Đổi mới sáng tạo và năng suất

Đổi mới sáng tạo và năng suất

Admin 01/01/1970

Tổng quan chung

“Đổi mới sáng tạo” là “ việc thực hiện một sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) mới hoặc một quy trình mới hoặc được cải tiến đáng kể, một phương pháp marketing mới, hoặc phương pháp tổ chức quản lý trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh, trong tổ chức công việc hoặc trong quan hệ với bên ngoài (OECD, 2005).

 

Cách tiếp cận truyền thống giả định rằng quá trình tuần tự tuyến tính (Linear Sequential Process) của đổi mới sáng tạo là quá trình đưa kết quả của quá trình R&D vào sản xuất. Phương pháp tiếp cận “đẩy công nghệ” (technology push) hoặc phương pháp “kéo nhu cầu” (demand pull) đều đặt R&D ở trung tâm của các chính sách phát triển khoa học và công nghệ.

 

sáng-tạo

 

Trong những năm 1960 và 1970, mô hình đẩy công nghệ (the technology push model) cho rằng đổi mới sáng tạo bắt nguồn từ nghiên cứu cơ bản, sau đó bổ sung cùng với nghiên cứu và phát triển và cuối cùng là ứng dụng, đưa vào quá trình sản xuất và phổ biến nhân rộng. Tuy nhiên, nhiều hoạt động đổi mới sáng tạo không đi theo mô hình tuần tự tuyến tính, do đó, rất khó khăn để kết nối các giai đoạn. Chính vì thế mô hình đặt đổi mới sáng tạo, thay vì R&D, ở vị trí trung tâm và nhận được nhiều sự quan tâm của các bên liên quan. Để nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh của quốc gia và doanh nghiệp, các yếu tố đầu vào như đầu tư cho R&D ở cả khu vực dịch vụ công và khu vực tư nhân cần đượccụ thể hóa thành kết quả đầu ra, đấy chính là đổi mới sáng tạo trong hoạt động kinh doanh.

 

Gần đây, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là thuật ngữ bao gồm cả hoạt động R&D truyền thống và hoạt động đổi mới sáng tạo ở cả khu vực công và khu vực kinh tế tư nhân[1]. Trong đó, Kết hợp với mới khoa học và công nghệ có thể được xem là sự chuyển đổi một ý tưởng thành sản phẩm mới hoặc được cải tiến và được giới thiệu trên thị trường, thành một quy trình hoạt động mới hoặc được cải tiến và ứng dụng trong các ngành công nghiệp và hoạt động thương mại, hoặc thành phương pháp tiếp cận mới cho dịch vụ xã hội ((OECD, 2015).

Năng lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là khả năng một xã hội hoặc một quốc gia không chỉ sáng tạo tri thức mới hoặc tiếp cận trữ lượng kiến thức, mà còn tạo điều kiện cho sự tương tác giữa các bên liên quan trong quá trình chuyển đổi tri thức mới hiện có thành giá trị kinh tế và xã hội. Năng lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo được xác định bởi năng lực kết hợp của bốn thành tố chính trong Hệ thống đổi mới sáng tạo đó là: Chính phủ, các viện nghiên cứu và phát triển, các trường đại học và doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo).

Khi nói đến khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo hoặc đổi mới sáng tạo ở cấp quốc gia tại các quốc gia đang phát triển, ngoài các doanh nghiệp nội địa và các tổ chức dịch vụ công , các chủ thể nước ngoài như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các tập [1] “Khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo” được xem là sự chuyển đổi một ý tưởng thành sản phẩm mới hoặc được cải tiến và được giới thiệu trên thị trường, thành một quy trình hoạt động mới hoặc được cải tiến và ứng dụng trong các ngành công nghiệp và hoạt động thương mại, hoặc thành phương pháp tiếp cận mới cho dịch vụ xã hội (OECD, 2015).

 

Chiến lược nhảy vọt thông minh áp dụng cho mô hình đổi mới sáng tạo

Chiến lược đuổi kịp và quá trình chuyên môn hóa

Để được hưởng lợi của những quốc gia đi sau, các quốc gia đang phát triển thường theo đuổi “chiến lược nhảy vọt” (leap-frogging) và “chiến lược đuổi kịp”(catch-up). Đây là chiến lược nền tảng đối với các chính sách Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (STI) ở các quốc gia phát triển, theo đó các hoạt động đổi mới sáng tạo diễn ra chủ yếu thông qua áp dụng, hấp thụ và điều chỉnh kiến thức công nghệ hiện có từ nước ngoài..

 

Một yếu tố thành công then chốt của các chiến lược bắt kịp công nghệ đó là khả năng hấp thụ công nghệ của các doanh nghiệp. Đây được xem là nhân tố chính của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia để nền kinh tế thực sự có thể được hưởng lợi từ tiếp cận liên tục kiến thức toàn cầu và dòng chảy công nghệ thu nhận được thông qua hoạt động thương mại, đầu tư … (UNCTAD, 2011: p. 14).

 

Một cách tiếp cận khác mà các nước đang phát triển có thể sử dụng là chiến lược chuyên môn hóa thông minh. Đó là chính sách công nghiệp và đổi mới cho nền kinh tế theo đó các chính sách đầu tư R&D và đổi mới tập trung một khu vực hoặc ngành nghề trọng tâm, từ đó tăng năng suất, khả năng cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế của khu vực/ngành và tiếp theo là tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Chuyên môn hóa thông minh được phân biệt với các chính sách công nghiệp truyền thống ở chỗ nó nhấn mạnh vào quá trình tìm kiếm cơ hội kinh doanh, trong đó các bên tham gia vào thị trường và khu vực tư nhân tìm hiểu và sản xuất thông tin về các hoạt động mới. Chính phủ đánh giá kết quả và trao quyền cho các bên tham gia có tiềm năng nhất (Foray, 2012)Bên cạnh đó, trọng tâm lựa chọn là tập trung vào phát triển tài sản vô hình dựa trên tri thức, ở cả khu vực công (ví dụ: giáo dục, nghiên cứu công cộng) và khu vực kinh tế tư nhân, không phải các ngành cụ thể.

 

Tăng trưởng xanh và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Gần đây, sự nhấn mạnh về các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) đã làm sáng tỏ một con đường đổi mới khác. So với với các quốc gia có mức sản xuất và tiêu dùng cao, nhiều nước đang phát triển áp dụng các mô hình sử dụng nguồn lực và năng lượng bền vững hơn. Trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay, có nhiều cơ hội để phát triển cho ‘bước nhảy vọt xanh (Watson, 2011), thay vì đi theo con đường phát triển thông qua công nghiệp hóa như trước đây (UNCTAD, 2019). Cuộc khủng hoảng gần đây do COVID-19 gây ra đã thách thức lớn cho con đường sản xuất thông thường. Cần có một mô hình phát triển mới cho nền kinh tế phát triển bền vững về mặt xã hội và sinh thái.

 

Bên cạnh đó, việc áp dụng thông tin, truyền thông và công nghệ (CNTT-TT) và công nghệ số cho mọi lĩnh vực công nghiệp và đời sống hàng ngày, cũng đang làcách mà nước đang phát triển áp dụng để rút ngắn khoảng cách với những nước có nền công nghiệp tiên tiến, và thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế kỹ thuật số và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4IR).Công nghệ số ngày càng cung cấp nhiều cơ hội “bắt kịp” cho các nước đang phát triển. Ví dụ như công nghệ di động hay công nghệ về năng lược sạch đã giúp các nước phát triển giảm thiểu nhu cầu đầu tư cho hệ thống điện thoại cố định cũng như nhu cầu xây dựnghệ thống truyền tải điện quốc gia tới những vùng sâu vùng xa. Công nghệ máy bay không người lái cũng cho phép người nông dân ở các nước đang phát triển giám sát và điều chỉnh hoạt động canh tác nhằm tối ưu hóa nguồn lực.

 

Để tận dụng cơ hội của chiến lược nhảy vọt, một trong những điều kiện tiên quyết là cải thiện khả năng tiếp cận, khả năng ứng dụng công nghệ. Cụ thể là trước hết, cần có một hệ thống cơ sở hạ tầng giúp người dân, doanh nghiệp và nhà nước tiếp cận được với cáchạ tầng công nghệ cơ bản như internet băng thông rộng và các thiết bị với giá cả phải chăng. Cùng với đó, là một hệ thống chính sách thông thoáng, khuyến khích đổi mới sáng tạo từ mọi chủ thể của nền kinh tế. Cụ thể, Chính phủ có thể khởi xướng các chương trình phát triển kỹ năng số cho doanh nghiệp, công dân và sinh viên ở cấp quốc gia với sự hợp tác của các khu vực tư nhân và các tổ chức trên toàn cầu. Chính phủ cũngcó thể xây dựng các chương trình hành động linh hoạt để khai thác các cơ hội kinh tế khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu với sự tham gia từ các Bộ, ngành và các bên tham gia khác nhau. Một yếu tố mang tính quyết định và việc xây dựng và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao. Đây cũng sẽ là yếu tố quyết định thu hút nguồn vốn và công nghệ từ nước ngoài(Adhikari, 2010).

 

Chiến lược nhảy vọt thông minh (Smart leapfrogging)

Để phát triển, Việt Nam cần phối hợp và phát huy ưu điểm của các chiến lược như đã nêu trên. Việc xây dựng một “Chiến lược nhảy vọt thông minh” có thể kết hợp ưu thế của chiến lược đuổi kịp của những quốc gia đi sau và chính sách công nghiệp để hỗ trợ việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh, đồng thờitheo đuổi lộ trình đổi mới và toàn diện hài hòa giữa phát triển bền vững xã hội và kinh tế.

 

innovate_0

 

Điểm cốt lõi của chiến lược nhảy vọt thông minh làcác chính sách và chương trình về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phải được gắn kết với các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, chính sách công nghiệp và quản lý nguồn nhân lực. Để tăng cường khả năng hấp thụ của các công nghệ nước ngoài trong thời gian ngắn, tất cả các bên tham gia ở cả khu vực công và khu vực tư cần hợp tác chặt chẽ và có chiến lược trong việc sử dụng các nguồn lực, đặc biệt trong điều kiện nguồn lực hạn chế ở một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia sẽ là một công cụ chính sách tốt để thúc đẩy sự kết nối và hợp tác giữa các bên liên quan khác nhau. Tuy nhiên, kế hoạch này phải là kết quả của hợp tác công và tư, và cùng đối thoại nhằm xác định các mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, vai trò và trách nhiệm chi tiết của từng bên tham gia, và cũng có kế hoạch huy động nguồn lực phù hợp. Các kế hoạch nên được tuân thủ theo gói các chính sách được đảm bảo bởi luật pháp, ngân sách nhà nước và quan hệ đối tác toàn cầu.

 

Nhiều nền kinh tế đang phát triển đã cố gắng thiết lập chính sách công nghiệp, nhưng chưa hoàn thành các mục tiêu ban đầu đặt ra vì năng lực quản trị còn yếu, các doanh nghiệp nội địa còn thiếu năng lực hấp thụ công nghệ và tri thức và các thách thức khác khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Để tăng tính khả thi của Kế hoạch, cần sự hợp tác chặt chẽ giữa các quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp và các chuyên gia kinh tế. Ngoài ra, kế hoạch nên được hỗ trợ bởi các cuộc họp giám sát và xử lý sự cố do những người có quyền đưa ra quyết định, những người có thể điều phối hài hòa các lợi ích của các Bộ và cơ quan ban ngành khác.

 

Một trong những yếu tố không thể thiếu trong chiến lược nhảy vọt thông minh là việc xây dựng một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia sao cho phù hợp với trình độ phát triển, cấu trúc kinh tế cũng như hệ thống pháp lý của quốc gia. Nói một cách khác, chiến lược bắt kịp thông minh không thể thiếu các chính sách tăng cường hiệu quả của đổi mới sáng tạo, khuyến khích các hoạt động hấp thu các công nghệ hàng đầuđể áp dụng vào sản xuất cũng như xây dựng năng lực để phát triển các công nghệ hàng đầu.

 

3. Phát triển hoạt động đổi mới sáng tạo mở

Không khí hợp tác, hay còn gọi là “đổi mới sáng tạo mở” đã và đangthay thế tâm thế khép kín của các mô hình nghiên cứu cũ ở các quốc gia phát triển (Chesbrough, 2014).Đổi mới sáng tạo theo hướng mở hướng tới xóa bỏ rào cản trong giao tiếp và kết nối để mang lại luồng không khí hợp tác mới của các bên tham gia trong hệ thống đổi mới sáng tạo. Đây cũng là một chiến lược quan trọng khác để đổi mới hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

 

Theo quan điểm đổi mới sáng tạo mở, doanh nghiệp nên có thái độ cởi mở hơn với các ý tưởng bên ngoài doanh nghiệp và mở rộng tương tác với người tiêu dùng và thị trường. Sự phát triển của các sản phẩm và quy trình mới, đặc biệt là hàng hóa mới và các thiết bị tinh vi, phải có sự tương tác và trao đổi thông tin giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất(Bengt-Åke Lundvall, 1985). Học hỏi tương tác có sức lan tỏa là đặc trưng của các mô hình tiến tiến trong việc phân công lao độngtrong nền kinh tế hiện đại. Về cơ bản hơn, “học hỏi thông qua tương tác” khái quát hóa và lan tỏa các kết quả học hỏi trong nước ra toàn bộ nền kinh tế thông qua việc tiếp nhận máy móc mới, các thành phần mới hoặc hệ thống phần mềm mới là đại diện của kiến ​​thức ẩn và các giải pháp kinh doanh(B. Å. Lundvall, 2017).

 

Đổi mới sáng tạo mở cũng cần có sự phối hợp giữa hoạt động NCPT của doanh nghiệp và các hoạt động nghiên cứu từ các viện nghiên cứu và trường đại học) và khu vực nhà nước thông qua hợp tác công-tư cho các dự án cụ thể, và phương pháp liên ngành (liên kết nhiều ngành khác nhau). Để thúc đẩy những việc này, Chính phủ có thể xem xét hợp nhất và sáp nhập các tổ chức công lập và phân bổ phần kinh phí nghiên cứu cụ thể cho các dự án hợp nhất này. Liên quan đến vấn đề này, Chính phủ nên xây dựng các chương trình cải cách đổi mới để khuyến khích sức mạnh tổng hợp và phối hợp. Cụ thể:

 

- Khởi xướng các dự án đổi mới sáng tạo và các dự án định hướng nhiệm vụ của các Doanh nghiệp hoặc Chính phủ để kết nối sản xuất (doanh nghiệp) và R&D (Viện nghiên cứu, trường đại học) (Ví dụ như mô hình sắp xếp lại các tổ chức nghiên cứu công lập với các hội đồng nghiên cứu,kết nối các hội đồng nghiên cứu với các viện nghiên cứu ở Đức và Hàn Quốc).

 

2-e1544693507523

 

- Thúc đẩy hợp tác giữa các viện nghiên cứu và các trường đại học: trao đổi nhân sự (giảng viên và nhà nghiên cứu), nghiên cứu hợp tác (các dự án tài trợ đặc biệt), sáp nhập hoặc hợp nhất các tổ chức tương tự .

- Thúc đẩy các ngành/nghề (doanh nghiệp) và trường đại học: tạo cơ chế khuyến khích cho cả hai bên. Hỗ trợ các đơn vị chuyên môn hoặc các nhóm các trường đại học thường xuyên kết nối với các ngành/nghề và doanh nghiệp; giảm bớt các chương trình lý thuyết trong hệ thống giáo dục đại học; mời các chuyên gia trong ngành, kỹ sư, kỹ thuật viên có kinh nghiệm thực tế làm giảng viên; hỗ trợ thuế cho các ngành và kết nối với Hội đồng quản trị trong các trường đại học…

 

Để thúc đẩy chiến lược đổi mới sáng tạo thông minh, Chính phủcũng cần cải thiện chính sách quản trị khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo (Đức là một quốc gia điển hình về xây dựng cấu trúc quản trị theo định hướng nhiệm vụ, khắc phục những hạn chế trong cách thức quản lý R&D phân theo các Bộ, ngành hoặc lĩnh vực nghiên cứu).

 

4. Vai trò của nhà nước trong chiến lược “nhảy vọt thông minh” và xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở

Trong giai đoạn vừa qua, rất nhiều bài nghiên cứu đã đánh giá và đề xuất các kiến nghị về chính sách của nhà nước nhằmvào đối tượng là các doanh nghiệp trong phát triển đổi mới sáng tạo. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả muốn tập trung vào vai trò nhà nước trong việc định hướng cũng như vai trò của các tổ chức nghiên cứu, các trường đại học trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở. Cụ thể, một số chính sách mà nhà nước có thể xem xét để phát huy hơn nữa vai trò dẫn dắt của các cơ quan chính phủ cũng như vai trò của các tổ chức nghiên cứu như sau:

 

Trao quyền cơ quan quản lý nhà nước để điều phối các chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

 

Một trong những yếu tố then chốt để ban hành các chính sách phù hợp cho chiến lược nhảy vọt thông minh đó là xây dựng cơ chế phối hợp. Có nghĩa là cần một cơ quan nhà nước điều phối hoạt động KH&CN, đổi mới sáng tạo, cũng như hoạt động đầu tư của khu vực công, tạo điều kiện kết nối hợp tác với các trường đại học và doanh nghiệp trong những dự án cụ thể. Cơ quan này có thể hoạt động như một phần của chiến lược phát triển quốc gia và các chính sách Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, xác định các kế hoạch thực hiện của các bên có liên quan tham gia vào hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia. Với việc xác định rõ ràng các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, cơ quan này có thể có cơ chế phân bổ ngân sách cho hoạt động R&D cho tất cả tổ chức công bao gồm các Bộ, viện nghiên cứu và các cơ quan khác, và chuẩn bị chiến lược đầu tư và đánh giá mức độ tham gia của các bên liên quan.

 

Hơn nữa, cơ chế phối hợp giữa các bên có liên quan cần dựa trên cơ sở dữ liệu và bằng chứng cụ thể. Nói khác đi, để nhận diện tầm quan trọng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và thu hút sự quan tâm của mọi người, đặc biệt là các nhà xây dựng chính sách, xây dựng và ban hành chính sách cần dựa trên cơ sở dữ liệu và bằng chứng.

 

Có thể nói  nền tảng cho việc hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng là việc thu thập và khảo sát dữ liệu thường xuyên. Một trong những thách thức trong quá trình chẩn đoán và đưa ra nhận định về năng suất và năng lực cạnh tranh của đổi mới sáng tạo là thiếu cơ sở dữ liệu thống nhất về R&D và các hoạt động đổi mới sáng tạo của khu vực công và khu vực kinh tế tư nhân. Cơ quan quản lý có liên quan nên tiến hành khảo sát thường xuyên về các hoạt động này và đưa hoạt động này vào các văn bản pháp luật và cần áp dụng tài liệu tham khảo theo tiêu chuẩn toàn cầu của Frascati[1] cho các khảo sát về R&D tại các viện nghiên cứu và trường đại học, và Sổ tay hướng dẫn về khảo sát hoạt động đổi mới sáng tạo của Oslo[2]. Để thực hiện nghiêm túc việc khảo sát thu thập dữ liệu và thông tin, việc xây dựng và ban hành các văn bản hoặc quy định có liên quan cần nêu rõ cơ quan chịu trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể, cũng như cần có các biện pháp xửlý vi phạm.

 

Bên cạnh đó, cũng cần có một hệ thống giám sát và đánh giá hiệu quả của đầu tư công trong đầu tư R&D và đổi mới sáng tạo trên cơ sở các dữ liệu thu thập được về đổi mới sáng tạo. Đây sẽ là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách có các điều chỉnh cũng như chính sách hợp lý trong quản lý và khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo.

 

Tăng cường củng cổ năng lực các cơ quan xây dựng chính sách Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

 

Song song với việc thiết lập cơ chế phối hợp mới, hệ thống R&D cần được hỗ trợ bởi cơ quan có thẩm quyền có chuyên môn về chính sách Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, cơ quan có năng lực phân tích và thẩm quyền để đánh giá và giám sát các tổ chức nghiên cứu. Dựa trên các kết quả phân tích và đánh giá khách quan về hiệu quả với tầm nhìn dài hạn, cơ quan này có thể tham mưu cho các Bộ, ngành và các nhà lập chính sách, và tư vấn cho các viện nghiên cứu về đường hướng hướng nghiên cứu trên cơ sở nhu cầu của thị trường và hướng phát triển dài hạn của quốc gia.

 

Tích hợp giữa chuyên sâu về thông tin dữ liệu, nghiên cứu chính sách và đánh giá chính sách sẽ góp phần mở rộng mạng lưới hợp tác của các này cơ quan thông qua cách cung cấp và chia sẻ thông tin phù hợp và đưa ra các tư vấn chất lượng cho cộng đồng nghiên cứu và các nhà lập chính sách. Đây sẽ là tiền đề để phát triển các tổ chức nghiên cứu có uy tín không chỉ trong nước mà trong khu vực và trên thế giới..

 

Cơ chế cấp ngân sách mới và cơ chế quản lý dựa trên kết quả

 

Các viện nghiên cứu phải đảm bảo ngân sách cột lõi để thu hút, giữ chân nhân tài và duy trì cơ sở vật chất và thiết bị chất lượng cao. Nguồn ngân sách cố định có thể cản trở cơ chế khuyến khích hiệu quả, trong khi đó phụ thuộc quá nhiều vào nguồn ngân sách cạnh tranh có thể dẫn đến các dự án ngắn hạn được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu thiếu và làm giảm năng lực cạnh tranh của các tổ chức nghiên cứu công lập(Guinet, 2012).

 

Hệ thống cấp ngân sách hiện nay cho các viện nghiên cứu có một số hạn chế, và cần được cơ cấu lại. Một số tổ chức được cấp ngân sách cho nghiên cứu, trong khi những tổ chức khác cấp ngân sách hỗ trợ tiền lương và chi phí hoạt động. Do đó, điều quan trọng là xây dựng cơ chế cấp ngân sách phù hợp để cân đối trách nhiệm và chất lượng hiệu quả nghiên cứu.

 

Do đó, dù rất thách thức nhưng cần phải kết hợp cân đối giữa các nguồn ngân sách. Ngân sách cốt lõi có thể được cấp dưới các hình thức khác nhau, với mức độ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện. Ví dụ, ngân sách cốt lõi có thể được dành cho một số mục đích nhất định như nâng cao năng lực, các dự án đổi mới sáng tạo rủi ro cao trong dài hạn, các dự án theo nhu cầu kinh tế-xã hội. Liên quan đến ngân sách cạnh tranh, cần khuyến khích hợp tác và nghiên cứu và phát triển liên ngành với sự tham gia của các tổ chức khác nhau bao gồm các trường đại học, doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế.

 

Các chương trìnhđào tạo sau đại học của các trường đại học nghiên cứu là yếu tố quan trọng để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho hoạt động phát triển Khoa học và Công nghệ. Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực cho Khoa học và Công nghệ, nhưnghiện nay hầu hết các chương trình đào tạo sau đại học vẫn tách biệt với các hoạt động R&D.Sự tách biệt này có thể làm giảm năng lực nghiên cứu và cản trở thu hút các giảng viên có năng lực.

 

Thúc đẩy cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục sau đại học có thể thúc đẩy hấp thụ công nghệ, ứng dụng và sử dụng công nghệ, dẫn đến chuyển đổi sang mô hình sản xuất và công nghiệp có giá trị gia tăng cao hơn. Các trường đại học có vai trò quan trọng trong việc áp dụng và sáng tạo ra kiến ​​thức và công nghệ, đặc biệt là trong mô hình kinh tế mới. Cụ thể hơn, giáo dục sau đại học trong các trường đại học nghiên cứu phải được trao quyền với việc xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn chiến lược và triết lý quản lý theo định hướng thị trường và đổi mới sáng tạo.

 

Chính phủ có thể lựa chọn các chương trình chính sách phù hợp để hỗ trợ các khóa học sau đại học. Chương trình hỗ trợ để nâng cao danh tiếng của các trường đại học nghiên cứu là sáng kiến ​​cấp bách nhất cho phát triển kinh tế- xã hội trong giai đoạn này. Đặc biệt là việc nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu thông qua thu hút nhân tài trong và ngoài nước. Chương trình hỗ trợ trường đại học này có thể được thiết kế để thúc đẩy hợp tác và sự dịch chuyển lao động giữa các viện nghiên cứu, doanh nghiệp và trường đại học, và để đẩy nhanh việc mời gọi nhân tài từ nước ngoài.

 

Ngoài ra, đầu tư tài chính với cơ chế khuyến khích mới cũng có thể hoạt động hiệu quả để khuyến khích sự tham gia của các bên có liên quan. Ví dụ, mời các giáo sư hàng đầu từ các trường đại học hàng đầu trên thế giới có thể tốn rất nhiều tiền để đầu tư, và có thể phải đối mặt với nhiều khiếu nại từ các giảng viên đương nhiệm của các trường đại học. Do đó, các gói hỗ trợ tài chính cần tập trung khuyến khích và huy động hiệu quả sự tham gia của các giáo sư hiện nay. Dự án 211 và Dự án 985 của Trung Quốc, dự án Brain Korea 21 (BK21) và các trường đại học đẳng cấp thể giới (Worla Class University) của Hàn Quốc là các ví dụ điển hình, và có thể làm chuẩn đối sánh trong trường hợp này.

 

Phổ biến các ví dụ điển hình về kết nối giữa Viện nghiên cứu và các ngành/nghề (doanh nghiệp)

 

Chức năng quan trọng nhất hiện nay của các trường đại học và giáo dục đại học vẫn là đào tạo đội ngũ nghiên cứu và chuyên gia có đủ kỹ năng, kiến ​​thức và năng lực để giải quyết các vấn đề phức tạp. Vai trò của giáo dục đại học đặc biệt quan trọng đối với các nền kinh tế đang phát triển; nhu cầu giải quyết các vấn đề phức tạp sẽ xuất hiện thường xuyên hơn đối với các nền kinh tế luôn hướng tới đổi mới sáng tạo (Theodore Schultz, 1975). Do đó, hệ thống đại học nên được thiết kế như một phần không thể thiếu trong hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia (B. A. Lundvall, 2007).

 

Sự hỗ trợ của Chính phủ cho liên kết giữa các ngành/nghề (doanh nghiệp) và các trường đại học sẽ tạo điều kiện cho chuyên môn hóa hoặc chiến lược “lựa chọn và tập trung” của các trường đại học hiện nay. Nếu không có sự can thiệp đầy đủ, các trường đại học có xu hướng theo đuổi mô hình đại học nghiên cứu và không chú trọng liên kết với các ngành/nghề hoặc cộng đồng trong khu vực. Chính phủ và các hội đồng nghiên cứu quốc gia cần phát triển Cơ chế khuyến khích và trách nhiệm, bởi cơ chế này có vai trò là chất xúc tác cho các viện nghiên cứu chuẩn bị xây dựng các kế hoạch chuyên môn hóa và phân bổ nguồn lực hiệu quả.

 

Các doanh nghiệp cũng có thể được hưởng lợi từ các trường đại học theo hướng các trường đại học sẽ cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, có năng lực, có khả năng sử dụng các công nghệ tiên tiến, có chuyên môn tốt để hỗ trợ doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận.Tuy nhiên, các ngành/nghề và doanh nghiệp nên tích cực kết nối và cung cấp thông tinh cho các trường đại học để biến nguồn nhân lực tiềm năng đó thành lợi ích chung của cả hai bên. Chương trình giảng dạy tùy chỉnh theo nhu cầu của các doanh nghiệp có thể là một trong những ví dụ điển hình.

 

Mô hình quản trị các trường đại học tốt hơn hướng tới cạnh tranh toàn cầu

 

Các trường đại học cần thực hiện việc chuyển đổi để đáp ứng nhu cầu mới từ các quốc gia đang phát triển và những thách thức từ môi trường cạnh tranh toàn cầu. Trong giai đoạn quan trọng này, các cơ quan quản lý nhà nước và các nhà trí thức cần xem xét liệu mô hình quản trị trường đại học như hiện nay, xét đến cả môi trường bên trong và bên ngoài, có phải là một bộ máy phù hợp để đáp ứng các yêu cầu đó và để dẫn dắt quá trình chuyển đổi.

 

Bộ máy quản lý trong các trường đại học cần được tổ chức lại để hiệu trưởng hoặc chủ tịch hội đồng trường chủ động lãnh đạo việc chuyển đổi. Đồng thời, các yêu cầu tự chủ, như hệ thống tự chịu trách nhiệm và minh bạch cũng cần được xây dựng. Hợp nhất là xu hướng chung của cải cách các trường đại học quốc gia ở châu Á, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore./.

 

TS. Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Bài viết liên quan

Cách đơn giản để gia tăng chất lượng sản phẩm

Nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những điều quan trọng nhất để đạt được tăng trưởng doanh số bán hàng và lợi nhuận trong dài hạn nhờ vào việc đạt được sự hài lòng của khách hàng và người tiêu dùng.

Lợi ích đích thực từ việc chứng nhận ISO

Những lợi ích mà chứng nhận hệ thống quản lý ISO (chứng nhận ISO) đem lại là gì? Và liệu nó có thật sự hữu ích cho công ty/doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu trong bài dưới đây.

Công bố hợp quy vật liệu xây dựng - Đưa vật liệu xây dựng sản xuất, nhập khẩu vào thị trường Việt Nam

Như thông tin đã biết, sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra thị trường cần phải đạt yêu cầu về tiêu chuẩn (công bố hợp chuẩn/ công bố hợp quy sản phẩm) theo quy định của pháp luật. Điều này cũng là bắt buộc đối với loại hàng hóa vật liệu xây dựng.

Công bố hợp chuẩn: Hồ sơ và thủ tục chi tiết

Đứng trước những yêu cầu ngàng càng gắt gao của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hàng hóa bắt buộc phải có những bước chuyển mình để đáp ứng được nhu cầu, mong đợi của người tiêu dùng. Trong đó, Chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường hiện nay là vấn đề cốt lõi. Sản phẩm, hàng hóa trước khi được đưa ra lưu thông trên thị trường, bên cạnh các quy định pháp luật về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, nhãn mác hàng hóa,... thì việc thực hiện công bố cũng nằm trong các yêu cầu về đảm bảo chất lượng. Việc thực hiện công bố phù hợp tiêu chuẩn áp dụng (công bố hợp chuẩn) đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cho người tiêu dùng và cả các cơ quan quản lý, chức năng.  Cùng ISOCERT tìm hiểu thêm về Công bố hợp chuẩn và các bước thực hiện để giúp doanh nghiệp công bố dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Hiệu lực của bản tự công bố sản phẩm là bao lâu?

Trong xã hội hiện đại, việc đa dạng hóa các sản phẩm nhằm mở rộng thị trường kinh doanh là điều mà mọi doanh nghiệp hướng tới để phát triển và phát triển bền vững. Số lượng hàng hóa, sản phẩm tăng nhanh chóng mặt cũng đồng thời phải song hành với chất lượng của chúng được đảm bảo và cải tiến không ngừng nghỉ. Bởi lẽ người tiêu dùng là trung tâm cốt lõi của môi trường kinh doanh. Và thực tế là tất cả chúng ta đều mong muốn được trải nghiệm và sử dụng những sản phẩm tốt nhất và hơn thế nữa.

Tin tức và Sự kiện liên quan

Tổng Kết Chương Trình Đào Tạo Năng Lực Quản Lý Trong Ngành Sản Xuất

Chương trình đào tạo năng lực quản lý trong ngành sản xuất do ISOCERT tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia và hưởng ứng của hơn 100 anh/chị quản lý của các doanh nghiệp

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001:2015 Tại Công Ty Cổ Phần Phụ Gia PVC Xanh

Buổi đánh giá giúp Công ty CP Phụ Gia PVC Xanh thiết lập hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, xây dựng nền tảng cho việc đạt chứng nhận sau này

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001 Tại Công Ty Cổ Phần Starpoly

Thực hiện đánh giá ISO 9001 là bước tiến quan trọng, giúp Công ty Cổ phần Starpoly thành công hơn trong tương lai

Thông báo chuyển đổi ISO 22003-1:2022, thay thế ISO/TS 22003:2013

Chuyển đổi từ tiêu chuẩn ISO/TS 22003:2013 sang ISO 22003-1:2023 sẽ có tác động đến khách hàng làm chứng nhận ISO 22000, HACCP

Những điều cần lưu ý đối với khách hàng được chứng nhận ISO của ISOCERT

Thông báo về hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận trong văn bản tài liệu, quảng bá, bao bì sản phẩm; Đánh giá giám sát và duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận.

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

Bài viết liên quan

Cách đơn giản để gia tăng chất lượng sản phẩm

Nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những điều quan trọng nhất để đạt được tăng trưởng doanh số bán hàng và lợi nhuận trong dài hạn nhờ vào việc đạt được sự hài lòng của khách hàng và người tiêu dùng.

Lợi ích đích thực từ việc chứng nhận ISO

Những lợi ích mà chứng nhận hệ thống quản lý ISO (chứng nhận ISO) đem lại là gì? Và liệu nó có thật sự hữu ích cho công ty/doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu trong bài dưới đây.

Công bố hợp quy vật liệu xây dựng - Đưa vật liệu xây dựng sản xuất, nhập khẩu vào thị trường Việt Nam

Như thông tin đã biết, sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra thị trường cần phải đạt yêu cầu về tiêu chuẩn (công bố hợp chuẩn/ công bố hợp quy sản phẩm) theo quy định của pháp luật. Điều này cũng là bắt buộc đối với loại hàng hóa vật liệu xây dựng.

Công bố hợp chuẩn: Hồ sơ và thủ tục chi tiết

Đứng trước những yêu cầu ngàng càng gắt gao của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hàng hóa bắt buộc phải có những bước chuyển mình để đáp ứng được nhu cầu, mong đợi của người tiêu dùng. Trong đó, Chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường hiện nay là vấn đề cốt lõi. Sản phẩm, hàng hóa trước khi được đưa ra lưu thông trên thị trường, bên cạnh các quy định pháp luật về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, nhãn mác hàng hóa,... thì việc thực hiện công bố cũng nằm trong các yêu cầu về đảm bảo chất lượng. Việc thực hiện công bố phù hợp tiêu chuẩn áp dụng (công bố hợp chuẩn) đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cho người tiêu dùng và cả các cơ quan quản lý, chức năng.  Cùng ISOCERT tìm hiểu thêm về Công bố hợp chuẩn và các bước thực hiện để giúp doanh nghiệp công bố dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Hiệu lực của bản tự công bố sản phẩm là bao lâu?

Trong xã hội hiện đại, việc đa dạng hóa các sản phẩm nhằm mở rộng thị trường kinh doanh là điều mà mọi doanh nghiệp hướng tới để phát triển và phát triển bền vững. Số lượng hàng hóa, sản phẩm tăng nhanh chóng mặt cũng đồng thời phải song hành với chất lượng của chúng được đảm bảo và cải tiến không ngừng nghỉ. Bởi lẽ người tiêu dùng là trung tâm cốt lõi của môi trường kinh doanh. Và thực tế là tất cả chúng ta đều mong muốn được trải nghiệm và sử dụng những sản phẩm tốt nhất và hơn thế nữa.

Tin tức và Sự kiện liên quan

Tổng Kết Chương Trình Đào Tạo Năng Lực Quản Lý Trong Ngành Sản Xuất

Chương trình đào tạo năng lực quản lý trong ngành sản xuất do ISOCERT tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia và hưởng ứng của hơn 100 anh/chị quản lý của các doanh nghiệp

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001:2015 Tại Công Ty Cổ Phần Phụ Gia PVC Xanh

Buổi đánh giá giúp Công ty CP Phụ Gia PVC Xanh thiết lập hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, xây dựng nền tảng cho việc đạt chứng nhận sau này

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001 Tại Công Ty Cổ Phần Starpoly

Thực hiện đánh giá ISO 9001 là bước tiến quan trọng, giúp Công ty Cổ phần Starpoly thành công hơn trong tương lai

Thông báo chuyển đổi ISO 22003-1:2022, thay thế ISO/TS 22003:2013

Chuyển đổi từ tiêu chuẩn ISO/TS 22003:2013 sang ISO 22003-1:2023 sẽ có tác động đến khách hàng làm chứng nhận ISO 22000, HACCP

Những điều cần lưu ý đối với khách hàng được chứng nhận ISO của ISOCERT

Thông báo về hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận trong văn bản tài liệu, quảng bá, bao bì sản phẩm; Đánh giá giám sát và duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận.

0
0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo