8 Lưu ý cần biết khi làm chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy theo QCVN 16:2019/BXD

8 Lưu ý cần biết khi làm chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy theo QCVN 16:2019/BXD

Admin 24/01/2024

Ngày 12 tháng 10 năm 2020, Bộ xây dựng giải đáp vướng mắc, bất cập trong việc triển khai thực hiện QCVN 16:2019/BXD qua công văn Số: 4945/BXD-KHCN. Theo đó, các doanh nghiệp thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy theo QCVN 16:2019/BXD cần lưu ý 8 điều sau: 

Về việc cấp giấy chứng nhận hợp quy của các tổ chức chứng nhận khi QCVN 16:2019/BXD đã có hiệu lực thi hành

Các tổ chức được Bộ Xây dựng cấp quyết định chỉ định đánh giá sự phù hợp theo QCVN 16:2019/BXD cần thực hiện đúng theo các quy định hiện hành.

Kể từ 01/7/2020, các sản phẩm không còn thuộc danh mục trong QCVN 16:2019/BXD thì không cần duy trì giấy chứng nhận hợp quy.

Về tổ chức chứng nhận hợp quy, tổ chức thử nghiệm sản phẩm, hàng hóa VLXD được Bộ Xây dựng thừa nhận

Điều 26. Thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 quy định:

“1. Việc thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp giữa tổ chức, cá nhân tại Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài, vùng lãnh thổ do các bên tự thỏa thuận.

2. Việc thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp phục vụ quản lý nhà nước được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết”.

Hiện nay, chưa có tổ chức chứng nhận hợp quy, tổ chức thử nghiệm được Bộ Xây dựng thừa nhận. Khi có phát sinh về tổ chức được thừa nhận, Bộ Xây dựng sẽ đăng tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và phổ biến thông tin đến Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố.

Về việc thông quan hàng hóa VLXD thuộc QCVN 16:2019/BXD nhập khẩu

Cần căn cứ khoản 3, Điều 1, Nghị định 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 (bổ sung khoản 2b, 2c Điều 7 Nghị định 132/2008/NĐ-CP). Quy định đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định biện pháp công bố hợp quy.

Về xử lý chuyển tiếp đối với các trường hợp đã đánh giá chứng nhận phù hợp QCVN 16:2017/BXD theo phương thức 7

Để tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp VLXD, chấp thuận cho Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trong đó có Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa VLXD đã được cấp chứng nhận phù hợp QCVN 16:2014/BXD và QCVN 16:2017/BXD theo phương thức 7.

Về phương thức đánh giá sự phù hợp sản phẩm, hàng hóa VLXD theo QCVN 16:2019/BXD

Trong QCVN 16:2019/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019, Phương thức 5, Điều 3.1 Quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy có ghi “Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001". Điều này được hiểu cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài chỉ cần duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Bộ Xây dựng khuyến khích các đơn vị xây dựng, hoạt động và được cấp Giấy chứng nhận hệ thống quản lý ISO 9001.

Về tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy hàng hóa VLXD nhập khẩu được chứng nhận hợp quy theo phương thức 5

Đối với hồ sơ công bố hợp quy hàng hóa VLXD được chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 có hiệu lực 03 năm, đánh giá quá trình sản xuất tại nơi sản xuất ở nước ngoài, do doanh nghiệp tại Việt Nam nhập khẩu; trường hợp giấy chứng nhận hợp quy chỉ có tên đơn vị sản xuất và nơi sản xuất ở nước ngoài, không thể hiện thông tin doanh nghiệp nhập khẩu ở Việt Nam;

Doanh nghiệp nhập khẩu khi công bố hợp quy, phải nộp kèm theo các tài liệu sau để xác định mối liên hệ với doanh nghiệp sản xuất ở nước ngoài đã được cấp chứng nhận hợp quy:

Bản sao Hợp đồng, Danh mục hàng hóa (nếu có); bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn, hóa đơn, tờ khai hàng hóa nhập khẩu (nếu có); chứng chỉ chất lượng của nước xuất khẩu (giấy chứng nhận chất lượng, kết quả thử nghiệm) (nếu có); giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có), ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa có các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định); chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có).

Về việc các sản phẩm, hàng hóa VLXD của QCVN 16:2019/BXD khi lưu thông trên thị trường

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Doanh nghiệp đúng theo tinh thần của Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/1/2019, QCVN 16:2019/BXD đã đưa ra quy định đối với sản phẩm hàng hóa VLXD khi lưu thông trên thị trường, áp dụng phù hợp cho sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước và nhập khẩu, Điểm 1.4.3. Mục 1.4 của QCVN 16:2019/BXD quy định: “Các sản phẩm hàng hóa VLXD... khi lưu thông trên thị trường phải có giấy chứng nhận hợp quy, giấy công bố hợp quy và/hoặc thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy...”, như vậy:

+ Đối với hàng hóa nhập khẩu khi lưu thông trên thị trường cần có giấy chứng nhận hợp quy, giấy công bố hợp quy và thông báo kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa (mục 8.1 sau đây).

+ Đối với hàng hóa sản xuất trong nước khi lưu thông trên thị trường cần có giấy chứng nhận hợp quy, giấy công bố hợp quy và thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của Sở Xây dựng nơi tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh.

Về đối tượng thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy

QCVN 16:2019/BXD chỉ quy định bắt buộc người sản xuất và người nhập khẩu thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy.

Về việc đánh giá chất lượng một số sản phẩm, hàng hóa VLXD

Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước do cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa ban hành theo mẫu số 3 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018.

Căn cứ khoản 1, khoản 2, Điều 20, Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quy định:

“Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở địa phương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở địa phương tiến hành việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn quản lý theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực”.

Về sản phẩm, hàng hóa kính nổi

Kính nổi có màu không thuộc danh mục phải thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo QCVN 16:2019/BXD.

Về kiểm tra chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm, hàng hóa gạch gốm ốp lát có bề mặt trang trí không phẳng

Theo Bảng 1 và Phụ lục E của QCVN16:2019/BXD quy định kiểm tra 05 chỉ tiêu đối với gạch gốm ốp lát. Đối với gạch gốm ốp lát có bề mặt không phẳng, sẽ không thể có quy định là chỉ thử 03 chỉ tiêu do trong TCVN 6415:2016 không quy định.

Trên thực tế, tổ chức thử nghiệm sẽ xem xét đối với từng loại sản phẩm cụ thể để xác định là chỉ tiêu nào không thể kiểm tra được và có trách nhiệm với kết luận của mình.

Mặt khác, khi áp dụng đối với bề mặt gạch không phẳng sẽ không có căn cứ, cơ sở để xác định chính xác thế nào là “bề mặt không phẳng”.

Về yêu cầu kỹ thuật của tấm thạch cao

Tại thị trường Việt Nam hiện nay, tấm thạch cao có chiều dày từ 6,4 đến 25,4 mm và chưa có trường hợp nào có chiều dày nằm ngoài phạm vi này. Các tấm thạch cao quy định trong tiêu chuẩn ASTM C1396/C1396M-17 được phân loại theo mục đích sử dụng, cụ thể như: Tấm tường thạch cao, Tấm nền thạch cao chịu ẩm,... mà không có quy định cho loại Tấm thạch cao chịu ẩm.

Đối với các loại tấm thạch cao chịu ẩm có chiều dày 9,0 và 9,5 mm trên thị trường chủ yếu là Tấm thạch cao tường hoặc Tấm thạch cao trang trí và nhà sản xuất có cải tiến, bổ sung thêm tính năng chịu ẩm cho sản phẩm. Vì vậy, khi thực hiện công tác chứng nhận hợp quy cho 02 loại sản phẩm này sẽ đánh giá theo Tấm thạch cao tường hoặc Tấm thạch cao trang trí và sẽ không đánh giá độ hút nước như đối với Tấm nền thạch cao chịu ẩm.

Đối với tấm nền thạch cao chịu ẩm: nếu có chiều dày nằm ngoài phạm vi của tiêu chuẩn sẽ không đánh giá chất lượng vì không có cơ sở để thực hiện. 

Lấy mẫu, chứng nhận hợp quy đối với các loại ống và phụ tùng

Tại Khoản 7 Mục VI Bảng 1 - QCVN 16:2019/BXD có quy định về quy cách mẫu cho các loại ống. Trong đó, Mục 7.1 và Mục 7.2 có quy định về quy cách mẫu đối với cả ống và phụ tùng.

Đối với Mục 7.3, quy cách lấy mẫu tương tự tại Mục 7.1 và Mục 7.2.

Đối với Mục 7.4 và Mục 7.5, quy cách mẫu là như nhau và chỉ lấy mẫu đối với ống, không lấy mẫu đối với phụ tùng. (Quy cách mẫu như quy định tại Mục 7.4 - Bảng 1 - QCVN 16:2019/BXD)

Về đá bazan

Sản phẩm đá bazan không thuộc danh mục phải thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo QCVN 16:2019/BXD.

Trên đây là ý kiến của Bộ Xây dựng về một số kiến nghị của Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến QCVN 16:2017/BXD. Đề nghị Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Xây dựng các địa phương nghiên cứu, thực hiện.

Kết luận: Hy vọng với những thông tin trên phần nào giúp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng có thêm hiểu biết trong việc chứng nhận hợp quy sản phẩm vật liệu xây dựng. Nếu quý doanh nghiệp còn thắc mắc trong việc triển khai chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng vui lòng liên hệ hotline: 0976 389 199 để được giải đáp miễn phí. 

Có thể bạn chưa biết?

Ngày 24/07/2020 ISOCERT được bộ xây dựng chỉ định là tổ chức thử nghiệm/chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2019/BXD theo số: 962/QĐ-BXD.

Có nghĩa là ISOCERT được phép thực hiện việc thử nghiệm/chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng (theo danh mục tại phụ lục kèm theo) phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng, số hiệu QCVN 16:2019/BXD.  

Do đó, các doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn ISOCERT - tổ chức chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng uy tín cho doanh nghiệp mình.

Nếu doanh nghiệp bạn còn thắc mắc về chi phí thử nghiệm/chứng nhận liên lạc ngay 0976 389 199 để được tư vấn miễn phí. 

Bài viết liên quan

FSMS là gì? Định nghĩa và phân loại chi tiết

“FSMS là gì?” là câu hỏi hiện đang được nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm quan tâm. Bởi lẽ khi một doanh nghiệp thực phẩm tìm cách để đảm bảo sản phẩm thực phẩm an toàn sẽ bắt gặp thuật ngữ này khá nhiều lần. Trong bài viết sau đây ISOCERT sẽ cũng cấp những thông tin giải đáp cho doanh nghiệp hiểu FSMS là gì cũng như tất cả những vấn đề xoay quanh FSMS.

Công bố hợp quy là gì? Hồ sơ công bố hợp quy gồm những gì?

Đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng thì việc chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy là vấn đề vô cùng quan trọng trước khi sản phẩm được đưa ra thị trường và đến tay người tiêu dùng. Đây là bước không thể thiếu để các sản phẩm của doanh nghiệp được hợp pháp hóa trên thị trường. Trong bài viết này ISOCERT cung cấp các thông tin quan trọng về công bố hợp quy và chứng nhận hợp quy giúp doanh nghiệp nắm rõ trình tự, thủ tục và các thông tin cần thiết để dễ dàng thực hiện theo yêu cầu của pháp luật hiện hành.

Mẫu giấy chứng nhận hợp quy và dấu chứng nhận hợp quy

Giấy chứng nhận hợp quy là văn bản xác nhận đối tượng hoạt động kinh doanh có đủ điều kiện và quy  chuẩn phù hợp với kỹ thuật tương ứng hay không. Đây là một hình thức bắt buộc mà tất cả các cơ sở kinh doanh lớn bé cần có.

Mẫu giấy chứng nhận hợp chuẩn tiếng Việt và tiếng Anh

Chứng nhận hợp chuẩn - Chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn: Đây là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về nguyên tắc là một hoạt động tự nguyện và theo yêu cầu của nhà sản xuất.

Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 - Điều khoản 6: Hoạch định

Trong bài viết này, hãy cùng xem xét những gì một tổ chức phải làm để đáp ứng yêu cầu ISO 14001: 2015. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét điều khoản 6.1: Hoạch định để giải quyết rủi ro và cơ hội.

Tin tức và Sự kiện liên quan

ISOCERT đánh giá ISO 9001 Công ty Khoa học Kỹ thuật Môi trường Đông Nam Á

ISOCERT vừa hoàn thành đợt đánh giá Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001 tại Công ty Khoa học Kỹ thuật Môi trường Đông Nam Á.

ISOCERT đánh giá ISO 9001 tại Công Ty Cơ Khí Bách Tùng

Chuyên gia ISOCERT đã có mặt tại Đà Nẵng thực hiện đánh giá tuân thủ Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 của Công ty Cơ khí Bách Tùng.

ISOCERT trao chứng nhận ISO 9001 và ISO 14001 cho InterLOG và WR1

SOCERT đồng thời trao chứng nhận cho Công ty CP Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế (Interlog) và Chi nhánh Công ty CP Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế (WR1).

ISOCERT Đánh Giá Hệ thống Quản lý Chất Lượng ISO 9001 Tại Giao Hàng Tiết Kiệm

ISOCERT đánh giá ISO 9001 Giao hàng tiết kiệm. Duy trì Hệ thống Quản lý Chất lượng và có chứng nhận ISO 9001 giúp GHTK đạt được danh hiệu Thương hiệu Việt Nam 2022.

ISOCERT Đào Tạo Nhận Thức ISO/IEC 27001 Tại GENESTORY

GeneStory đã lựa chọn ISOCERT thực hiện đào tạo Hệ thống Quản lý An toàn Thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001 để nâng cao nhận thức của nhân viên công ty về an toàn bảo mật thông tin.

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

Bài viết liên quan

FSMS là gì? Định nghĩa và phân loại chi tiết

“FSMS là gì?” là câu hỏi hiện đang được nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm quan tâm. Bởi lẽ khi một doanh nghiệp thực phẩm tìm cách để đảm bảo sản phẩm thực phẩm an toàn sẽ bắt gặp thuật ngữ này khá nhiều lần. Trong bài viết sau đây ISOCERT sẽ cũng cấp những thông tin giải đáp cho doanh nghiệp hiểu FSMS là gì cũng như tất cả những vấn đề xoay quanh FSMS.

Công bố hợp quy là gì? Hồ sơ công bố hợp quy gồm những gì?

Đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng thì việc chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy là vấn đề vô cùng quan trọng trước khi sản phẩm được đưa ra thị trường và đến tay người tiêu dùng. Đây là bước không thể thiếu để các sản phẩm của doanh nghiệp được hợp pháp hóa trên thị trường. Trong bài viết này ISOCERT cung cấp các thông tin quan trọng về công bố hợp quy và chứng nhận hợp quy giúp doanh nghiệp nắm rõ trình tự, thủ tục và các thông tin cần thiết để dễ dàng thực hiện theo yêu cầu của pháp luật hiện hành.

Mẫu giấy chứng nhận hợp quy và dấu chứng nhận hợp quy

Giấy chứng nhận hợp quy là văn bản xác nhận đối tượng hoạt động kinh doanh có đủ điều kiện và quy  chuẩn phù hợp với kỹ thuật tương ứng hay không. Đây là một hình thức bắt buộc mà tất cả các cơ sở kinh doanh lớn bé cần có.

Mẫu giấy chứng nhận hợp chuẩn tiếng Việt và tiếng Anh

Chứng nhận hợp chuẩn - Chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn: Đây là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về nguyên tắc là một hoạt động tự nguyện và theo yêu cầu của nhà sản xuất.

Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 - Điều khoản 6: Hoạch định

Trong bài viết này, hãy cùng xem xét những gì một tổ chức phải làm để đáp ứng yêu cầu ISO 14001: 2015. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét điều khoản 6.1: Hoạch định để giải quyết rủi ro và cơ hội.

Tin tức và Sự kiện liên quan

ISOCERT đánh giá ISO 9001 Công ty Khoa học Kỹ thuật Môi trường Đông Nam Á

ISOCERT vừa hoàn thành đợt đánh giá Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001 tại Công ty Khoa học Kỹ thuật Môi trường Đông Nam Á.

ISOCERT đánh giá ISO 9001 tại Công Ty Cơ Khí Bách Tùng

Chuyên gia ISOCERT đã có mặt tại Đà Nẵng thực hiện đánh giá tuân thủ Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 của Công ty Cơ khí Bách Tùng.

ISOCERT trao chứng nhận ISO 9001 và ISO 14001 cho InterLOG và WR1

SOCERT đồng thời trao chứng nhận cho Công ty CP Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế (Interlog) và Chi nhánh Công ty CP Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế (WR1).

ISOCERT Đánh Giá Hệ thống Quản lý Chất Lượng ISO 9001 Tại Giao Hàng Tiết Kiệm

ISOCERT đánh giá ISO 9001 Giao hàng tiết kiệm. Duy trì Hệ thống Quản lý Chất lượng và có chứng nhận ISO 9001 giúp GHTK đạt được danh hiệu Thương hiệu Việt Nam 2022.

ISOCERT Đào Tạo Nhận Thức ISO/IEC 27001 Tại GENESTORY

GeneStory đã lựa chọn ISOCERT thực hiện đào tạo Hệ thống Quản lý An toàn Thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001 để nâng cao nhận thức của nhân viên công ty về an toàn bảo mật thông tin.

0976.389.199
scrollTop
zalo
zalo
0976.389.199 Gọi chuyên gia Zalo