Ghi nhãn điện tử - Thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0

Ghi nhãn điện tử - Thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0

Admin 01/01/1970

Ghi nhãn điện tử - Một cách tiếp cận ghi nhãn hiện đại, ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0

 

Mở đầu

Ghi nhãn theo phương thức điện tử (sau đây viết tắt là ghi nhãn điện tử) là gì? Đó là một cách sử dụng công nghệ 4.0, hỗ trợ ghi nhãn bằng phương pháp vật lý truyền thống (dán, in, đính, đúc, chạm, khắc…) để các nhà sản xuất công bố các thông tin, nội dung cần thiết về sản phẩm, hàng hóa mà những nội dung này nếu  thể hiện theo phương pháp vật lý truyền thống như in, đính kèm…. sẽ tốn rất nhiều thời gian, chi phí, bảo quản, vận chuyển...  Ghi nhãn điện tử giúp thể hiện không những các nội dung ghi nhãn bắt buộc theo quy định của pháp luật mà còn có thể cung cấp các thông tin bổ sung khác cần thiết cho người tiêu dùng trên nhãn hàng hóa hiển thị thông qua phương tiện điện tử và/hoặc hiển thị trên màn hình. 

Nhãn điện tử không thay thế hoàn toàn cho nhãn vật lý thông thường, mà chỉ là hỗ trợ việc thể hiện những nội dung bắt buộc, cần thiết của nhãn hàng hóa (Ví dụ  các nội dung bắt buộc của nhãn hàng hóa như  hướng dẫn sử dụng, thông số và tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn bảo quản, thông tin cảnh báo... mà việc in ấn  những nội dung này tốn kém nhiều chi phí cho doanh nghiệp). Hàng hóa  vẫn phải có  nhãn  vật lý với những nội dung cơ bản  để người tiêu dùng nhận biết trực quan khi xem hàng , mua hàng qua đó bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quyền lợi của các doanh nghiệp chân chính cũng như  đảm bảo  công tác quản lý nhà nước.  Không  được phép kinh doanh hàng hóa  trắng  trơn, không có nhãn (nhãn vật lý) mà khi người tiêu dùng cần xem hàng, mua hàng thì lên “mây” (Icloud), lên “Web”…  mà xem! 

Lợi ích của ghi nhãn điện tử 

Đối với nhà sản xuất, nhãn điện tử là một phương thức tự nguyện mà họ có thể lựa chọn để hỗ trợ cho phương pháp ghi nhãn các thông tin bắt buộc truyền thống. Nhãn điện tử đặc biệt có tác dụng khi sản phẩm đang có xu hướng nhỏ đi về kích thước, nhãn điện tử cũng giúp cắt giảm chi phí sản xuất, thúc đẩy đổi mới sáng tạo thiết kế sản phẩm, và làm lợi cho môi trường thông qua việc cắt giảm các chất thải được tạo ra trong quá trình sản xuất và in nhãn vật lý. Do không bị hạn chế bởi kích thước hiển thị của nhãn khi sử dụng ghi nhãn theo phương thức điện tử, nhà sản xuất có thể tự quyết định cung cấp bổ sung thêm thông tin gì như là một phần trong chiến lược hậu mãi hoặc dịch vụ khách hàng của họ, ngoài các thông tin tối thiểu phải cung cấp trên nhãn theo quy định pháp luật. Nhãn điện tử cho phép sản phẩm mới tiếp cận thị trường nhanh hơn.

Giảm bớt tác động đối với môi trường

Nhãn điện tử cho phép các nhà sản xuất giảm bớt lượng vật liệu sử dụng để in, dán nhãn và thay thế nhãn. Điều đó cũng có nghĩa là giảm lãng phí liên quan đến việc thu hồi sản phẩm và thay thế nhãn  (đi kèm với việc phải thay toàn bộ thân sau của sản phẩm) nếu yêu cầu thay đổi được đưa ra sau khi sản phẩm đã được sản xuất và phân phối. Hơn nữa, nhãn điện tử cũng giúp các nhà sản xuất có thể dễ dàng thông tin chi tiết cho người tiêu dùng về cách xử lý sản phẩm theo hướng thân thiện với môi trường. Với thông tin tốt hơn và dễ tiếp cận hơn, mức độ tuân thủ, ví dụ như các quy định về tái chế, có thể sẽ tăng lên.

Thuận lợi đối với đổi mới sáng tạo sản phẩm 

Do đổi mới công nghệ, nhiều sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông (Information & Communication Technologies - ICT) đang thu hẹp kích thước, yêu cầu ghi nhãn vật lý sẽ có thể trở thành một hạn chế thiết kế, làm các nhà sản xuất phải thay đổi thiết kế tối ưu của sản phẩm cho phù hợp nhãn. Nhãn điện tử sẽ tạo thuận lợi cho việc đổi mới sản phẩm theo hướng trên mà vẫn đáp ứng yêu cầu về ghi nhãn, đồng thời việc thay đổi thiết kế có thể rút ngắn thời hạn ra mắt sản phẩm mới. 

Nhãn hàng hóa  sống động và tương tác thân thiện với người tiêu dùng

Các nhãn vật lý thường tĩnh và khó cập nhật – mất thời gian và tiền bạc để thu hồi sản phẩm, loại bỏ và thay thế nhãn vật lý. Ngược lại, nhãn điện tử có thể đóng vai trò như các trang web tương tác giúp thông tin sản phẩm có thể được cập nhật từ xa để giải quyết mọi vấn đề của người dùng, chi tiết liên hệ của nhà sản xuất, thay đổi theo quy định, những điểm không chính xác, chẳng hạn như lỗi đánh máy. Bằng cách này, bản thân các nhãn điện tử cũng dễ thay đổi hơn và chi phí rẻ hơn. 

Tiết kiệm chi phí 

Vì các sản phẩm ICT trở nên nhỏ hơn và bắt mắt hơn, việc ghi hoặc sử dụng nhãn vật lý đòi hỏi nhiều thời gian thiết kế và thiết bị đắt tiền. Các nhà sản xuất đã chi một số tiền đáng kể để xây dựng, kiểm soát, bảo trì và sản xuất nhãn hiệu sản phẩm, bao bì và các tài liệu hướng dẫn thường được sử dụng để chuyển tải thông tin chứng nhận theo yêu cầu hoặc thông tin về điều kiện sử dụng. Những chi phí này sẽ tăng lên nếu các nhà sản xuất phải sửa đổi nhãn  do thay đổi trong yêu cầu ghi nhãn. Nhãn điện tử giúp cắt giảm hoặc loại bỏ các chi phí này mà không làm mất quyền truy cập của người dùng vào các thông tin quy định có liên quan. Vì vậy, ghi nhãn điện tử là một phương thức ghi nhãn hiệu quả hơn về chi phí, giúp giảm thiểu chi phí của hàng hóa ICT, điều này nhìn rộng hơn sẽ thúc đẩy việc sử dụng rộng rãi các sản phẩm ICT cũng như các lợi ích kinh tế-xã hội từ đó.

Đối với người tiêu dùng, nhãn điện tử cho phép người tiêu dùng tiếp cận thông tin dễ dàng hơn, cung cấp nhiều thông tin hơn so với nhãn vật lý thông thường. Nhãn điện tử tạo một cơ chế dễ tiếp cận hơn để người sử dụng tìm nhãn hiệu mà họ quan tâm, đi kèm với tuyên bố và hướng dẫn về sản phẩm, cũng như bất kỳ chi tiết nào khác mà nhà sản xuất muốn đưa vào, như bảo hành sản phẩm, chi tiết liên hệ, tái chế và cơ hội kinh doanh. Ngoài ra, nhãn điện tử có thể dễ tiếp cận, bao quát và dễ đọc hơn vì nó không bị hạn chế bởi yếu tố kích thước liên quan tới việc hiển thị thông tin điện tử, trái hẳn với các phông chữ nhỏ thường được sử dụng trong các tuyên bố in kèm với các sản phẩm ICT được bán ra trên thị trường.

Những lợi ích này của nhãn điện tử giúp người tiêu dùng dễ so sánh sản phẩm hơn và khuyến khích các ý kiến phản hồi tích cực để đổi mới sản phẩm, đặc biệt là khi nhà sản xuất tự nguyên tham gia các chương trình dán nhãn, ví dụ nhãn tiết kiệm năng lượng hoặc nhãn môi trường. Nhờ truy cập trực tuyến các thông tin quy định và các thông tin khác về sản phẩm, người tiêu dùng có thể xác định được sản phẩm nào có những nhãn nào và mua hàng theo sở thích.

Đối với cơ quan quản lý , nhãn điện tử cho phép các cơ quan quản lý và/hoặc các cơ quan có thẩm quyền tiếp cận thông tin tuân thủ mới nhất, và có thể hỗ trợ việc ngăn chặn hàng giả lưu thông trên thị trường. Các cơ quan quản lý có thể dễ dàng kiểm tra xem liệu nhà sản xuất có tuân thủ các yêu cầu về ghi nhãn điện tử (kể cả các yêu cầu thay đổi) hay không bằng cách kiểm tra nhãn điện tử trên các thiết bị có màn hình tích hợp hoặc bằng cách kiểm tra trang web được chỉ định của sản phẩm trong trường hợp sử dụng một mã hoặc một liên kết tới các thiết bị không có màn hình.

Tình hình áp dụng ghi nhãn điện tử trên thế giới:

Chính vì những lợi ích to lớn của ghi nhãn điện tử mà trên thế giới đã  có nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành hàng áp dụng. Xu thế áp dụng ghi nhãn điện tử ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới, được các doanh nghiệp và người tiêu dùng hưởng ứng. Theo số liệu khảo sát gần đây cho thấy 76% doanh nghiệp châu Âu được khảo sát cho biết họ sẽ áp dụng nhãn điện tử nếu có, 75% các công ty tin rằng dán nhãn điện tử sẽ cải thiện tình hình kinh doanh hiện tại và 71% là ý kiến, rằng nó sẽ có tác động tích cực đến môi trường (có thể làm giảm gánh nặng môi trường), nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp bằng cách giảm chi phí, trong khi duy trì hoặc nâng cao mức độ an toàn và có lợi cho người dùng. 

Các cơ quan quản lý chức năng ở Úc, Canada, Trung Quốc, Châu Âu, Nhật Bản, Philippines, Pakistan, Singapore, Malaysia, New Zeland, Nam Phi, Hàn Quốc, Samoa, Đài Loan, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất và Hoa Kỳ đã chấp nhận quy định sử dụng nhãn điện tử trong quá trình lưu thông hàng hóa đối với các thiết bị điện tử và một số loại hàng hóa khác.

Ví dụ, Cơ quan quản lý Dược và Thực phẩm (FDA) của Hoa kỳ đã phê duyệt việc sử dụng nhãn điện tử cho các thiết bị y tế theo toa dành cho các cơ sở chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ vào năm 2003. Tại Liên minh Châu Âu, hướng dẫn cung cấp, hướng dẫn sử dụng nhãn điện tử (EIFU) cho các thiết bị chẩn đoán in vitro đã có từ năm 2007. Quy định số 207/2012 của Ủy ban châu Âu cho phép các thiết bị y tế được áp dụng ghi nhãn điện tử ở tất cả các quốc gia thành viên EU…

Kết luận 

Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII  của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ “Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, chú trọng một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới”. Việc ứng dụng công nghệ 4.0, áp dụng ghi nhãn điện tử là một biện pháp có hiệu quả để khắc phục những hạn chế của nhãn vật lý đã được nhiều nước trên thế giới quy định và hướng dẫn thực hiện trong nhiều năm qua đã và mang lại những hiệu quả thiết thực cho kinh tế, xã hội, môi trường, hỗ trợ cho cả doanh nghiệp và cộng đồng/người tiêu dùng. 

Để hoàn thiện hành lang pháp lý, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước  đối với nhãn hàng hóa  nói chung và nhãn hàng hóa được ghi theo phương thức điện tử nói riêng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh áp dụng công nghệ 4.0 và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời đại kinh tế số, cần thiết phải có văn bản quy định của pháp luật được ban hành bởi  cơ quan có thẩm quyền về lĩnh vực này./.

 

TS Trần Quốc Tuấn

Cục trưởng, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.





 

Bài viết liên quan

Cách đơn giản để gia tăng chất lượng sản phẩm

Nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những điều quan trọng nhất để đạt được tăng trưởng doanh số bán hàng và lợi nhuận trong dài hạn nhờ vào việc đạt được sự hài lòng của khách hàng và người tiêu dùng.

Lợi ích đích thực từ việc chứng nhận ISO

Những lợi ích mà chứng nhận hệ thống quản lý ISO (chứng nhận ISO) đem lại là gì? Và liệu nó có thật sự hữu ích cho công ty/doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu trong bài dưới đây.

Công bố hợp quy vật liệu xây dựng - Đưa vật liệu xây dựng sản xuất, nhập khẩu vào thị trường Việt Nam

Như thông tin đã biết, sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra thị trường cần phải đạt yêu cầu về tiêu chuẩn (công bố hợp chuẩn/ công bố hợp quy sản phẩm) theo quy định của pháp luật. Điều này cũng là bắt buộc đối với loại hàng hóa vật liệu xây dựng.

Công bố hợp chuẩn: Hồ sơ và thủ tục chi tiết

Đứng trước những yêu cầu ngàng càng gắt gao của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hàng hóa bắt buộc phải có những bước chuyển mình để đáp ứng được nhu cầu, mong đợi của người tiêu dùng. Trong đó, Chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường hiện nay là vấn đề cốt lõi. Sản phẩm, hàng hóa trước khi được đưa ra lưu thông trên thị trường, bên cạnh các quy định pháp luật về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, nhãn mác hàng hóa,... thì việc thực hiện công bố cũng nằm trong các yêu cầu về đảm bảo chất lượng. Việc thực hiện công bố phù hợp tiêu chuẩn áp dụng (công bố hợp chuẩn) đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cho người tiêu dùng và cả các cơ quan quản lý, chức năng.  Cùng ISOCERT tìm hiểu thêm về Công bố hợp chuẩn và các bước thực hiện để giúp doanh nghiệp công bố dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Hiệu lực của bản tự công bố sản phẩm là bao lâu?

Trong xã hội hiện đại, việc đa dạng hóa các sản phẩm nhằm mở rộng thị trường kinh doanh là điều mà mọi doanh nghiệp hướng tới để phát triển và phát triển bền vững. Số lượng hàng hóa, sản phẩm tăng nhanh chóng mặt cũng đồng thời phải song hành với chất lượng của chúng được đảm bảo và cải tiến không ngừng nghỉ. Bởi lẽ người tiêu dùng là trung tâm cốt lõi của môi trường kinh doanh. Và thực tế là tất cả chúng ta đều mong muốn được trải nghiệm và sử dụng những sản phẩm tốt nhất và hơn thế nữa.

Tin tức và Sự kiện liên quan

Tổng Kết Chương Trình Đào Tạo Năng Lực Quản Lý Trong Ngành Sản Xuất

Chương trình đào tạo năng lực quản lý trong ngành sản xuất do ISOCERT tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia và hưởng ứng của hơn 100 anh/chị quản lý của các doanh nghiệp

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001:2015 Tại Công Ty Cổ Phần Phụ Gia PVC Xanh

Buổi đánh giá giúp Công ty CP Phụ Gia PVC Xanh thiết lập hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, xây dựng nền tảng cho việc đạt chứng nhận sau này

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001 Tại Công Ty Cổ Phần Starpoly

Thực hiện đánh giá ISO 9001 là bước tiến quan trọng, giúp Công ty Cổ phần Starpoly thành công hơn trong tương lai

Thông báo chuyển đổi ISO 22003-1:2022, thay thế ISO/TS 22003:2013

Chuyển đổi từ tiêu chuẩn ISO/TS 22003:2013 sang ISO 22003-1:2023 sẽ có tác động đến khách hàng làm chứng nhận ISO 22000, HACCP

Những điều cần lưu ý đối với khách hàng được chứng nhận ISO của ISOCERT

Thông báo về hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận trong văn bản tài liệu, quảng bá, bao bì sản phẩm; Đánh giá giám sát và duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận.

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

Bài viết liên quan

Cách đơn giản để gia tăng chất lượng sản phẩm

Nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những điều quan trọng nhất để đạt được tăng trưởng doanh số bán hàng và lợi nhuận trong dài hạn nhờ vào việc đạt được sự hài lòng của khách hàng và người tiêu dùng.

Lợi ích đích thực từ việc chứng nhận ISO

Những lợi ích mà chứng nhận hệ thống quản lý ISO (chứng nhận ISO) đem lại là gì? Và liệu nó có thật sự hữu ích cho công ty/doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu trong bài dưới đây.

Công bố hợp quy vật liệu xây dựng - Đưa vật liệu xây dựng sản xuất, nhập khẩu vào thị trường Việt Nam

Như thông tin đã biết, sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra thị trường cần phải đạt yêu cầu về tiêu chuẩn (công bố hợp chuẩn/ công bố hợp quy sản phẩm) theo quy định của pháp luật. Điều này cũng là bắt buộc đối với loại hàng hóa vật liệu xây dựng.

Công bố hợp chuẩn: Hồ sơ và thủ tục chi tiết

Đứng trước những yêu cầu ngàng càng gắt gao của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hàng hóa bắt buộc phải có những bước chuyển mình để đáp ứng được nhu cầu, mong đợi của người tiêu dùng. Trong đó, Chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường hiện nay là vấn đề cốt lõi. Sản phẩm, hàng hóa trước khi được đưa ra lưu thông trên thị trường, bên cạnh các quy định pháp luật về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, nhãn mác hàng hóa,... thì việc thực hiện công bố cũng nằm trong các yêu cầu về đảm bảo chất lượng. Việc thực hiện công bố phù hợp tiêu chuẩn áp dụng (công bố hợp chuẩn) đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cho người tiêu dùng và cả các cơ quan quản lý, chức năng.  Cùng ISOCERT tìm hiểu thêm về Công bố hợp chuẩn và các bước thực hiện để giúp doanh nghiệp công bố dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Hiệu lực của bản tự công bố sản phẩm là bao lâu?

Trong xã hội hiện đại, việc đa dạng hóa các sản phẩm nhằm mở rộng thị trường kinh doanh là điều mà mọi doanh nghiệp hướng tới để phát triển và phát triển bền vững. Số lượng hàng hóa, sản phẩm tăng nhanh chóng mặt cũng đồng thời phải song hành với chất lượng của chúng được đảm bảo và cải tiến không ngừng nghỉ. Bởi lẽ người tiêu dùng là trung tâm cốt lõi của môi trường kinh doanh. Và thực tế là tất cả chúng ta đều mong muốn được trải nghiệm và sử dụng những sản phẩm tốt nhất và hơn thế nữa.

Tin tức và Sự kiện liên quan

Tổng Kết Chương Trình Đào Tạo Năng Lực Quản Lý Trong Ngành Sản Xuất

Chương trình đào tạo năng lực quản lý trong ngành sản xuất do ISOCERT tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia và hưởng ứng của hơn 100 anh/chị quản lý của các doanh nghiệp

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001:2015 Tại Công Ty Cổ Phần Phụ Gia PVC Xanh

Buổi đánh giá giúp Công ty CP Phụ Gia PVC Xanh thiết lập hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, xây dựng nền tảng cho việc đạt chứng nhận sau này

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001 Tại Công Ty Cổ Phần Starpoly

Thực hiện đánh giá ISO 9001 là bước tiến quan trọng, giúp Công ty Cổ phần Starpoly thành công hơn trong tương lai

Thông báo chuyển đổi ISO 22003-1:2022, thay thế ISO/TS 22003:2013

Chuyển đổi từ tiêu chuẩn ISO/TS 22003:2013 sang ISO 22003-1:2023 sẽ có tác động đến khách hàng làm chứng nhận ISO 22000, HACCP

Những điều cần lưu ý đối với khách hàng được chứng nhận ISO của ISOCERT

Thông báo về hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận trong văn bản tài liệu, quảng bá, bao bì sản phẩm; Đánh giá giám sát và duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận.

0
0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo