Chứng nhận hợp quy sản phẩm là hoạt động đánh giá và xác nhận một loại sản phẩm, hàng hóa cụ thể nào đó về mức độ phù hợp của chúng so với các quy chuẩn tương ứng.
Cụ thể, quy chuẩn kỹ thuật được hiểu là những quy định về mức giới hạn của các đặc tính kỹ thuật cùng yêu cầu quản lý cho một sản phẩm cụ thể nào đó. Mục đích của các quy chuẩn kỹ thuật là đảm bảo sản phẩm, hàng hóa khi sản xuất và kinh doanh là an toàn, không gây hại tới sức khỏe của con người và môi trường. Đồng thời, bảo vệ cho lợi ích cùng an ninh của quốc gia và các yêu cầu thiết yếu khác.
Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Nói cách khác, việc chứng nhận hợp quy là hình thức, hoạt động đánh giá sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp để xem sản phẩm, hàng hóa đó có đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hay không. Tất cả các sản phẩm hàng hóa trước khi sản xuất hoặc nhập khẩu đều phải có giấy chứng nhận hợp quy thì mới được lưu thông trên thị trường. Việc chứng nhận hợp quy khác với chứng nhận hợp chuẩn ở chỗ đây là thủ tục bắt buộc trước khi hàng hóa được cung cấp ra thị trường tới tay người tiêu dùng/ các nhà phân phối, bán lẻ...
Chứng nhận hợp quy là gì?
Tại Việt Nam, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật cùng ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật bao gồm:
Về cơ sở pháp lý, hoạt động chứng nhận hợp quy căn cứ vào:
Hiện nay doanh nghiệp có thể xin giấy chứng nhận hợp quy ở Tổ chức chứng nhận được cấp phép hoạt động.
Nếu như doanh nghiệp đăng ký với 1 Tổ chức chứng nhận không được cấp phép thì giấy chứng nhận hợp quy đó không có giá trị trong công bố hợp quy và đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường cũng như giá trị về pháp lý và hợp đồng. Do đó, việc đăng ký với Tổ chức chứng nhận được cấp phép là rất quan trọng.
ISOCERT - Hài hòa cùng thịnh vượng tự hào là Tổ chức chứng nhận hợp quy được cấp phép. Xem chi tiết năng lực tại đây.
Đăng ký chứng nhận hợp quy ngay với ISOCERT qua hotline: 0976389199 | contacts@isocert.org.vn và cung cấp cho ISOCERT biết loại chứng nhận hợp quy bạn muốn đăng ký.
Hoặc doanh nghiệp có thể đăng ký trực tuyến tại danh mục chứng nhận hợp quy của ISOCERT.
Nghị định 74/2018/NĐ-CP quy định rằng tất cả sản phẩm/ hàng hóa thuộc nhóm 2 cần phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy nếu muốn thực hiện sản xuất, kinh doanh hay nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
Trong đó, nhóm 2 bao gồm các sản phẩm/ hàng hóa có khả năng gây mất an toàn cho sức khỏe con người và môi trường. Với số lượng hàng hóa, sản phẩm ngày càng gia tăng như hiện nay thì mỗi bộ, ban ngành quản lý sẽ có danh mục hàng hóa, sản phẩm bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy riêng. Cụ thể danh mục sẽ bao gồm:
STT |
Tên danh mục |
Văn bản ban hành |
Ghi chú |
1 |
Danh mục sản phẩm, hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn được phụ trách bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Thông tư 14/2018/TT-BNNPTNT |
|
2 |
Danh mục sản phẩm, hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải |
Thông tư 41/2018/TT-BGTVT |
- Với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu, trước khi thông quan phải được chứng nhận hợp quy - Với sản phẩm/hàng hóa được sản xuất, lắp ráp trong nước, trước khi lưu thông vào thị trường phải có chứng nhận hợp quy và thực hiện công bố hợp quy. |
3 |
Danh mục sản phẩm/ hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Giao thông vận tải |
Thông tư 41/2018/TT-BGTVT |
- Với sản phẩm/ hàng hóa nhập khẩu, sau khi được thông quan và trước khi được lưu thông vào thị trường Việt Nam cần phải được chứng nhận và/ hoặc công bố hợp quy. - Với sản phẩm/ hàng hóa nội địa, trước khi lưu thông vào thị trường phải được chứng nhận và/hoặc công bố hợp quy |
4 |
Danh mục sản phẩm/ hàng hóa bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông |
Thông tư 05/2019/TT-BTTTT |
|
6 |
Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương |
Thông tư số 13/VBHN-BCT |
Danh mục này không điều chỉnh với những sản phẩm/ hàng hóa như: - Sản phẩm/ hàng hóa được miễn trừ ngoại giao; - Sản phẩm/ hàng hóa trong túi lãnh sự; - Tài sản di chuyển; - Quà biếu, quà tặng trong các định mức miễn thuế nhập khẩu được quy định trong Quyết định 31/2015/QĐ-TTg; - Sản phẩm/ hàng hóa doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hoặc quá cảnh; - Sản phẩm/ hàng hóa chuyên dụng phục vụ quốc phòng, an ninh. |
7 |
Danh mục sản phẩm/ hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công an |
Thông tư 08/2019/TT-BCA |
|
8 |
Danh mục sản phẩm/ hàng hóa nhóm 2 thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ |
Thông tư 01/2009/TT-BKHCN |
|
9 |
Danh mục sản phẩm/ hàng hóa nhóm 2 thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH |
|
Để được chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp. Theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN, các tổ chức chứng nhận hợp quy có thể áp dụng 1 trong số 8 phương thức dùng để đánh giá sự phù hợp cho một sản phẩm/ hàng hóa cụ thể:
- Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình của sản phẩm/ hàng hóa;
- Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
- Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy ở nơi sản xuất kết hợp đánh giá - quá trình sản xuất;
- Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình cùng đánh giá quá trình sản xuất; thực hiện giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu được lấy tại nơi sản xuất cùng trên thị trường kết hợp đánh giá quá trình sản xuất;
- Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; thực hiện giám sát thông qua việc lấy mẫu thử nghiệm ở nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp đánh giá quá trình sản xuất;
- Phương thức 6: Thực hiện đánh giá kết hợp giám sát hệ thống quản lý;
- Phương thức 7: Thử nghiệm mẫu và đánh giá theo lô sản phẩm/ hàng hóa;
- Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định tất cả các sản phẩm/ hàng hóa cần chứng nhận hợp quy.
Trong đó:
Ngoài việc chứng nhận sản phẩm hợp quy, mọi sản phẩm lưu thông trên thị trường đều cần có hệ thống đảm bảo chất lượng. Ví dụ:
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Để đạt được chứng nhận hợp quy cho sản phẩm/ hàng hóa của mình, doanh nghiệp sẽ cần phải thực hiện theo những bước sau:
- Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy sản phẩm tại tổ chức chứng nhận sự phù hợp có thẩm quyền (như ISOCERT).
- Bước 2: Tổ chức sẽ cử các chuyên gia chứng nhận xuống cơ sở đăng ký của doanh nghiệp để tiến hành đánh giá ban đầu về các điều kiện. Bao gồm: lấy mẫu thử nghiệm theo phương thức 5 hoặc phương thức 7.
- Bước 3: Sau khi lấy mẫu, các chuyên gia sẽ tiến hành phân tích và đánh giá kết quả thử nghiệm.
- Bước 4: Báo cáo đánh giá
- Bước 5: Cấp giấy chứng nhận
Căn cứ vào kết quả thử nghiệm và đánh giá, nếu sản phẩm đáp ứng được các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì sản phẩm đó sẽ được cấp giấy chứng nhận hợp quy cùng dấu hợp quy. .
- Bước 6: Đánh giá, giám sát sản phẩm định kỳ hàng năm (định kỳ 9 - 12 tháng/ 1 lần).
Việc sở hữu giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm sẽ giúp các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện và phát triển các hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm. Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Ngoài ra, nó có mang lại nhiều giá trị khác cho doanh nghiệp, cụ thể:
![]() |
![]() |
ISOCERT là tổ chức độc lập (bên thứ ba), cung cấp dịch vụ chứng nhận và giám định được công nhận, thừa nhận rộng rãi tại Việt Nam, khu vực và toàn cầu mang đến sự thịnh vượng, bền vững cho các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của ISOCERT.
Tham khảo thêm về năng lực của ISOCCERT và các doanh nghiệp được ISOCERT chứng nhận tại đây.
Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên của ISOCERT đã giúp cho các cá nhân, doanh nghiệp có lời giải đáp cho câu hỏi chứng nhận hợp quy là gì? Nếu như vẫn còn các thắc mắc khác, xin vui lòng liên hệ tới hotline: 0976 389 199 ( miễn phí ) để được các chuyên gia tư vấn, hỗ trợ một cách kỹ lưỡng và phù hợp với từng sản phẩm/ hàng hóa cụ thể.