
Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường là gì?
Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường là một loại Chứng thư có tính pháp lý được cấp bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dành cho những cơ sở công nghiệp nhằm mục đích xác định các chỉ tiêu môi trường mà những cơ sở này phải đảm bảo đạt được trong cả quá trình hoạt động do Nhà nước đặt ra.
Giấy chứng nhận này giúp ngăn chặn những hậu quả xấu với môi trường do quá trình sản xuất gây ra.

Căn cứ pháp lý
Cơ sở pháp lý của giấy chứng nhận môi trường có trong các văn bản luật liên quan sau đây:
- Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường của Chính phủ
- Thông tư 2781/TT/MTG ngày 3/12/1996 hướng dẫn cho các cơ sở công nghiệp thủ tục về cấp, gia hạn và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường
- Nghị định 121/2004/NĐ-CP ngày 18/5/20044 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Chính phủ

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận môi trường?
Cơ quan có thẩm quyền cũng là nơi nộp hồ sơ để xin giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường là:
- Bộ Tài nguyên Môi trường. Địa chỉ: 83 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
- Sở Tài nguyên và Môi trường.
Đây là các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho doanh nghiệp việc xin chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.

Đối tượng cần giấy chứng nhận môi trường
Những cơ sở hoạt động trong những lĩnh vực sau đây sẽ cần có giấy chứng nhận môi trường để đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam:
- Cơ sở thoát nước và xử lý nước thải (37)
- Cơ sở hoạt động thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải; tái chế phế liệu (38)
- Cơ sở xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác (39)
- Cơ sở công nghiệp chế biến, chế tạo (C)
- Cơ sở dịch vụ lưu trú và ăn uống (I)
Nếu doanh nghiệp bạn không phải là 1 trong những đối tượng cần giấy chứng nhận môi trường trên đây, cũng có thể doanh nghiệp bạn thuộc danh sách doanh nghiệp cần áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001. Cùng xem ngay nhé.

Lợi ích khi có chứng nhận đạt tiêu chuẩn về môi trường
Khi cơ sở có được giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn về môi trường cũng chính là cam kết về việc bảo vệ môi trường, sẽ có những lợi ích quan trọng sau đây:
- Đánh giá tiêu chuẩn môi trường giúp cho doanh nghiệp chứng minh được nghĩa vụ của mình trước pháp luật về việc bảo vệ môi trường. Giảm thiểu được những rủi ro liên quan đến pháp lý liên quan vấn đề môi trường.
- Với xu hướng sản xuất xanh, có được giấy chứng nhận này cũng giúp cho cơ sở có thêm nhiều đối tác, bạn hàng so với khi chưa có giấy chứng nhận bảo vệ môi trường.
- Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng đang chuyển sang xu hướng tiêu dùng xanh, nên sẽ ưu tiên những sản phẩm sản xuất ra mà vẫn bảo vệ được môi trường. Khách hàng sẽ tin dùng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp bạn khi chứng minh được yếu tố bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh.
Theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: Phạt từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Thủ tục, hồ sơ xin giấy chứng nhận bảo vệ môi trường
Giấy chứng nhận bảo vệ môi trường có rất nhiều lợi ích quan trọng đối với doanh nghiệp/ cơ sở. Vậy quy trình và thủ tục để xin giấy chứng nhận này có phức tạp không. Chúng ta cùng xem ngay dưới đây nhé.
Thủ tục xin cấp chứng nhận môi trường
Để xin chứng chỉ về bảo vệ môi trường chúng ta cần trải qua trình tự 5 bước. Cụ thể:
- Bước 1: Cơ sở nộp tới cơ quan quản lý Nhà nước phụ trách về bảo vệ môi trường hồ sơ xin giấy phép.
- Bước 2: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ môi trường tiếp nhận hồ sơ phải cấp giấy biên nhận cho cơ sở.
- Bước 3: Cơ quan Nhà nước về môi trường tiếp nhận hồ sơ trong vòng 30 ngày sẽ yêu cầu bổ sung và điều chỉnh hồ sơ.
- Bước 4: Kể từ ngày nhận được hồ sơ trong thời hạn 40 ngày, cơ quan Nhà nước về môi trường sẽ thẩm định hồ sơ và cấp cho cơ sở giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
Như vậy, thời hạn để trả lời hồ sơ sẽ là 40 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Lưu ý: Kể từ ngày nhận được hồ sơ trong vòng 40 ngày, nếu cơ quan Nhà nước về môi trường từ chối cấp giấy phép thì sẽ phải thông báo cho cho người nộp hồ sơ bằng văn bản, trong đó ghi rõ nguyên nhân.
Cơ sở phải thông báo cho cơ quan cấp giấy phép về môi trường biết trong trường hợp cơ sở có thay đổi chủ giấy phép.

Hồ sơ xin cấp chứng nhận môi trường
Khi đăng ký xin cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, cơ sở cần chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ sau:
- Đơn xin cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường
- Bản kê khai về hiện trạng môi trường của cơ sở
- Một trong 2 loại sau:
- Đối với các doanh nghiệp/ cơ sở phải thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cần có quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Đối với cơ sở phải lập bản kê khai các hoạt động sản xuất có ảnh hưởng đến môi trường phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ môi trường.
- Giấy của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ môi trường xác nhận kiểm soát ô nhiễm cấp cho cơ sở.

* Thời hạn:
- 5 năm đối với những cơ sở không sử dụng chất độc hại và chất phóng xạ.
- 3 năm với cơ sở có sử dụng chất độc hại và chất phóng xạ theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
MỘT SỐ THÔNG TIN BỔ SUNG
- Cơ quan thanh tra, kiểm tra là thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường
- Trường hợp có sự thay đổi chủ giấy phép của cơ sở cần phải thông báo cho cơ quan cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường được biết.
- Một số loại giấy phép về môi trường khác hiện nay: Giấy phép cam kết bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận phù hợp TCVN ISO 14001 theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP,... Mỗi giấy phép này sẽ tương ứng với đối tượng doanh nghiệp áp dụng cụ thể.
Trên đây là những thông tin chúng tôi chia sẻ về giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường. Hy vọng rằng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp.