Đây là câu hỏi về ISO 14001 đầu tiên được nhiều người quan tâm hiện nay. Những năm 2010, tại Việt Nam thì khái niệm hệ thống quản lý chất lượng còn khá mới mẻ khi hầu hết các doanh nghiệp đều tập trung, chú trọng việc phát triển cơ sở sản xuất tăng năng xuất lao động.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây và có lẽ cũng là xu hướng sắp tới thì việc áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường là tất yếu. Và như vậy cũng đồng nghĩa với việc có rất nhiều khó khăn, khúc mắc xảy ra trong quá trình thực hiện. Theo kết quả điều tra khảo sát của ISO, tính đến tháng 12/2017, toàn thế giới có ít nhất 2.923.149 tổ chức/doanh nghiệp đã được cấp chứng chỉ ISO 14001.
Tiêu chuẩn này đã được phổ biến, áp dụng thành công tại nhiều quốc gia với mức phát triển và đặc trưng văn hóa khác nhau là vì ISO 14001 quy định yêu cầu đối với thiết lập một hệ thống để quản lý các vấn đề về môi trường của tổ chức/doanh nghiệp nhưng cho phép linh hoạt cách thức đáp ứng. Vì vậy các loại hình doanh nghiệp khác nhau, từ doanh nghiệp vừa và nhỏ đến các tập đoàn đa quốc gia đều có thể tìm được cách thức riêng trong việc xác định mục tiêu môi trường ISO 14001 cần cải tiến và kế hoạch cần thực hiện để để đáp ứng các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường.
Hệ thống quản lý môi trường chính là một phần trong cấu trúc quản lý của tổ chức. Trong hệ thống quản lý môi trường chỉ ra các tác động của tổ chức mình như thế nào đến môi trường về sản phẩm, dịch vụ và quá trình hoạt động của tổ chức gây ra.
Hệ thống quản lý môi trường giúp bạn đưa ra các quyết định, quy tắc liên quan đến môi trường. Tính nhất quán trong việc thực hiện thông qua các phân phối nguồn lực, phân công trách nhiệm, thực hiện đánh giá liên tục các thủ tục và quá trình.
Hệ thống quản lý môi trường là một nền tảng trong hoạt động quản lý, nó đưa ra các nguyên tắc buột mọi người tuân thủ khi thực hiện các công việc có ảnh hưởng đến môi trường, từ đó giúp quản lý được các ảnh hưởng của tổ chức đến môi trường.
Tiêu chuẩn ISO 14001 là một bộ tiêu chuẩn về công cụ và hệ thống quản lý môi trường. Tiêu chuẩn ISO về môi trường 14001 sẽ hoạt động như một hệ thống để quản lý các hoạt động sản xuất hoặc dịch vụ tác động như thế nào đến môi trường để có thể cải thiện tốt hơn nữa.
Tiêu chuẩn ISO 14001 là tiêu chuẩn do tiêu ban kỹ thuật 207 thuộc tổ chức quốc tế và tiêu chuẩn hóa xây dựng. Trách nhiệm của tiểu ban kỹ thuật 207 là xây dựng các công cụ và hệ thống quản lý môi trường.
Các tiêu chuẩn áp dụng công cụ và hệ thống quản lý môi trường chứ không phải là tiêu chuẩn sản phẩm hay các thông số kỷ thuật hoặc là mức độ ảnh hưởng. Cụ thể nó không bao gồm:
- Các phương pháp kiểm tra sự ô nhiểm
- Thiết lập các giá trị giới hạn của sự ô nhiểm hoặc là ảnh hưởng.hiết lập các mức độ hoạt động môi trường.
- Tiêu chuẩn sản phẩm.
- Tiểu ban kỷ thuật 207 phối hợp chặt chẽ với tiểu ban kỷ thuật 106 (phát triển hệ thống chất lượng ISO 9000) trong lĩnh vực đánh giá hệ thống quản lý môi trường.
Hiện nay phiên bản mới nhất chính là tiêu chuẩn ISO 14001:2015 đã có nhiều sự thay đổi đáng kể giúp cho việc quản lý hệ thống môi trường được tốt hơn.
Tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường đầu tiên, BS 7750, được xuất bản năm 1992 bởi nhóm BSI. Năm 1996, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã tạo ra họ tiêu chuẩn ISO 14000. ISO 14001 đã trải qua sửa đổi vào năm 2004. Bản sửa đổi hiện tại của ISO 14001 đã được xuất bản vào tháng 9 năm 2015.
ISO 14000 là một loạt các tiêu chuẩn quản lý môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) phát triển và công bố cho các tổ chức, trong đó có ISO 14001. Tiêu chuẩn ISO 14001 là 1 tỏng số nhiều tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 quy định các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường (EMS) cho các tổ chức từ nhỏ đến lớn.
Câu hỏi về ISO 14001 được nhiều doanh nghiệp quan tâm chính là đối tượng áp dụng tiêu chuẩn này là những đơn vị nào? Tất cả mọi loại hình tổ chức, quy mô tổ chức không phân biệt vị trí địa lý, điều kiện văn hoá và xã hội.
Việc áp dụng ISO 14001 sẽ tác động rất lớn đến tổ chức cũng như môi trường chung của toàn nhân loại. Áp dụng một HTQLMT sẽ giúp bạn:
- Duy trì và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chế định và luật pháp.
- Tăng sự tin cậy, hỗ trợ cho hoạt động phát triển, kinh doanh
- Giảm thiểu rắc rối pháp lý và sự rủi ro.
- Tạo sự tin tưởng và giảm áp lực từ các bên quan tâm đến môi trường
- Tạo sự tin tưởng cho các cổ đông
- Tạo sự tin tưởng của khách hàng, thuận lợi trong kinh doanh
- Tiết kiệm được chi phí.
Việc thực hiện hệ thống quản lý moi trường yêu cầu những điều sau:
Lãnh đạo cam kết thực hiện nghiêm túc và cải tiến liên tục theo yêu cầu của tiêu chuẩn để giảm thiểu và phòng ngừa các ô nhiễm có thể xảy ra.
Thiết lập và triển khai hoạt động quản lý môi trường theo yêu cầu, tích hợp các vấn đề môi trường liên quan vào các quy trình hoạt động hiện tại, đào tạo nhân viên nhận được vai trò, nhiệm vụ của họ đối với môi trường, các chuẩn mực để đánh giá hệ thống quản lý môi trường.
Khi áp dụng nguyên tắc quản lý chất lượng không chỉ giúp cho hoạt động thương mại mà còn giúp cho việc bảo vệ môi trường tốt hơn.
Các lợi ích về thương mại có thể kể đến là tạo ra sự hài hòa với các nguyên tắc chung của các quốc gia, thương hiệu lớn để tăng sự uy tín cho doanh nghiệp.
Thứ hai việc áp dụng tiêu chuẩn này sẽ giúp cho việc giảm thiểu tối đa các rào cản về thương mại nhất là đối với các ngành xuất nhập khẩu. Thứ 3, việc áp dụng nguyên tắc này giúp giảm thiểu tối đa các vấn đề liên quan đến pháp lý, luật pháp giúp cho doanh nghiệp của bạn vững mạng hơn.
Khi áp dụng ISO 14001 vào các hoạt động nó sẽ duy trì, nâng cao sự đáp ứng các yêu cầu của luật pháp. Nó sẽ cung cấp nền tảng để hướng đến sự hoàn thiện và chứng minh sự cam kết đối với hoạt động quản lý môi trường.
Phiên bản mới nhất là ISO 14001:2015 và các tổ chức được chứng nhận có thời hạn chuyển đổi ba năm để điều chỉnh hệ thống quản lý môi trường của họ với phiên bản mới của tiêu chuẩn.
Chứng nhận ISO 14001 là một phần thiết yếu của việc thực hiện tiêu chuẩn ISO 14001 - Hệ thống Quản lý Môi trường (EMS). Đây là một quy trình có hệ thống, độc lập, khách quan và được ghi lại để thu thập các sự kiện nhằm xác định các khu vực cần cải thiện và đảm bảo bạn có các quy trình thực hành tốt nhất đáp ứng yêu càu của ISO 14001.
Doanh nghiệp lưu ý: Điều kiện cần thiết chuẩn bị theo yêu cầu pháp luật Việt Nam trước khi được Tổ chức Chứng nhận đồng ý cấp ISO 14001:2015 bao gồm:
- Đăng ký sổ chủ nguồn thải với Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh nơi Doanh nghiệp đặt nhà máy, cơ sở tại đó.
- Thiết kế và sơ đồ xử lý nước thải.
- Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường và được Sở TNMT phê duyệt.
- Hệ thống PCCC được Sở PCCC phê duyệt.
- Hợp đồng với Công ty có chức năng xử lý chất thải nguy hại.
- Sử dụng hóa chất.
- Kết quả quan trắc môi trường theo kế hoạch được phê duyệt.
Trên đây là các câu hỏi về ISO 14001 hy vọng đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích.