Trước khi đi tìm hiểu danh mục của tài liệu ISO 22000 gồm những loại hồ sơ, tài liệu nào thì doanh nghiệp cần nắm rõ những thông tin cơ bản như sau:
Các tài liệu về ISO 22000 là một trong những điều kiện bắt buộc doanh nghiệp cần phải thực hiện khi muốn triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ATTP).
Cụ thể, tài liệu của tiêu chuẩn ISO 22000 bao gồm những thông tin được trình bày dưới dạng văn bản pháp quy (hoặc văn bản có tính pháp quy) về hệ thống quản lý ATTP được xây dựng theo các điều khoản trong tiêu chuẩn ISO 22000.
Thông thường, bộ tài liệu về ISO 22000 của một doanh nghiệp sẽ bao gồm những biểu mẫu, quy trình, hướng dẫn ATTP, chính sách, các SOP, danh sách kiểm tra, đánh giá,...
Các quy trình ISO 22000 sẽ đưa ra một trình tự cụ thể, rõ ràng giúp các doanh nghiệp vận hành và kiểm soát hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) của mình một cách hiệu quả. Vì vậy, việc tạo lập và lưu trữ các hồ sơ, tài liệu về quy trình ISO 22000 là vô cùng quan trọng. Cụ thể, các tài liệu về quy trình ISO 22000 bao gồm: Quy trình đánh giá rủi ro và cơ hội
Các quy trình được lập thành văn bản cũng sẽ đảm bảo rằng những người khác nhau thực hiện quy trình theo cùng một cách. Bạn sẽ không phải viết quy trình và đặt nó trên giá để thu thập bụi, bạn sẽ xây dựng một hệ thống nơi các quy trình và hướng dẫn công việc được lập thành văn bản sẽ trở thành một phần quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống của bạn.
Bên cạnh các tài liệu về quy trình ISO 22000 bắt buộc phải có thì doanh nghiệp cũng cần phải chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu về hệ thống quản lý ATTP, bao gồm:
Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 yêu cầu doanh nghiệp cần phải thiết kế và lập tài liệu cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Cụ thể, các thủ tục theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000 liên quan đến hệ thống tài liệu ISO 22000 bao gồm:
Có thể thấy được, để đạt chứng chỉ ISO 22000 thì doanh nghiệp sẽ cần phải chuẩn bị rất nhiều tài liệu về ISO 22000. Để giúp doanh nghiệp nắm rõ hơn về vấn đề này, ISOCERT sẽ tổng hợp những tài liệu cần xây dựng khi áp dụng ISO 22000 cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trong bảng dưới đây:
TT |
Tên tài liệu |
1 |
Chính sách an toàn thực phẩm |
2 |
Sổ tay an toàn thực phẩm |
3 |
Các kế hoạch HACCP |
4 |
Bối cảnh của doanh nghiệp/ tổ chức |
5 |
Nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm |
6 |
Các quy phạm vệ sinh - SSOP |
6.1 |
SSOP về Vệ sinh nhà xưởng |
6.2 |
SSOP về Kiểm soát nguồn nước |
6.3 |
SSOP về Vệ sinh bề mặt tiếp xúc |
6.4 |
SSOP về Ngăn ngừa nhiễm chéo |
6.5 |
SSOP về Vệ sinh cá nhân |
6.6 |
SSOP về Bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩn |
6.7 |
SSOP về Kiểm soát hóa chất phụ gia |
6.8 |
SSOP về Kiểm soát phương tiện & dụng cụ vệ sinh |
6.9 |
SSOP về Kiểm soát động vật gây hại |
6.10 |
SSOP về Kiểm soát chất thải |
7 |
Các quy trình thực hành sản xuất tốt - GMP |
7.1 |
GMP về Tiếp nguyên liệu |
7.2 |
GMP về Các quá trình sản xuất |
7.3 |
GMP về Lưu kho |
7.4 |
GMP về Đóng gói |
7.5 |
GMP về Giao hàng |
8 |
Các quy trình xây dựng và vận hành hệ thống quản lý ATTP |
8.1 |
Quy trình đánh giá rủi ro và cơ hội |
8.2 |
Quy trình quản lý sự thay đổi hệ thống an toàn thực phẩm |
8.3 |
Quy trình quản lý các yếu tố phát triển bên ngoài hệ thống quản lý an toàn thực phẩm |
8.4 |
Quy trình kiểm soát các quá trình, sản phẩm/ dịch vụ được cung cấp từ bên ngoài |
8.5 |
Hoạt định kiểm soát và điều hành |
8.6 |
Quy trình theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá |
8.7 |
Quy trình kiểm soát tài liệu & dữ liệu |
8.8 |
Quy trình kiểm soát hồ sơ |
8.9 |
Quy trình xem xét của lãnh đạo |
8.10 |
Quy trình tuyển dụng |
8.11 |
Quy trình đào tạo |
8.12 |
Quy trình quản lý thiết bị |
8.13 |
Quy trình xem xét hợp đồng |
8.14 |
Quy trình đánh giá nhà cung cấp |
8.15 |
Quy trình mua hàng |
8.16 |
Quy trình triển khai sản xuất |
8.17 |
Quy trình truy tìm nguồn gốc sản phẩm |
8.18 |
Quy trình thu hồi sản phẩm |
8.19 |
Quy trình kiểm soát thiết bị đo lường |
8.20 |
Quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp |
8.21 |
Quy trình xử lý khiếu nại khách hàng |
8.22 |
Quy trình đánh giá nội bộ |
8.23 |
Quy trình giao hàng |
8.24 |
Quy trình nhập xuất kho nguyên liệu và thành phẩm |
8.25 |
Quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp |
8.26 |
Quy trình hành động khắc phục và phòng ngừa |
8.27 |
Quy trình thẩm tra và thẩm định |
9 |
Những hướng dẫn mô tả công việc |
9.1 |
Các hướng dẫn công việc. |
9.2 |
Bảng mô tả công việc cho từng vị trí. |
9.3 |
Các tài liệu hướng dẫn khác. |
9.4 |
Hướng dẫn quản lý dịch vụ (Quản lý các nhà thầu như diệt côn trùng, sửa chữa máy móc, xử lý rác thải…). |
9.5 |
Hướng dẫn quản lý an ninh thực phẩm. |
9.6 |
Hướng dẫn quản lý ngăn ngừa gian lận thực phẩm. |
9.7 |
Hướng dẫn quản lý chất gây dị ứng trong thực phẩm. |
9.8 |
Hướng dẫn quản lý việc ghi nhãn. |
9.9 |
Các yêu cầu khác bổ sung của FSSC 22000. |
FSSC cũng là 1 tiêu chuẩn cung cấp nền tảng đảm bảo thương hiệu đáng tin cậy cho ngành hàng tiêu dùng. Bởi vì ISO 22000 tạo cơ sở cho ISO 22000 nên nhiều người hay nhầm lẫn giữa 2 tiêu chuẩn này. Bạn có thể theo dõi sự khác nhau giữa FSSC 9001 và ISO 22000 để hiểu rõ điểm khác biệt này.
Trên đây là danh mục tài liệu ISO 22000 mà doanh nghiệp nào cũng nên nắm rõ khi muốn được cấp chứng chỉ ISO 22000. Bạn có thể dễ dàng download tài liệu ISO 22000 trên internet để tìm hiểu chuyên sâu về tiêu chuẩn này. Hy vọng đây đã là những thông tin thực sự hữu ích để doanh nghiệp có thể xây dựng hệ thống tài liệu ISO 22000 thực sự phù hợp và giúp doanh nghiệp quản lý hệ thống ATTP hiệu quả hơn.
Mọi thắc mắc về tài liệu hay mọi vấn đề liên quan đến chứng nhận ISO 22000, doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với ISOCERT qua hotline 0976389199 để được đội ngũ chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ, tư vấn miễn phí trong thời gian sớm nhất.