Công bố hợp quy là gì? Hồ sơ công bố hợp quy gồm những gì?

Công bố hợp quy là gì? Hồ sơ công bố hợp quy gồm những gì?

Admin 01/01/1970

Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.

Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng. Hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật là việc xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.

Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Sau khi đạt chứng nhận hợp quy các tổ chức sẽ thực hiện hoạt động công bố hợp quy.

chứng chỉ hợp quy

Công bố hợp quy là gì?

Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Tổ chức chứng nhận thực hiện hoạt động chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật là tổ chức chứng nhận đã đăng ký theo quy định tại khoản 3 Điều này và được cơ quan có thẩm quyền chỉ định thực hiện hoạt động chứng nhận hợp quy (sau đây gọi tắt là tổ chức chứng nhận được chỉ định).

Theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, khoản 2 Điều 3 giải thích: “Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.”

Theo định nghĩa trên, doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá chứng nhận sản phẩm/dịch vụ tương ứng với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nhà Nhà nước đã ban hành, phân loại theo từng lĩnh vực, ngành nghề sản phẩm.

Việc công bố sản phẩm hợp quy giúp doanh nghiệp đưa các sản phẩm, hàng hóa của mình ra thị trường trở nên dễ dàng, bền vững hơn, đảm bảo an toàn cho sản phẩm và chất lượng sức khỏe cho người tiêu dùng cũng như tạo dựng niềm tin vào sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và gây dựng được uy tín thương hiệu trên thị trường.

Căn cứ pháp lý

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (có hiệu lực từ ngày 01/7/2008).

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ( có hiệu lực từ ngày 01/01/2007).

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (có hiệu lực từ ngày 03/9/2007).

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2009).

- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (có hiệu lực từ ngày 27/01/2013).

- Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (có hiệu lực từ ngày 15/5/2017)

Cơ quan tiếp nhận đăng ký

Hiện nay, theo quy định của pháp luật, việc công bố hợp chuẩn hợp quy cho sản phẩm được tiến hành ở những cơ quan chuyên ngành trực thuộc các bộ: Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn, Bộ Công Thương, Bộ khoa học và công nghệ, Bộ Y Tế, Bộ Công an, Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội, Bộ Thông tin & Truyền thông, Bộ Giao thông Vận tải.

Danh mục hàng hóa bắt buộc phải công bố hợp quy

Sản phẩm bắt buộc công bố hợp quy là những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nằm trong quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ quản lý ngành hay được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy an nhân dân tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. Cụ thể, những đối tượng nằm trong quy chuẩn kỹ thuật là những sản phẩm có khả năng gây mất an toàn, hàng hóa có liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường bắt buộc phải công bố hợp quy.

Thông thường nếu muốn chúng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, doanh nghiệp cần phải đánh giá sự phù hợp giữa đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật với đặc tính kỹ thuật, các yêu cầu quản lý trong quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Sau đây là danh mục các loại hàng hóa, sản phẩm bắt buộc công bố hợp quy:

Căn cứ pháp lý

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Sản phẩm bắt buộc công bố hợp quy

Thông tư số 31/2017/TT-BYT

Bộ Y tế

– Thuốc thành phần vắc – xin, sinh phẩm điều trị

– Trang thiết bị y tế thuộc loại B,C

– Thiết bị y học cổ truyền

– Nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc

– Phương tiện tránh thai.

– Chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực y tế và gia dụng (nhà ở, văn phòng, trường học, công trình công cộng, máy bay).

Thông tư số 14/2018/TT-BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Giống cây trồng

– Giống vật nuôi

– Thức ăn chăn nuôi

– Thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y

– Giống thủy sản

– Thức ăn thủy sản sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

– Phân bón

– Thuốc bảo vệ thực vật kỹ thuật (nguyên liệu) và thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm

– Muối công nghiệp

– Keo dán gỗ

Thông tư số 04/2018/TT-BTTTT

Bộ Thông tin và Truyền thông

– Thiết bị công nghệ thông tin

– Thiết bị phát thanh, truyền hình

– Thiết bị đầu cuối

– Thiết bị vô tuyến điện

– Pin Lithium cho máy tính xách tay, điện thoại di động, máy tính bảng

– Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện có băng tần nằm trong khoảng 9 – 400 GHz và có công suất phát từ 60 mW trở lên

Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT

Bộ Giao thông Vận tải

– Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện và xe đạp máy

– Xe máy chuyên dùng

– Ô tô, rơ moóc và sơ mi rơ moóc

– Toa xe đường sắt đô thị

– Đầu máy Điêzen

– Đầu máy chạy điện từ nguồn điện cấp từ bên ngoài hoặc ắc quy

– Toa xe chở khách, không tự hành; Toa xe lửa hoặc xe điện chuyên dùng cho mục đích đặc biệt khác, không tự hành; Toa xe công vụ phát điện.

Thông tư số 13/VBHN-BCT

Bộ Công thương

– Động cơ điện

– Máy phát điện

– Máy biến đổi tĩnh điện

– Máy biến áp phòng nổ

– Dây điện, cáp điện

– Bộ đèn chùm và đèn điện trần hoặc đèn điện tường khác

– Thiết bị thông tin

– Thiết bị điều khiển phòng nổ

– Thiết bị điện để đóng ngắt mạch hay bảo vệ mạch điện

– Máy và thiết bị điện có chức năng riêng

– Nồi hơi nước quá nhiệt tạo ra hơi nước hoặc tạo ra hơi nước khác

– Nồi hơi nước sưởi trung tâm (không gồm các loại thuộc nhóm 84.02)

– Tời ngang; tời dọc loại chạy bằng động cơ điện

– Máy và thiết bị cơ khí khác

– Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp

– Vật liệu nổ công nghiệp

– Các loại bình chứa dùng để chứa mọi loại vật liệu

– Thiết bị dùng cho giàn giáo, vật chống, ván khuôn, cột trụ chống hầm lò

– Ống dẫn chịu áp lực cao có khả năng chịu áp lực trên 42.000 psi

Thông tư số 01/2009/TT-BKHCN

Bộ Khoa học và Công nghệ

– Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời

– Dụng cụ điện đun nước nóng kiểu nhúng

– Dụng cụ điện đun và chứa nước nóng

– Dây điện bọc nhựa PVC có điện áp danh định đến và bằng 450/750V

– Các sản phẩm điện, điện tử

– Lò vi sóng

– Nồi cơm điện

– Bàn là điện

– Ấm đun nước

– Máy sấy tóc và các dụng cụ làm đầu khác

– Máy sấy khô tay

– Lò nướng điện, vỉ nướng điện

– Dụng cụ pha chè hoặc cà phê

– Ethanol nhiên liệu biến tính dùng để trộn với xăng sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ đánh lửa

– Nhiên liệu điêzen sinh học gốc (B100)

– Xăng

– Nhiên liệu điêzen

– Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy

– Đồ chơi trẻ em

– Quạt điện

– Nhiên liệu sinh học gốc

Thông tư số 14/TT-BCA

Bộ Công an

– Trang thiết bị kỹ thuật

– Các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy

– Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH

Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội

– Thang máy và các bộ phận an toàn của thang máy

– Thang cuốn; Băng tải chở người và các bộ phận an toàn

– Nồi hơi có áp suất làm việc định mức của hơi trên 0,7 bar (trừ nồi hơi có áp suất làm việc trên 16 bar sử dụng đặc thù chuyên ngành công nghiệp)

– Chai chứa khí nén có áp suất làm việc định mức trên 0,7 bar (trừ chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng)

– Bình, bồn, bể, xi téc có áp suất làm việc định mức trên 0,7 bar theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010 (trừ thiết bị đặc thù chuyên ngành công nghiệp)

– Hệ thống lạnh theo phân loại tại TCVN 6739: 2015 bao gồm:

- Sử dụng môi chất lạnh nhóm A3, B2L, B2, B3;

- Sử dụng môi chất lạnh nhóm A2 có lượng nạp vào hệ thống từ 1,5kg trở lên;

- Sử dụng môi chất lạnh nhóm A1, A2L, B1 có lượng nạp vào hệ thống từ 05kg trở lên.

– Pa lăng điện, tời điện

– Palăng kéo tay, tời tay có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên

– Bàn nâng, sàn nâng

– Cần trục

– Cầu trục và cổng trục

– Vận thăng

– Phương tiện bảo vệ đầu (Mũ an toàn công nghiệp)

– Phương tiện bảo vệ mắt, mặt (Kính chống bức xạ hồng ngoại, bức xạ, tia Rơnghen, phóng xạ; Kính hàn, mặt nạ hàn)

– Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp (Khẩu trang, mặt nạ và bán mặt nạ lọc bụi; Khẩu trang, mặt nạ và bán mặt nạ lọc hơi khí độc)

– Phương tiện bảo vệ tay (Găng tay bảo hộ lao động chống đâm thủng, cứa rách, chống cháy, cách điện, chống hóa chất)

– Phương tiện bảo vệ chân (Giầy chống đâm thủng, cứa rách, va đập, hóa chất; Ủng cách điện)

– Dây đai an toàn và Hệ thống chống rơi ngã cá nhân

– Xe nâng dùng động cơ có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên

Nguyên tắc công bố hợp quy

1. Đối tượng của công bố hợp quy là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành hoặc được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc.

2. Việc công bố phù hợp quy chuẩn kỹ thuật dựa trên một trong hai trường hợp sau:

a) Kết quả chứng nhận hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và do tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện;

b) Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.

Việc thử nghiệm phục vụ đánh giá hợp quy được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.

3. Trường hợp sản phẩm, hàng hóa được quản lý bởi nhiều quy chuẩn kỹ thuật khác nhau thì tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký bản công bố hợp quy tại các cơ quan chuyên ngành tương ứng và dấu hợp quy chỉ được sử dụng khi sản phẩm, hàng hóa đó đã thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Trình tự công bố hợp quy

Việc công bố hợp quy được thực hiện theo các bước sau:

1. Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp quy với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (sau đây viết tắt là đánh giá hợp quy).

a) Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (bên thứ nhất) thực hiện.

Việc đánh giá hợp quy được thực hiện theo phương thức đánh giá sự phù hợp quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài thì tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định;

b) Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.

2. Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định (sau đây viết tắt là cơ quan chuyên ngành).

chứng chỉ hợp quy

Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy

Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy lập 02 (hai) bộ hồ sơ công bố hợp quy, trong đó 01 (một) bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới cơ quan chuyên ngành và 01 (một) bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân. Thành phần hồ sơ được quy định như sau:

Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba)

Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

a) Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư này); Tải ngay tại đây.

b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);

c) Bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp kèm theo mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.

Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có công chứng;

Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất)

Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

a) Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư này); Tải ngay tại đây.

b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);

c) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng (theo Mẫu 1. KHKSCL quy định tại Phụ lục III Thông tư này) và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;

d) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân phải có bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực;

đ) Bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký;

e) Báo cáo đánh giá hợp quy (theo Mẫu 5. BCĐG quy định tại Phụ lục III Thông tư này) kèm theo mẫu dấu hợp quy và các tài liệu có liên quan;

Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có công chứng.

Xử lý hồ sơ công bố hợp quy

Hồ sơ công bố hợp quy gửi tới cơ quan chuyên ngành được xử lý như sau:

1. Đối với hồ sơ công bố hợp quy không đầy đủ theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp quy, cơ quan chuyên ngành thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định tới tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan chuyên ngành gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ công bố hợp quy không được bổ sung đầy đủ theo quy định, cơ quan chuyên ngành có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

2. Đối với hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp quy, cơ quan chuyên ngành tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ công bố hợp quy:

a) Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ, cơ quan chuyên ngành ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (theo Mẫu 3. TBTNHS quy định tại Phụ lục III Thông tư này).

Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hơp quy có giá trị theo giá trị của giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp hoặc có giá trị ba (03) năm kể từ ngày lãnh đạo tổ chức, cá nhân ký xác nhận báo cáo đánh giá hợp quy (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp quy);

b) Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ, cơ quan chuyên ngành thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ

chứng nhận hợp quy giấy chứng nhận hợp quy
Tổ chức chứng nhận và giám định quốc tế ISOCERT mãu giấy chứng nhận hợp quy

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy

1. Thông báo trên các phương tiện thông tin thích hợp về việc công bố hợp quy của mình đảm bảo người sử dụng sản phẩm, hàng hóa đó dễ dàng tiếp cận.

2. Duy trì liên tục và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã công bố hợp quy; duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ.

3. Sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa đã được công bố hợp quy theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Lập sổ theo dõi và định kỳ hàng năm báo cáo việc sử dụng dấu hợp quy cho tổ chức chứng nhận được chỉ định.

4. Khi phát hiện sự không phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã công bố hợp quy trong quá trình lưu thông hoặc sử dụng, tổ chức, cá nhân phải:

a) Kịp thời thông báo bằng văn bản về sự không phù hợp với cơ quan chuyên ngành;

b) Tạm ngừng việc xuất xưởng và tiến hành thu hồi các sản phẩm, hàng hóa không phù hợp đang lưu thông trên thị trường trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa không phù hợp có rủi ro cao gây mất an toàn cho người sử dụng; ngừng vận hành, khai thác các quá trình, dịch vụ, môi trường liên quan khi cần thiết;

c) Tiến hành các biện pháp khắc phục sự không phù hợp;

d) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên ngành về kết quả khắc phục sự không phù hợp trước khi tiếp tục đưa các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường vào sử dụng, lưu thông, khai thác, kinh doanh.

5. Lập và lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy làm cơ sở cho việc kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước như sau:

a) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba), lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy bao gồm các bản chính, bản sao các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 và Hồ sơ đánh giá giám sát của tổ chức chứng nhận được chỉ định;

b) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy bao gồm các bản chính, bản sao các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 và Hồ sơ tự đánh giá giám sát của tổ chức, cá nhân theo kế hoạch giám sát.

6. Cung cấp tài liệu chứng minh việc đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Cung cấp bản sao y bản chính giấy chứng nhận hợp quy, Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường.

8. Thực hiện việc công bố lại khi có bất kỳ sự thay đổi nào về nội dung của hồ sơ công bố hợp quy đã đăng ký hoặc có bất kỳ sự thay đổi nào về tính năng, công dụng, đặc điểm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã công bố hợp quy.

Bài viết liên quan

FSMS là gì? Định nghĩa và phân loại chi tiết

“FSMS là gì?” là câu hỏi hiện đang được nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm quan tâm. Bởi lẽ khi một doanh nghiệp thực phẩm tìm cách để đảm bảo sản phẩm thực phẩm an toàn sẽ bắt gặp thuật ngữ này khá nhiều lần. Trong bài viết sau đây ISOCERT sẽ cũng cấp những thông tin giải đáp cho doanh nghiệp hiểu FSMS là gì cũng như tất cả những vấn đề xoay quanh FSMS.

Mẫu giấy chứng nhận hợp quy và dấu chứng nhận hợp quy

Giấy chứng nhận hợp quy là văn bản xác nhận đối tượng hoạt động kinh doanh có đủ điều kiện và quy  chuẩn phù hợp với kỹ thuật tương ứng hay không. Đây là một hình thức bắt buộc mà tất cả các cơ sở kinh doanh lớn bé cần có.

Mẫu giấy chứng nhận hợp chuẩn tiếng Việt và tiếng Anh

Chứng nhận hợp chuẩn - Chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn: Đây là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về nguyên tắc là một hoạt động tự nguyện và theo yêu cầu của nhà sản xuất.

Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 - Điều khoản 6: Hoạch định

Trong bài viết này, hãy cùng xem xét những gì một tổ chức phải làm để đáp ứng yêu cầu ISO 14001: 2015. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét điều khoản 6.1: Hoạch định để giải quyết rủi ro và cơ hội.

Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 - Điều khoản 10: Cải tiến

Phần cuối cùng của ISO 14001:2015 - Điều khoản 10: Cải tiến đề cập đến các yêu cầu về cách tổ chức giải quyết sự không phù hợp trong các quy trình EMS của mình, các hành động khắc phục cần thiết cho những sự không phù hợp này và các hoạt động cải tiến liên tục. Bài viết dưới đây sẽ đi sâu vào giải thích các yêu cầu mà điều khoản 10 này đưa ra.

Tin tức và Sự kiện liên quan

Tổng Kết Chương Trình Đào Tạo Năng Lực Quản Lý Trong Ngành Sản Xuất

Chương trình đào tạo năng lực quản lý trong ngành sản xuất do ISOCERT tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia và hưởng ứng của hơn 100 anh/chị quản lý của các doanh nghiệp

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001:2015 Tại Công Ty Cổ Phần Phụ Gia PVC Xanh

Buổi đánh giá giúp Công ty CP Phụ Gia PVC Xanh thiết lập hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, xây dựng nền tảng cho việc đạt chứng nhận sau này

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001 Tại Công Ty Cổ Phần Starpoly

Thực hiện đánh giá ISO 9001 là bước tiến quan trọng, giúp Công ty Cổ phần Starpoly thành công hơn trong tương lai

Thông báo chuyển đổi ISO 22003-1:2022, thay thế ISO/TS 22003:2013

Chuyển đổi từ tiêu chuẩn ISO/TS 22003:2013 sang ISO 22003-1:2023 sẽ có tác động đến khách hàng làm chứng nhận ISO 22000, HACCP

Những điều cần lưu ý đối với khách hàng được chứng nhận ISO của ISOCERT

Thông báo về hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận trong văn bản tài liệu, quảng bá, bao bì sản phẩm; Đánh giá giám sát và duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận.

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

Bài viết liên quan

FSMS là gì? Định nghĩa và phân loại chi tiết

“FSMS là gì?” là câu hỏi hiện đang được nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm quan tâm. Bởi lẽ khi một doanh nghiệp thực phẩm tìm cách để đảm bảo sản phẩm thực phẩm an toàn sẽ bắt gặp thuật ngữ này khá nhiều lần. Trong bài viết sau đây ISOCERT sẽ cũng cấp những thông tin giải đáp cho doanh nghiệp hiểu FSMS là gì cũng như tất cả những vấn đề xoay quanh FSMS.

Mẫu giấy chứng nhận hợp quy và dấu chứng nhận hợp quy

Giấy chứng nhận hợp quy là văn bản xác nhận đối tượng hoạt động kinh doanh có đủ điều kiện và quy  chuẩn phù hợp với kỹ thuật tương ứng hay không. Đây là một hình thức bắt buộc mà tất cả các cơ sở kinh doanh lớn bé cần có.

Mẫu giấy chứng nhận hợp chuẩn tiếng Việt và tiếng Anh

Chứng nhận hợp chuẩn - Chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn: Đây là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về nguyên tắc là một hoạt động tự nguyện và theo yêu cầu của nhà sản xuất.

Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 - Điều khoản 6: Hoạch định

Trong bài viết này, hãy cùng xem xét những gì một tổ chức phải làm để đáp ứng yêu cầu ISO 14001: 2015. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét điều khoản 6.1: Hoạch định để giải quyết rủi ro và cơ hội.

Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 - Điều khoản 10: Cải tiến

Phần cuối cùng của ISO 14001:2015 - Điều khoản 10: Cải tiến đề cập đến các yêu cầu về cách tổ chức giải quyết sự không phù hợp trong các quy trình EMS của mình, các hành động khắc phục cần thiết cho những sự không phù hợp này và các hoạt động cải tiến liên tục. Bài viết dưới đây sẽ đi sâu vào giải thích các yêu cầu mà điều khoản 10 này đưa ra.

Tin tức và Sự kiện liên quan

Tổng Kết Chương Trình Đào Tạo Năng Lực Quản Lý Trong Ngành Sản Xuất

Chương trình đào tạo năng lực quản lý trong ngành sản xuất do ISOCERT tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia và hưởng ứng của hơn 100 anh/chị quản lý của các doanh nghiệp

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001:2015 Tại Công Ty Cổ Phần Phụ Gia PVC Xanh

Buổi đánh giá giúp Công ty CP Phụ Gia PVC Xanh thiết lập hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, xây dựng nền tảng cho việc đạt chứng nhận sau này

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001 Tại Công Ty Cổ Phần Starpoly

Thực hiện đánh giá ISO 9001 là bước tiến quan trọng, giúp Công ty Cổ phần Starpoly thành công hơn trong tương lai

Thông báo chuyển đổi ISO 22003-1:2022, thay thế ISO/TS 22003:2013

Chuyển đổi từ tiêu chuẩn ISO/TS 22003:2013 sang ISO 22003-1:2023 sẽ có tác động đến khách hàng làm chứng nhận ISO 22000, HACCP

Những điều cần lưu ý đối với khách hàng được chứng nhận ISO của ISOCERT

Thông báo về hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận trong văn bản tài liệu, quảng bá, bao bì sản phẩm; Đánh giá giám sát và duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận.

0
0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo