Xi măng được định nghĩa là một chất kết dính thủy lực. Tức là xi măng khi ở điều kiện bình thường sẽ có dạng bột mịn. Nhưng một khi tiếp xúc với nước, hỗn hợp này sẽ trở thành dạng hồ dẻo, sau đó ninh kết rồi hóa cứng. Kết quả cuối cùng sẽ là một loại vật liệu cứng như đá.
Với đặc tính là độ bền cao cùng khả năng chịu lực tốt, xi măng được biết đến như là một loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng. Chúng có thể được dùng để sản xuất bê tông hay vữa. Ngoài ra, với tính kết dính cao, khả năng làm mịn tốt và bền lâu, xi măng cũng được dùng để bao phủ và tạo độ mịn cho bề mặt.
Chứng nhận hợp quy xi măng là việc sản phẩm xi măng được đánh giá, xác nhận mức độ phù hợp về mặt chỉ tiêu, thông số kỹ thuật so với những quy chuẩn kỹ thuật được quy định.
Trong đó, quy chuẩn được sử dụng để đánh giá, chứng nhận hợp quy xi măng là QCVN 16:2019/BXD. Đây là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia dành cho sản phẩm/hàng hóa vật liệu xây dựng được ban hành vào 31/12/2019 và chính thức có hiệu lực từ 01/07/2020.
Hoạt động chứng nhận hợp quy sẽ được thực hiện bởi những tổ chức chứng nhận đã được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận và được thừa nhận/chỉ định thực hiện đánh giá sự phù hợp bởi Bộ Xây dựng.
Việc chứng nhận hợp quy cho sản phẩm xi măng được thực hiện căn cứ vào những điều sau:
Ngoài ra, một số tài liệu viện dẫn không thể thiếu trong hoạt động chứng nhận hợp quy xi măng phải kể đến như:
Tài liệu viện dẫn |
Nội dung |
TCVN 2682:2009 |
Xi măng pooclăng - Yêu cầu kỹ thuật |
TCVN 6260:2009 |
Xi măng pooclăng hỗn hợp - Yêu cầu kỹ thuật |
TCVN 6067:2018 |
Xi măng pooclăng bền sulfat - Yêu cầu kỹ thuật |
TCVN 7711:2013 |
Xi măng pooclăng hỗn hợp bền sulfat |
TCVN 7713:2007 |
Xi măng - Xác định sự thay đổi chiều dài thanh vữa trong dung dịch sulfat |
TCVN 141:2008 |
Xi măng pooclăng - Phương pháp phân tích hóa học |
TCVN 6016:2011 |
Xi măng - Phương pháp thử - Xác định cường độ |
TCVN 8877:2011 |
Xi măng - Phương pháp thử - Xác định độ nở autoclave |
TCVN 6017:2015 |
Xi măng - Phương pháp thử - Xác định thời gian đông kết và độ ổn định thể tích |
TCVN 6882:2016 |
Phụ gia khoáng cho xi măng |
TCVN 9807:2013 |
Thạch cao dùng để sản xuất xi măng |
TCVN 11833:2017 |
Thạch cao phospho dùng để sản xuất xi măng |
TCVN 4315:2007 |
Xỉ hạt lò cao để sản xuất xi măng |
Việc QCVN 16:2019/BXD được ban hành thay thế cho QCVN 16:2017/BXD với nhiều sự điều chỉnh, thay đổi khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn không biết liệu sản phẩm của mình có thuộc diện phải chứng nhận hợp quy hay không.
Theo đó, QCVN 16:2019/BXD quy định việc chứng nhận hợp quy sẽ được áp dụng với các loại xi măng (và phụ gia cho xi măng) sau đây:
TT |
Tên sản phẩm |
Mã hàng hóa xuất nhập khẩu (HS) |
1 |
Xi măng pooclăng |
2523.29.90 |
2 |
Xi măng pooclăng hỗn hợp |
|
3 |
Xi măng pooclăng bền sulfat |
|
4 |
Xi măng pooclăng hỗn hợp bền sulfat |
|
5 |
Thạch cao phospho dùng để sản xuất xi măng |
2520.10.00 |
6 |
Xỉ hạt lò cao dùng để sản xuất xi măng |
2618.00.00 |
7 |
Tro bay dùng cho xi măng |
2621.90.00 |
Lưu ý
Một số sản phẩm xi măng sẽ không được chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2019/BXD nếu thuộc những trường hợp sau:
Mọi doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh hay nhập khẩu và sử dụng xi măng tại thị trường Việt Nam đều phải thực hiện chứng nhận hợp quy cho sản phẩm này bởi:
QCVN 16:2019/BXD quy định các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hay nhập khẩu những sản phẩm/hàng hóa vật liệu xây dựng nhóm 2, trong đó có xi măng để được lưu thông trên thị trường cần phải có giấy chứng nhận hợp quy và thực hiện công bố hợp quy cho sản phẩm này.
Do đó, có thể khẳng định chứng nhận hợp quy là một thủ tục bắt buộc. Hay nói cách khác, đây là điều kiện tiên quyết không thể thiếu để sản phẩm xi măng của doanh nghiệp được tiêu thụ và sử dụng một cách hợp pháp vào các công trình xây dựng thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Chứng nhận hợp quy xi măng không chỉ là nghĩa vụ mà các doanh nghiệp phải tuân thủ mà việc làm này còn đem lại vô vàn lợi ích tới cho doanh nghiệp như:
Khi thực hiện chứng nhận hợp quy cho sản phẩm xi măng, doanh nghiệp cần chú ý tới những điều sau đây:
Theo QCVN 16:2019/BXD, hoạt động đánh giá sự phù hợp cho sản phẩm xi măng có thể được thực hiện theo phương thức 1, 5 và 7 được quy định tại Điều 5 của Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.
Trong đó, phương thức 5 cùng phương thức 7 là hai phương thức được sử dụng phổ biến nhất. Cụ thể về hai phương thức này sẽ được trình bày tại bảng dưới đây:
Phương thức 5 |
Phương thức 7 |
|
Đối tượng áp dụng |
Sản phẩm xi măng được sản xuất tại các cơ sở trong nước. |
Lô sản phẩm xi măng được nhập khẩu vào Việt Nam |
Cách thức thực hiện |
- Đánh giá dựa trên thử nghiệm mẫu xi măng điển hình + đánh giá quá trình sản xuất. - Giám sát dựa trên kết quả thử nghiệm mẫu xi măng được lấy ở cơ sở sản xuất(hoặc trên thị trường) + đánh giá quá trình sản xuất. |
Đánh giá dựa trên việc thử nghiệm mẫu xi măng được lấy tại lô hàng cần chứng nhận + đánh giá theo từng lô sản phẩm. |
Hiệu lực giấy chứng nhận hợp quy |
Tối đa 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận hợp quy trong điều kiện sản phẩm xi măng được được đánh giá/giám sát định kỳ ít nhất 1 lần mỗi năm. |
Hiệu lực chỉ có giá trị đối với lô sản phẩm xi măng được đánh giá và thử nghiệm. |
Để đạt được giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm xi măng, doanh nghiệp cần phải đăng ký chứng nhận hợp quy tại các tổ chức chứng nhận có thẩm quyền (như ISOCERT). Khi đăng ký, doanh nghiệp cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau đây:
Hoạt động chứng nhận hợp quy xi măng sẽ được diễn ra theo trình tự như sau:
Bước 1: Đăng ký dịch vụ chứng nhận hợp quy tại ISOCERT.
Bước 2: Ký kết hợp đồng và lên kế hoạch đánh giá
Bước 3: Đánh giá sơ bộ nếu cần
Bước 4: Lấy mẫu xi măng thử nghiệm và đánh giá quy trình sản xuất (đánh giá lần 2)
Bước 5: Thẩm xét hồ sơ của doanh nghiệp
Bước 6: Cấp giấy chứng nhận hợp quy và dấu hợp quy cho sản phẩm xi măng
Bước 7: Đánh giá và giám sát định kỳ mỗi năm 1 lần.
Bước 8: Doanh nghiệp có thể đăng ký tái chứng nhận (nên thực hiện trước 2 tháng khi giấy chứng nhận hết hiệu lực).
Sau khi đạt được chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp sẽ cần công bố hợp quy cho sản phẩm xi măng. Đây là một thủ tục mà trong đó, doanh nghiệp sẽ tự công bố sản phẩm xi măng của mình có các chỉ tiêu kỹ thuật phù hợp với những quy chuẩn được QCVN 16:2019/BXD quy định. Cũng giống như chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy cũng là thủ tục mang tính chất bắt buộc.
Để công bố hợp quy xi măng, doanh nghiệp sẽ cần thực hiện đánh giá sự phù hợp của sản phẩm xi măng và đăng ký công bố hợp quy xi măng với Sở Xây dựng của tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp hoạt động. Cụ thể:
Bước 1: Đánh giá hợp quy xi măng theo QCVN 16:2019/BXD
Hoạt động đánh giá sự phù hợp cho xi măng theo QCVN 16:2019/BXD có thể được thực hiện bởi bên thứ nhất (bản thân doanh nghiệp). Hoặc bên thứ ba (tổ chức chứng nhận hợp quy có thẩm quyền - như ISOCERT).
Trường hợp tổ chức chứng nhận là đơn vị nước ngoài thì cần phải đảm bảo tổ chức đó được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận đúng với quy định của pháp luật. Hoặc phải là tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thừa nhận và chỉ định.
Với xi măng sản xuất trong nước sẽ được đánh giá sự phù hợp theo phương thức 5. Còn với hàng nhập khẩu từ nước ngoài thì cần áp dụng phương thức 7. Kết quả đánh giá hợp quy xi măng sẽ được dùng làm cơ sở cho việc công bố hợp quy cho doanh nghiệp sau đó.
Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy xi măng tại Sở Xây dựng
Doanh nghiệp nộp đơn đăng ký công bố hợp quy xi măng cùng với hồ sơ đính kèm đến cơ quan chuyên ngành được chỉ định bởi Bộ quản lý ngành/ lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Với nhóm vật liệu xây dựng như xi măng, để được công bố hợp quy thì bắt buộc phải sử dụng đánh giá sự phù hợp của bên thứ ba. Do đó, khi nộp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy, doanh nghiệp sẽ cần phải chuẩn bị những tài liệu sau đây:
Doanh nghiệp có nhu cầu chứng nhận hợp quy xi măng có thể đăng ký tại Tổ chức chứng nhận và giám định quốc tế ISOCERT.
ISOCERT là đơn vị đã được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm/hàng hóa vật liệu xây dựng đúng quy định của Chính phủ theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.
Với đội ngũ chuyên gia đánh giá hàng đầu, dịch vụ chuyên nghiệp với mức chi phí tiết kiệm và hệ thống chi nhánh trải rộng, ISOCERT cam kết sẽ đem tới những giá trị tốt nhất cho khách hàng khi lựa chọn chứng nhận hợp quy cùng chúng tôi.
Nếu có thắc mắc hoặc cần được tư vấn về các vấn đề liên quan đến chứng nhận hợp quy xi măng cùng các vật liệu xây dựng khác theo QCVN 16:2019/BXD, hãy liên hệ ngay cho ISOCERT để được hỗ trợ tối đa và hưởng những dịch vụ chất lượng nhất.