9 bước thực hiện và Chứng nhận ISO 14001 hiệu quả cho doanh nghiệp bạn

9 bước thực hiện và Chứng nhận ISO 14001 hiệu quả cho doanh nghiệp bạn

Đào Phương Linh 01/01/1970

Khái quát về ISO 14001

Trước khi tìm hiểu chi tiết về các bước thực hiện và chứng nhận ISO 14001 chúng ta cùng xem tiêu chuẩn ISO 14001 là gì? Tiêu chuẩn ISO 14001 là một tiêu chuẩn quốc tế dành riêng cho hệ thống quản lý môi trường cho mọi doanh nghiệp/ tổ chức. Đặc biệt là những doanh nghiệp/ tổ chức có mong muốn giải quyết các khía cạnh của môi trường có liên quan tới hoạt động sản xuất của mình. Cũng như thể hiện sự tuân thủ với quy định của pháp luật cùng các chính sách về môi trường khác.

Tiêu chuẩn ISO 14001 bao gồm những yêu cầu, nguyên tắc có tính định hướng giúp việc quản lý môi trường trong doanh nghiệp đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Có thể nói, đây là một công cụ đặc biệt hữu ích giúp doanh nghiệp cân bằng được giữa lợi ích kinh tế cùng lợi ích môi trường - xã hội, hướng tới sự thành công bền vững trong tương lai. 

Các bước thực hiện và chứng nhận ISO 14001

Chứng nhận ISO 14001 sẽ đem tới cho doanh nghiệp vô vàn các lợi ích. Từ khía cạnh quản lý, vận hành tới khía cạnh thương mại, tài chính,… Nhưng cần làm gì để đạt được chứng nhận ISO 14001? Dưới đây là các bước thực hiện và chứng nhận ISO 14001 cơ bản mà doanh nghiệp nên nắm rõ:  

Bước 1: Tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO 14001

Trong các bước thực hiện ISO 14001, việc tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO 14001 được coi là tiền đề để đảm bảo hệ thống quản lý môi trường được vận hành đúng hướng và đáp ứng được đúng những yêu cầu của ISO 14001. 

Các bước thực hiện và chứng nhận ISO 14001: bước 1

Tìm hiểu về ISO 45001

Bởi nếu như không hiểu rõ về tiêu chuẩn này, việc xây dựng và triển khai hệ thống quản lý môi trường sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, thậm chí là đi lệch khỏi quỹ đạo. Vừa làm lãng phí thời gian, công sức cùng chi phí của doanh nghiệp, vừa không đem lại hiệu quả như kỳ vọng. 

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp bạn đang hoặc có dự định tích hợp hệ thống quản lý ISO khác (ISO 9001, ISO 22000…), doanh nghiệp cũng nên tìm hiểu kỹ về các tiêu chuẩn ISO để đảm bảo việc tích hợp này là phù hợp và đạt được thành công. 

Bước 2: Thực hiện đánh giá môi trường ban đầu

Khi đã hiểu rõ về tiêu chuẩn ISO 14001, doanh nghiệp cần tiến hành phân tích, đánh giá hoạt động quản lý môi trường của mình ở thời điểm hiện tại. 

Các bước thực hiện và chứng nhận ISO 14001: bước 2

Đánh giá môi trường ban đầu

Bao gồm việc xác định bối cảnh của doanh nghiệp; các quy định, luật định hiện hành; các quy định cùng quy trình đang được áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh để kiểm soát các vấn đề về môi trường;… Sau đó, đánh giá kết quả đạt được từ các hoạt động này và so sánh mức độ phù hợp của chúng với những yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001

Việc làm này sẽ cho phép doanh nghiệp có một cái nhìn cơ bản về hoạt động quản lý môi trường của mình. Đánh giá được những điểm đã thực hiện tốt cùng những thiếu sót cần được cải thiện. Từ đó, dần hình thành được định hướng cùng kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 một cách phù hợp nhất. 

Bước 3: Lập kế hoạch ISO 14001

Tiếp theo đó, doanh nghiệp cần thiết lập kế hoạch cụ thể cho việc triển khai hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001. Kế hoạch ISO 14001 phải được ghi lại dưới dạng văn bản và phải được lãnh đạo cao nhất phê duyệt trước khi đưa vào thực hiện.

Các bước thực hiện và chứng nhận ISO 14001: bước 3

Thiết lập kế hoạch ISO 14001

Để đảm bảo kế hoạch triển khai ISO 14001 được lập ra là phù hợp và đạt được hiệu quả đề ra, doanh nghiệp cần lưu ý: 

  • Xác định rõ các quy định, luật định về môi trường tại địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động, của nhà nước, quốc tế cùng các tổ chức có thẩm quyền trong lĩnh vực môi trường. 
  • Xác định những khía cạnh về môi trường mà hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có thể tác động tới: môi trường đất, không khí, nguồn nước, rác thải, tài nguyên thiên nhiên,…
  • Xác định các mục tiêu về môi trường doanh nghiệp muốn đạt được, bao gồm cả các mục tiêu trong ngắn hạn và dài hạn.
  • Xác định phương pháp, quy trình để đạt được các mục tiêu về môi trường đã đề ra.
  • Xác định các nguồn lực cần thiết cho hệ thống quản lý môi trường. Đặc biệt là phân công cho các cá nhân, phòng ban phù hợp về năng lực để chịu trách nhiệm cho việc triển khai hệ thống quản lý chất lượng. 

Bước 4: Đào tạo nhận thức cho doanh nghiệp về ISO 14001

Đào tạo nhận thức về ISO 14001 là 1 bước rất quan trọng trong các bước thực hiện ISO 14001. Doanh nghiệp bạn cần phải thông tin cho toàn bộ cán bộ công nhân viên về kế hoạch ISO 14001. Đồng thời, tổ chức các khóa đào tạo nhận thức về tiêu chuẩn này. 

Các bước thực hiện và chứng nhận ISO 14001: bước 4

Đào tạo nhận thức về ISO 14001

Thông qua việc đào tạo, cần đảm bảo toàn thể cá nhân trong tổ chức không chỉ hiểu ISO 14001 về mặt lý thuyết, mà còn nắm được cách thức thực hiện ra sao trong công việc hàng ngày để hệ thống được vận hành một cách trơn tru, thuận lợi và đạt được mục tiêu đặt ra. 

Bước 5: Lập hồ sơ hệ thống quản lý môi trường ISO 14001

Việc xây dựng và duy trì một hệ thống hồ sơ, tài liệu ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường là một bước đặc biệt quan trọng trong các bước thực hiện và chứng nhận ISO 14001. Bởi nó giúp toàn bộ hệ thống hoạt động một cách nhất quán, được kiểm soát toàn diện. Là cơ sở để lãnh đạo ra quyết định phù hợp trước các thay đổi liên quan tới khía cạnh môi trường. 

Các bước thực hiện và chứng nhận ISO 14001: bước 5

Lập hồ sơ HTQL môi trường 

Các tài liệu, hồ sơ doanh nghiệp cần xây dựng bao gồm những quy trình, thủ tục, các hướng dẫn, biểu mẫu,… liên quan đến hoạt động vận hành, kiểm soát hệ thống quản lý môi trường. 

Doanh nghiệp cần đảm bảo hệ thống hồ sơ được xây dựng một cách đầy đủ, chính xác, được kiểm soát chặt chẽ và cải tiến khi phù hợp. Đồng thời, đảm bảo tính sẵn có cho các bên liên quan. 

Bước 6: Triển khai EMS và theo dõi

Doanh nghiệp tiến hành triển khai hoạt động quản lý môi trường theo các quy trình trong kế hoạch ISO 14001 được thiết lập trước đó. Việc triển khai cần phải được thực hiện bởi toàn bộ cá nhân cùng phòng ban trong doanh nghiệp. Đồng thời, phải được theo dõi, kiểm soát chặt chẽ và toàn diện.

Các bước thực hiện và chứng nhận ISO 14001: bước 6

Triển khai EMS

Khi có sự thay đổi (tiêu cực hoặc tích cực) trong các khía cạnh môi trường, doanh nghiệp phải có những hành động khắc phục, cải tiến kịp thời để duy trì được hiệu lực và hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường. 

Mọi thay đổi trong quy trình cần được ghi chép lại rõ ràng, cụ thể và thông báo kịp thời tới các cá nhân hay bộ phận liên quan để đảm bảo sự nhất quán trong hệ thống. 

Bước 7: Thực hiện đánh giá nội bộ

Trong quá trình vận hành, doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá nội bộ để có thể nhìn lại mọi quy trình, hoạt động một cách tổng quan nhất. Nội dung cùng kết quả của những cuộc đánh giá này cần được ghi chép và lưu trữ dưới dạng hồ sơ để phục vụ cho việc đánh giá chứng nhận về sau. 

Các bước thực hiện và chứng nhận ISO 14001: bước 7

Đánh giá nội bộ ISO 14001

Một số nội dung doanh nghiệp cần phải thực hiện đánh giá bao gồm: 

  • Mức độ hoàn thành so với các mục tiêu đã đặt ra.
  • Mức độ tuân thủ các vấn đề về môi trường được quy định bởi pháp luật hoặc theo yêu cầu của các bên liên quan. 
  • Những sự không phù hợp đang diễn ra trong hệ thống. Nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của sự không phù hợp đó.
  • Các hành động khắc phục sự không phù hợp cùng kết quả của các hành động đó.
  • Xây dựng hồ sơ ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường.

Các cuộc đánh giá này sẽ giúp doanh nghiệp nhìn được hệ thống đang hoạt động hiệu quả hay kém hiệu quả ở khía cạnh nào. Từ đó, đưa ra các cải tiến, thay đổi phù hợp để tối ưu hiệu quả của hệ thống. 

Bước 8: Đánh giá xem xét và chứng nhận hệ thống quản lý môi trường

Doanh nghiệp lựa chọn tổ chức chứng nhận sự phù hợp và đăng ký chứng nhận ISO 14001 với tổ chức đó. Nếu như các bước thực hiện ISO 14001 trên đã hoàn thiện nhưng đến bước này doanh nghiệp không lựa chọn đúng tổ chức chứng nhận có năng lực thì sẽ lãng phí thời gian và công sức xây dựng. Doanh nghiệp nên lưu ý lựa chọn những đơn vị có uy tín, được cấp phép hoạt động bởi cơ quan quản lý nhà nước. 

Các bước thực hiện và chứng nhận ISO 14001: bước 8

Xem xét và chứng nhận hệ thống quản lý môi trường

Sau khi tiếp nhận bản đăng ký, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp. Căn cứ vào kết quả đánh giá, doanh nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ ISO 14001 hoặc khắc phục các điểm chưa phù hợp trong hệ thống để đạt được chứng nhận. 

Bước 9: Duy trì chứng nhận ISO 14001

Sau khi được cấp chứng nhận ISO 14001, doanh nghiệp cần duy trì hiệu lực hệ thống quản lý môi trường thông qua việc thực hiện, đánh giá và cải tiến các quy trình trong hệ thống một cách thường xuyên và phù hợp. 

Các bước thực hiện và chứng nhận ISO 14001: bước 9

Duy trì chứng nhận ISO 14001

Việc làm này không chỉ nhằm mục đích duy trì giá trị của chứng chỉ ISO 14001 trong thời gian còn hiệu lực (tối đa 3 năm). Mà còn để đảm bảo hệ thống quản lý môi trường được vận hành có hiệu quả, giảm thiểu được tối đa các ảnh hưởng của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp tới môi trường cùng tài nguyên thiên nhiên.

Một số lưu ý khi thực hiện và chứng nhận ISO 14001

Khi áp dụng các bước thực hiện đánh giá chứng nhận ISO 14001, doanh nghiệp bạn nên lưu ý tới một số yếu tố sau đây: 

  • Đảm bảo có sự tham gia cùng cam kết từ lãnh đạo cao nhất.
  • Thúc đẩy sự tham gia của mọi cá nhân trong tổ chức.
  • Khi xây dựng kế hoạch cùng các quy trình cần căn cứ vào thực tế của doanh nghiệp. 
  • Đảm bảo thông tin được truyền đạt đầy đủ cho cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. 
  • Cải tiến liên tục để hệ thống quản lý môi trường luôn đạt hiệu quả tối ưu. 
  • Thời gian xây dựng hệ thống quản lý môi trường và được cấp giấy chứng nhận ISO 14001 ở mỗi doanh nghiệp là không giống nhau tùy thuộc vào quy mô, lĩnh vực hoạt động cùng khả năng và nguồn lực sẵn có.

Một số lưu ý khi thực hiện và chứng nhận ISO 14001

Lưu ý khi thực hiện ISO 14001

Đặc biệt, đừng chỉ triển khai hệ thống quản lý môi trường chỉ vì mục đích tuân thủ pháp luật. Mà hãy hướng tới những mục tiêu có ý nghĩa hơn. Bởi với ISO 14001:2018, doanh nghiệp không chỉ cải thiện được năng suất cùng lợi nhuận. Mà còn có thể giảm thiểu sự lãng phí cùng tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Đây chính là tiền để để hướng tới sự phát triển bền vững và dài lâu cho bản thân doanh nghiệp cũng như toàn xã hội.

Lời kết

Thông tin của chúng tôi chia sẻ trong bài viết này khá chi tiết. Nhưng chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể bỏ thời gian của mình và đọc hết những thông tin này cũng như nội dung bài viết có mang lại cho doanh nghiệp bạn nhiều giá trị trong việc thực hiện và chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 14001 hiện tại hoặc sau này.

Áp dụng 9 bước triển khai ở trên kết hợp với việc tìm hiểu chi tiết tiêu chuẩn ISO 14001 về môi trường, sau đó đăng ký chứng nhận ISO 14001 ở một trong các tổ chức chứng nhận uy tín như ISOCERT để thấy được hiệu quả.

Đến đây bạn đã tìm được câu trả lời cho các bước thực hiện và chứng nhận ISO 14001 như thế nào rồi chứ? Nếu doanh nghiệp bạn còn gặp khó khăn trong việc đạt được chứng nhận ISO 14001, hãy để dịch vụ chứng nhận ISO 14001 của ISOCERT giúp bạn giải đáp những khó khăn.

Mọi thắc mắc liên quan tới chứng nhận ISO 14001, doanh nghiệp có thể liên hệ với ISOCERT qua hotline 0976389199 để được hỗ trợ kỹ lưỡng nhất. 

Tham khảo thêm các dịch vụ mà ISOCERT cung cấp:

Bài viết liên quan

Trao Chứng Chỉ Chuyên Gia Đánh Giá Nội Bộ Và Bộ 3 Chứng Nhận Tại Nhà Máy Thuốc Lá KhaToCo Khánh Hòa

Việc đạt được chứng chỉ chuyên gia đánh giá nội bộ và bộ 3 chứng chỉ ISO chứng tỏ quyết tâm của Nhà máy Thuốc lá Khatoco Khánh Hòa trong việc nâng cao chất lượng hệ thống quản lý và hướng tới phát triển bền vững

Đào Tạo ISO 45001 Cho Lãnh Đạo Các Chi Nhánh Tại Cty Điện Lực Cà Mau

Đào tạo ISO 45001 giúp cho Công ty Điện lực Cà Mau đảm bảo an toàn lao động, xác định các mối nguy hiểm và có những biện pháp kiểm soát rủi ro, giảm thiểu tai nạn, bệnh tật và sự cố

Đào Tạo ISO 22000 Cho Cty CP Chăn Nuôi C.P. VN - Chi nhánh NM 3 Hà Nội

Đào tạo ISO 22000 tạo nền tảng vững chắc cho Cty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam cải tiến chất lượng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, từ đó nâng cao uy tín của Doanh nghiệp và sự hài lòng của khách hàng.

Đánh Giá ISO 9001 Và ISO 14001 Tại Cty CP SX Và XNK Bao Bì

Đánh giá ISO 9001 và 14001 là nền tảng giúp cho Cty CP Sản xuất và Xuất nhập khẩu Bao bì cải tiến hệ thống quản lý chất lượng và quản lý hiệu quả rủi ro môi trường

Đánh Giá ISO 9001 Tại Chi Nhánh Hải Phòng - Công Ty TNHH Công Nghệ MG

Công Ty TNHH Công nghệ MG thực hiện đánh giá ISO 9001 tại chi nhánh Hải Phòng với mục tiêu nâng cao chất lượng Hệ thống quản lý, nâng cao sự hài lòng của khách hàng và uy tín của Doanh nghiệp

Tin tức và Sự kiện liên quan

Tổng Kết Chương Trình Đào Tạo Năng Lực Quản Lý Trong Ngành Sản Xuất

Chương trình đào tạo năng lực quản lý trong ngành sản xuất do ISOCERT tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia và hưởng ứng của hơn 100 anh/chị quản lý của các doanh nghiệp

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001:2015 Tại Công Ty Cổ Phần Phụ Gia PVC Xanh

Buổi đánh giá giúp Công ty CP Phụ Gia PVC Xanh thiết lập hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, xây dựng nền tảng cho việc đạt chứng nhận sau này

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001 Tại Công Ty Cổ Phần Starpoly

Thực hiện đánh giá ISO 9001 là bước tiến quan trọng, giúp Công ty Cổ phần Starpoly thành công hơn trong tương lai

Thông báo chuyển đổi ISO 22003-1:2022, thay thế ISO/TS 22003:2013

Chuyển đổi từ tiêu chuẩn ISO/TS 22003:2013 sang ISO 22003-1:2023 sẽ có tác động đến khách hàng làm chứng nhận ISO 22000, HACCP

Những điều cần lưu ý đối với khách hàng được chứng nhận ISO của ISOCERT

Thông báo về hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận trong văn bản tài liệu, quảng bá, bao bì sản phẩm; Đánh giá giám sát và duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận.

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

Bài viết liên quan

Trao Chứng Chỉ Chuyên Gia Đánh Giá Nội Bộ Và Bộ 3 Chứng Nhận Tại Nhà Máy Thuốc Lá KhaToCo Khánh Hòa

Việc đạt được chứng chỉ chuyên gia đánh giá nội bộ và bộ 3 chứng chỉ ISO chứng tỏ quyết tâm của Nhà máy Thuốc lá Khatoco Khánh Hòa trong việc nâng cao chất lượng hệ thống quản lý và hướng tới phát triển bền vững

Đào Tạo ISO 45001 Cho Lãnh Đạo Các Chi Nhánh Tại Cty Điện Lực Cà Mau

Đào tạo ISO 45001 giúp cho Công ty Điện lực Cà Mau đảm bảo an toàn lao động, xác định các mối nguy hiểm và có những biện pháp kiểm soát rủi ro, giảm thiểu tai nạn, bệnh tật và sự cố

Đào Tạo ISO 22000 Cho Cty CP Chăn Nuôi C.P. VN - Chi nhánh NM 3 Hà Nội

Đào tạo ISO 22000 tạo nền tảng vững chắc cho Cty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam cải tiến chất lượng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, từ đó nâng cao uy tín của Doanh nghiệp và sự hài lòng của khách hàng.

Đánh Giá ISO 9001 Và ISO 14001 Tại Cty CP SX Và XNK Bao Bì

Đánh giá ISO 9001 và 14001 là nền tảng giúp cho Cty CP Sản xuất và Xuất nhập khẩu Bao bì cải tiến hệ thống quản lý chất lượng và quản lý hiệu quả rủi ro môi trường

Đánh Giá ISO 9001 Tại Chi Nhánh Hải Phòng - Công Ty TNHH Công Nghệ MG

Công Ty TNHH Công nghệ MG thực hiện đánh giá ISO 9001 tại chi nhánh Hải Phòng với mục tiêu nâng cao chất lượng Hệ thống quản lý, nâng cao sự hài lòng của khách hàng và uy tín của Doanh nghiệp

Tin tức và Sự kiện liên quan

Tổng Kết Chương Trình Đào Tạo Năng Lực Quản Lý Trong Ngành Sản Xuất

Chương trình đào tạo năng lực quản lý trong ngành sản xuất do ISOCERT tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia và hưởng ứng của hơn 100 anh/chị quản lý của các doanh nghiệp

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001:2015 Tại Công Ty Cổ Phần Phụ Gia PVC Xanh

Buổi đánh giá giúp Công ty CP Phụ Gia PVC Xanh thiết lập hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, xây dựng nền tảng cho việc đạt chứng nhận sau này

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001 Tại Công Ty Cổ Phần Starpoly

Thực hiện đánh giá ISO 9001 là bước tiến quan trọng, giúp Công ty Cổ phần Starpoly thành công hơn trong tương lai

Thông báo chuyển đổi ISO 22003-1:2022, thay thế ISO/TS 22003:2013

Chuyển đổi từ tiêu chuẩn ISO/TS 22003:2013 sang ISO 22003-1:2023 sẽ có tác động đến khách hàng làm chứng nhận ISO 22000, HACCP

Những điều cần lưu ý đối với khách hàng được chứng nhận ISO của ISOCERT

Thông báo về hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận trong văn bản tài liệu, quảng bá, bao bì sản phẩm; Đánh giá giám sát và duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận.

0
0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo