Để hiểu rõ hơn về mục tiêu môi trường ISO 14001 trước hết chúng ta cùng xem mục tiêu môi trường là gì? Mục tiêu môi trường có thể hiểu là một kết quả có tính tổng thể được doanh nghiệp tự đặt ra để đạt được. Nó phải phù hợp với chính sách môi trường ISO 14001 và có thể áp dụng ở tất cả các cấp trong doanh nghiệp.
Một mục tiêu môi trường thường bao gồm một hoặc một vài chỉ tiêu môi trường. Trong đó, chỉ tiêu môi trường là những yêu cầu cụ thể và khả thi về kết quả thực hiện đối với một doanh nghiệp hoặc một phần bộ phận của doanh nghiệp đó. Các yêu cầu này khi đặt ra phải được dựa trên mục tiêu chất lượng và phải được đáp ứng nhằm đạt được các mục tiêu môi trường.
Có thể nói, việc thiết lập mục tiêu môi trường cùng chỉ tiêu môi trường là một trong những yếu tố cốt lõi của hệ thống quản lý môi trường (EMS). Bởi khi chúng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc:
Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về mục tiêu môi trường ISO 14001 kèm theo các chỉ tiêu môi trường tương ứng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về 2 thuật ngữ này:
Mục tiêu môi trường |
Chỉ tiêu môi trường |
Giảm sử dụng năng lượng |
- Giảm 5% mức tiêu thụ điện năng vào tháng 9/2020. - Thay thế 100% đèn hiệu suất cao bằng bóng đèn LED. - Đánh giá chất lượng của các thiết bị, máy móc rồi thực hiện bảo trì hoặc thay mới. |
Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước |
- Thiết lập đường cơ sở sử dụng nước cho mỗi công đoạn sản xuất trước ngày 1/10/2020. - Thông báo tiêu chuẩn về số nước được sử dụng cho các bộ phận liên quan trước ngày 1/1/2021. - Bắt đầu áp dụng chương trình vào ngày 5/1/2021. |
Giảm sử dụng hóa chất độc hại |
- Đánh giá các phương án thay thế được đề xuất trước ngày 1/10/2020. - Thiết lập chính sách mua hàng đối với nguyên liệu là hóa chất trước ngày 5/10/2020. |
Giảm khối lượng rác thải công nghiệp |
- Giảm 5% tỷ lệ tạo ra rác thải công nghiệp khi sản xuất ra các sản phẩm bị lỗi tháng 9 năm 2020. |
Sử dụng các sản phẩm tái chế |
- Hoàn thành 100% việc chuyển đổi bao gói từ nilon sang nguyên liệu tự hủy sinh học vào cuối năm 2020. |
Nâng cao nhận thức của nhân viên về các vấn đề môi trường |
- Tổ chức các chương trình đào tạo được cho nhân viên hàng tháng. - Đảm bảo 100% nhân viên được đào tạo khi kết thúc năm. |
Truyền thông về hoạt động quản lý môi trường với các bên quan tâm |
- Bổ sung thêm mục “chính sách môi trường” trên trang chủ của doanh nghiệp. - Đăng tải các tin tức về hoạt động quản lý môi trường lên các phương tiện truyền thông của doanh nghiệp. - Tổ chức/ tham gia các chiến dịch vì môi trường tối thiểu 2 lần/ năm. |
Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 đặt ra các yêu cầu về mục tiêu môi trường như sau:
Mục tiêu môi trường theo ISO 14001 cần được thiết lập dựa trên các nguyên tắc sau đây:
Ngoài ra, việc thiết lập mục tiêu cũng cần được thực hiện trên cơ sở phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp cùng các điều kiện về môi trường tại nơi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
Mục tiêu môi trường của công ty được đánh giá là có ý nghĩa khi chúng nhất quán với các chính sách môi trường được thiết lập trước đó. Bởi chính sách môi trường chính là tài liệu cao nhất, là định hướng cho mọi quyết định và hành động có liên quan tới EMS.
Cụ thể, doanh nghiệp cần phải đảm bảo tất cả các nội dung trong chính sách môi trường cần phải kèm theo một hoặc một vài mục tiêu môi trường tương ứng. Sau đó, hãy kiểm tra xem những mục tiêu được thiết lập có phù hợp với chính sách mình đã đặt ra hay không. Tránh trường hợp kết quả được kết quả của mục tiêu môi trường không đáp ứng, thậm chí là xung đột với chính sách môi trường.
Một yêu cầu khác của ISO 14001 về mục tiêu môi trường của công ty là chúng phải đo lường được. Tức là doanh nghiệp cần phải thiết lập cơ chế đánh giá, đo lường mục tiêu bằng các chỉ số cụ thể. Các chỉ số này chính là cơ sở đáng tin cậy nhất để doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ hoàn thành được mục tiêu môi trường của mình đang ở mức nào?
Song song với việc đo lường, mục tiêu môi trường cần phải được theo dõi, đánh giá thường xuyên tiến độ thực hiện của chúng. Việc theo dõi này cần được thiết lập một cách khoa học, rõ ràng và phải được lưu lại thành văn bản.
Để thực hiện hoạt động này, doanh nghiệp cần xác nhận cá nhân/bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động theo dõi giám sát EMS; tần suất thực hiện, phương pháp theo dõi, các chỉ tiêu, tiêu chuẩn được sử dụng phục vụ theo dõi, kiểm soát…
Khi theo dõi các mục tiêu môi trường, cán bộ chịu trách nhiệm thực hiện cần phải thu thập và thống kê lại các dữ liệu liên quan tới mục tiêu, tiến hành kiểm tra, giám sát quá trình bằng định tính và định lượng. Sau đó phân tích, đánh giá để đưa ra kết luận về mục tiêu.
Một EMS có hiệu lực và thành công khi mục tiêu môi trường ISO 14001 được trao đổi một cách chính xác, cụ thể, kịp thời và hướng tới đúng đối tượng. Điều này đảm bảo cho mọi cá nhân, bộ phận trong EMS của doanh nghiệp nắm bắt được các mục tiêu và công việc cần làm để đạt được nó một cách đầy đủ.
Đặc biệt, việc trao đổi thông tin về mục tiêu môi trường cũng cần phải đảm bảo tính 2 chiều của nó. Tức là khi có sự thay đổi về mục tiêu môi trường, doanh nghiệp cần đảm bảo mọi đối tượng liên quan tới EMS nhận được thông tin về sự thay đổi này.
Ngược lại, trong quá trình thực hiện các mục tiêu môi trường, nếu có bất cứ khúc mắc hay khó khăn gì, đội ngũ nhân viên cũng cần phải phản hồi lại với người quản lý, lãnh đạo để có hướng điều chỉnh cho phù hợp. Tránh làm ảnh hưởng tới kết quả của mục tiêu nói riêng và hiệu quả hoạt động của EMS nói chung.
Các mục tiêu môi trường cũng cần được cập nhập liên tục khi phù hợp. Tiêu chuẩn ISO 14001 không yêu cầu cụ thể tần suất thực hiện hoạt động này ra sao. Nhưng doanh nghiệp cần phải đảm bảo mục tiêu được đặt ra phải phù hợp với thực tế hiện tại của doanh nghiệp.
Một số yếu tố doanh nghiệp nên xem xét khi điều chỉnh, cập nhập các mục tiêu môi trường của mình:
Cùng với các chính sách môi trường, mục tiêu môi trường cũng cần phải được lập thành văn bản, theo dõi, kiểm soát và cập nhập khi cần thiết. Một số nội dung quan trọng cần phải ghi lại thành tài liệu, hồ sơ bao gồm:
Trong tiêu chuẩn ISO 14001, các mục tiêu được đưa ra cùng các chỉ tiêu và điều này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về chúng. Các mục tiêu tốt nhất được gọi là mục tiêu SMART (cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, thực tế và dựa trên thời gian) và cách tạo mục tiêu này làm cho mục tiêu trở thành một phần không thể thiếu của mục tiêu. Dưới đây là giải thích về cách sử dụng năm yếu tố này để thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường tốt.
Vì vậy, thay vì mục tiêu “giảm sử dụng giấy” trong ví dụ trên, tốt hơn nên có một mục tiêu và mục tiêu như “giảm lượng giấy sử dụng trong văn phòng xuống 45% so với mức hiện tại vào cuối tháng 12 từ khi bắt đầu chương trình”.
Khi đã thiết lập được các mục tiêu môi trường ISO 14001 phù hợp, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để doanh nghiệp đạt được những mục tiêu này? Dưới đây là một số công việc cụ thể doanh nghiệp nên triển khai:
Trước tiên, doanh nghiệp cần thiết lập một bản kế hoạch cụ thể, hoạch định rõ những hành động, công việc cần phải triển khai trong thực tế để đạt được mục tiêu đó. Doanh nghiệp cần phải phân tích, đánh giá và lựa chọn những hành động thực sự có ảnh hưởng tới trực tiếp tới kết quả của mục tiêu.
Các hành động này phải được sắp xếp khoa học, logic thành một quy trình cụ thể, rõ ràng. Nhằm đảm bảo kế hoạch được triển khai trơn tru, thuận lợi. Cũng như giúp hoạt động theo dõi, kiểm soát được thực hiện một cách toàn diện.
Sau khi xác định được các hoạt động cần thực hiện để đạt được mục tiêu môi trường, doanh nghiệp cần xác định rõ các nguồn lực cần thiết để phục vụ cho các hoạt động này.
Cụ thể, các nguồn lực doanh nghiệp cần xem xét khi vận hành EMS theo các mục tiêu môi trường đã đặt ra bao gồm:
Tiếp đó, doanh nghiệp sẽ cần phải phân công cho cá nhân/ phòng ban sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động để đạt được mục tiêu môi trường. Cụ thể, doanh nghiệp cần phải chỉ định rõ ràng ai là người thực hiện triển khai, triển khai công việc gì, quy trình thực hiện cụ thể ra sao.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý nên phân công trách nhiệm cho những người thực sự có năng lực, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý môi trường. Bởi khi công việc được phân công phù hợp, rõ ràng, chi tiết, các cá nhân có thể nắm rõ vai trò, trách nhiệm cùng quyền hạn của mình. Từ đó, giúp nâng cao hiệu quả tổng thể của EMS trong doanh nghiệp.
Khi lên kế hoạch triển khai các hoạt động để đạt được mục tiêu môi trường, doanh nghiệp phải thiết lập thời gian hoàn thành cho từng mục tiêu. Các mục tiêu đặt ra được sẽ được thực hiện trong dài hạn hay ngắn hạn, thời gian cụ thể ra sao.
Bởi nếu không có mốc thời gian cụ thể, doanh nghiệp sẽ không thể đánh giá một cách khách quan và kịp thời tính hiệu quả của mục tiêu đó. Cũng như làm lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp và làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của EMS.
Tiêu chuẩn ISO 14001 cũng yêu cầu các quy trình, hoạt động để đạt được mục tiêu môi trường cần phải được đánh giá theo những phương pháp cùng cách thức phù hợp để đảm bảo cho kết quả thu được là chính xác. Cụ thể hơn, doanh nghiệp cần xác định và xây dựng rõ ràng các quy trình từ thu thập dữ liệu, phân tích, đánh giá tới báo cáo kết quả cho lãnh đạo cao nhất.
Cuối cùng, mục tiêu môi trường cùng các hoạt động thực hiện để đạt được nó không được tách biệt mà phải được tích hợp một cách hài hòa với các quy trình chung của EMS. Tức là các hoạt động này cần được gắn liền vào hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này là cơ sở để EMS được vận hành một cách nhất quán và cho hiệu quả tối ưu.
Ví dụ như mục tiêu của doanh nghiệp là giảm thiểu lượng năng lượng tiêu thụ. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có thể thực hiện hành động thay thế các thiết bị, máy móc sang loại tiết kiệm điện năng hơn. Hay đặt ra các quy định về việc sử dụng điện trong mỗi ca làm việc tại nhà xưởng…
Trên đây là những chia sẻ của ISOCERT về mục tiêu môi trường ISO 14001. Hy vọng đây đã là những thông tin hữu ích giúp doanh nghiệp biết được cách thiết lập mục tiêu môi trường sao cho phù hợp cùng cách triển khai hiệu quả để đạt được chúng.
Để tìm hiểu kỹ hơn về hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 hay các tiêu chuẩn ISO khác, doanh nghiệp có thể liên hệ qua hotline 0976389199 (miễn phí) để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết trong thời gian sớm nhất.