đề vệ sinh ATTP lại nóng bỏng và được rất nhiều người quan tâm như hiện nay.

Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của người tiêu dùng. Vậy những nguyên nhân đó là gì?

Đối với những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như rau, củ, trái cây thì việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm đến từ việc sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình trồng trọt của người nông dân.

Còn đối với những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật thì hiện nay có rất nhiều người sử dụng thức ăn cho động vật, gia súc hay gia cầm là những thức ăn công nghiệp. Mà trong đó có chứa rất nhiều hàm lượng chất kháng sinh, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Không những thế, môi trường nuôi trồng cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, ví dụ như quá gần với những nhà máy, xí nghiệp lớn, môi trường có nhiều tác động ô nhiễm… sẽ có thể bị ảnh hưởng bởi khói bụi, không khí hay ô nhiễm nguồn nước từ đó mà gây nên việc ô nhiễm nguồn thực phẩm chăn nuôi, trồng trọt.

Đặc biệt, nhắc đến nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm không thể không kể đến quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm. Đây là một trong những giai đoạn nếu thực hiện không đúng quy định, không có những giải pháp thích hợp thì rất dễ dẫn đến mất an toàn vệ sinh thực hiện, khiến cho thực phẩm nhanh ôi thiu và hư hỏng… tác động trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Bởi, khi chúng ta ăn phải những loại thực phẩm mất vệ sinh an toàn thực phẩm thì sẽ dẫn đến nguy cơ rất là bị ngộ độc thực phẩm và hậu quả của việc này hết sức nghiêm trọng cho bản thân cũng như gia đình bạn.

Hậu quả của việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm

Đối với sức khỏe của con người

Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời thực phẩm cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo an toàn vệ sinh. Vì vậy, hông có thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh.

Đối với sức khỏe con người, nếu chúng ta ăn phải những thực phẩm bị mất vệ sinh thì mang lại hậu quả rất lớn bởi nó có thể gây ra cho người ăn phải rất nhiều loại bệnh nguy hiểm. Nếu mức độ nhiễm độc cao có thể dẫn đến có các loại bệnh như ung thư, vô sinh, sinh quái thai hay rối loạn các chức năng của cơ thể,...

Ở cấp độ nhẹ hơn thì có thể là các triệu chứng như rối loạn hệ tiêu hóa, co giật thần kinh nhẹ, rối loạn cấp tính có thể tự chữa khỏi hoặc tự khỏi được. Tuy nhiên, nếu thấy cơ thể có những biểu hiện của việc ngộ độc thực phẩm thì hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và chữa bệnh trước khi xảy ra những trường hợp nghiêm trọng hơn.

Đối với nền kinh tế, xã hội

Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng và thiết thực trong đời sống xã hội hiện nay, đặc biệt là đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Bạn thử nghĩ xem, nếu một người bị ngộ độc thực phẩm, sẽ ảnh hưởng đến thời gian và tiền bạc không chỉ của người đó mà còn ảnh hưởng đến cả những người thân và những người sống xung quanh họ. Bên cạnh đó, những tổn thất về mặt tinh thần mà họ và người thân phải chịu cũng không nhỏ, mà điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến năng suất làm việc của họ, từ đó mà ảnh hưởng đến công ty, nơi mà họ làm việc. Cứ như thế mà việc này có tính ảnh hưởng lan truyền.

Đồng thời, một nước được xem là phát triển khi nền nền công nghiệp sản xuất thực phẩm của họ cũng phát triển. Chính vì thế, nếu thực phẩm bị đánh giá là mất vệ sinh an toàn thực phẩm thì sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế của một quốc gia.

Một số giải pháp hạn chế việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm

Về phía người tiêu dùng

Người tiêu dùng là những người trực tiếp sử dụng thực phẩm. Vì vậy, để khắc phục việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm tốt nhất thì họ chính là những thành phần quan trọng quyết định.

Lựa chọn thực phẩm:

  • Để đảm bảo vấn đề vệ sinh ATTP, người tiêu dùng nền lựa chọn cho mình những thực phẩm sạch và tránh xa những thực phẩm bẩn, hàng giả, hàng nhái và kém chất lượng trên thị trường
  • Thực phẩm như thịt, cá hay rau củ cần tươi sống và không bị biến đổi màu sắc.
  • Các thực phẩm đông lạnh thì không được đóng mốc và không quá hạn sử dụng.
  • Đối với thực phẩm nhập khẩu thì cần xem rõ nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng sản phẩm.

Bảo quản và chế biến:

  • Trong khâu bảo quản và chế biến, chúng ta cần ăn chín, uống sôi để đảm bảo đúng nhất vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Còn nếu những thực phẩm đã bảo quản quá lâu thì không nên sử dụng để tránh trường hợp ngộ độc thực phẩm do ôi thiu, hư hỏng.

Về phía nhà sản xuất:

Nhà sản xuất cũng đóng một phần quan trọng để có những giải pháp khắc phục vệ sinh an toàn thực phẩm hiệu quả nhất. Đối với nhà sản xuất thì cần lưu ý đến những điểm sau:

  • Tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất và lưu hành sản phẩm đúng theo các tiêu chuẩn chất lượng đã công bố và được quy định.
  • Không sử dụng những chất cấm trong quá trình sản xuất và chế biến.
  • Tuân thủ các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất để tạo ra được sản phẩm chất lượng và an toàn nhất.
  • Phải có giấy chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nếu thuộc đối tượng bắt buộc phải có.

Về phía cơ quan quản lý:

Cơ quan quản lý nhà nước có quyền và nghĩa vụ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và xử lý những cơ sở vi phạm, cụ thể:

  • Cần ban hành luật và các văn bản pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm tra những cơ sở sản xuất trên thị trường. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ, xử phạt nghiêm minh đối với những cơ sở không tuân thủ quy định.
  • Cần tổ chức những buổi công bố chất lượng sản phẩm và kiểm tra nghiêm ngặt những buổi công bố này để đạt chất lượng tốt nhất.

Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình mình, mỗi một chúng ta cần tuân thủ theo 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm dưới đây:

  • Nguyên tắc 1: Chọn thực phẩm an toàn
  • Nguyên tắc 2: Nấu chín kỹ thức ăn
  • Nguyên tắc 3: Ăn ngay sau khi thức ăn vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong
  • Nguyên tắc 4: Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín
  • Nguyên tắc 5: Nấu lại thức ăn thật kỹ
  • Nguyên tắc 6: Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống
  • Nguyên tắc 7: Rửa tay sạch trước khi chế biến và trước khi ăn
  • Nguyên tắc 8: Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn
  • Nguyên tắc 9: Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác
  • Nguyên tắc 10: Sử dụng nguồn nước sạch an toàn

Để hiểu chi tiết hơn về 10 nguyên tắc này, bạn đọc có thể xem thêm TẠI ĐÂY!

Qua đó có thể thấy, việc đảm bảo VSATTP chỉ có thể được giải quyết tốt nhất nếu có sự chung tay, đồng lòng thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, từ cơ quan quản lý, người sản xuất cho đến người tiêu dùng với mục tiêu giữ gìn sức khoẻ cho thế hệ chúng ta hôm nay và cả thế hệ mai sau.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như những vấn đề liên quan. Hy vọng sẽ giúp cho bạn có thêm những kiến thức hữu ích để có thể chọn lựa đúng thực phẩm cho mình. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 0976.389.199 để được hỗ trợ và giải đáp chi tiết nhất!

 

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0
0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo