Nguyên tắc cơ bản trong thực hành Trách nhiệm xã hội của tổ chức

Nguyên tắc cơ bản trong thực hành Trách nhiệm xã hội của tổ chức

Admin 24/01/2024

Theo TCVN ISO 26000:2013, Trách nhiệm xã hội (social responsibility) là trách nhiệm của tổ chức đối với những tác động của các quyết định và hoạt động (bao gồm sản phẩm, dịch vụ và quá trình) của tổ chức đến xã hội và môi trường thông qua sự minh bạch và hành vi đạo đức nhằm:

- Đóng góp cho sự phát triển bền vững, bao gồm cả sự lành mạnh và thịnh vượng của xã hội;

- Tính đến những mong muốn của các bên liên quan;

- Phù hợp với luật pháp và nhất quán với chuẩn mực ứng xử quốc tế; 

- Tích hợp trong toàn bộ tổ chức và thực thi trong các mối quan hệ của tổ chức. (Mối quan hệ đề cập đến các hoạt động của tổ chức trong phạm vi ảnh hưởng của tổ chức).

Thuật ngữ Trách nhiệm xã hội được sử dụng rộng rãi từ đầu những năm 1970, mặc dù rất nhiều khía cạnh trách nhiệm xã hội là chủ đề hoạt động của các tổ chức và chính phủ từ cuối thế kỷ 19 và trong một số trường hợp, thậm chí còn sớm hơn. Trước đây, mối quan tâm đến Trách nhiệm xã hội chủ yếu tập trung vào doanh nghiệp. Thuật ngữ “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” (CSR) quen thuộc với nhiều người hơn là “Trách nhiệm xã hội”.

Quan điểm trước đây về Trách nhiệm xã hội tập trung vào những hoạt động bác ái như từ thiện. Những vấn đề như thực hành lao động và thực hành hoạt động công bằng được chú ý đến từ hơn một thế kỷ trước. Những vấn đề khác như quyền con người, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng, chống gian lận và tham nhũng được bổ sung theo thời gian, vì chúng nhận được nhiều sự chú ý hơn.

Đặc điểm quan trọng của Trách nhiệm xã hội là sự tự nguyện của tổ chức trong việc kết hợp những cân nhắc về mặt xã hội và môi trường vào quá trình ra quyết định và có thể giải trình được những tác động của các quyết định và hoạt động của tổ chức tới xã hội và môi trường. Điều này hàm ý cả hành vi minh bạch và đạo đức đóng góp vào sự phát triển bền vững, là phù hợp với luật pháp cũng như nhất quán với chuẩn mực ứng xử quốc tế. Trách nhiệm xã hội được tích hợp trong toàn bộ tổ chức, được thực thi trong các mối quan hệ của tổ chức và có tính đến quyền lợi của các bên liên quan.

Khi tiếp cận và thực thi Trách nhiệm xã hội, các tổ chức cần tôn trọng bảy nguyên tắc cơ bản sau:

1) Trách nhiệm giải trình (accountability):

Trách nhiệm giải trình liên quan đến nghĩa vụ đối với người quản lý phải đáp ứng những quyền lợi chủ đạo của tổ chức và buộc tổ chức phải chịu trách nhiệm trước cơ quan luật pháp về các luật và quy định. Trách nhiệm giải trình đối với tác động tổng thể của các quyết định và hoạt động của tổ chức tới xã hội và môi trường cũng hàm ý rằng tổ chức phải chịu trách nhiệm với những đối tượng bị ảnh hưởng bởi các quyết định và hoạt động của tổ chức cũng như xã hội nói chung, tùy theo tính chất tác động và hoàn cảnh.

Trách nhiệm giải trình cũng bao gồm việc nhận trách nhiệm khi xảy ra hành vi sai trái, thực hiện biện pháp thích hợp để sửa chữa hành vi đó và tiến hành hành động ngăn ngừa việc tái diễn.

2)  Tính minh bạch (transparency):

Tổ chức cần công khai các chính sách, quyết định và hoạt động thuộc trách nhiệm của tổ chức, bao gồm cả những tác động biết trước và có thể có đối với xã hội và môi trường một cách rõ ràng, chính xác và đầy đủ, ở mức độ hợp lý và trọn vẹn.  Thông tin này cần có sẵn,  dễ tiếp cận và dễ hiểu đối với những người đã hoặc có thể chịu ảnh hưởng đáng kể bởi tổ chức. Thông tin cần kịp thời và đúng sự thật, được trình bày một cách rõ ràng, khách quan sao cho các bên liên quan có thể đánh giá chính xác tác động mà những quyết định và hoạt động của tổ chức tạo ra đối với những lợi ích tương ứng của họ.

Nguyên tắc minh bạch không đòi hỏi công khai thông tin độc quyền, cũng như không liên quan đến việc cung cấp thông tin được luật pháp bảo vệ hoặc vi phạm nghĩa vụ pháp lý, thương mại, an ninh hoặc riêng tư của cá nhân.Tổ chức cần công khai về:

- Mục đích, tính chất và vị trí các hoạt động của tổ chức;

- Nhận biết quyền lợi chủ đạo bất kỳ trong hoạt động của tổ chức;

- Cách thức đưa ra quyết định, thực thi và xem xét, bao gồm cả việc xác định vai trò, trách nhiệm, khả năng giải trình và thẩm quyền đối với các chức năng khác nhau trong tổ chức;

- Các tiêu chuẩn và chuẩn mực theo đó tổ chức đánh giá việc thực hiện của mình về trách nhiệm xã hội;

- Hiệu quả hoạt động của tổ chức về các vấn đề liên quan và quan trọng của trách nhiệm xã hội;

- Các nguồn, con số và sử dụng quỹ của tổ chức;

- Những tác động biết trước và có thể có của các quyết định và hoạt động của tổ chức lên các bên liên quan, xã hội, nền kinh tế và môi trường; 

- Các bên liên quan và tiêu chí, quy trình xác định, lựa chọn và sử dụng họ.

3) Hành vi đạo đức (ethical behaviour):

Hành vi của tổ chức cần dựa trên các nguyên tắc trung thực, công bằng và nhất quán. Những giá trị này hàm ý mối quan tâm đối với con người, động vật và môi trường cũng như cam kết điều chỉnh tác động của các hoạt động và quyết định của tổ chức tới lợi ích của các bên liên quan.Tổ chức cần tích cực xúc tiến hành vi đạo đức thông qua việc:

- Xác định và nêu rõ các giá trị cốt lõi và các nguyên tắc của tổ chức;

- Xây dựng và sử dụng cơ cấu điều hành giúp thúc đẩy hành vi đạo đức trong tổ chức, trong việc ra quyết định và trong mối tương tác với các tổ chức khác;

- Xác định, lựa chọn và áp dụng các tiêu chuẩn về ứng xử có đạo đức phù hợp với mục đích và hoạt động của tổ chức đồng thời nhất quán với những nguyên tắc nêu trong tiêu chuẩn này;

- Khuyến khích và đẩy mạnh việc tuân thủ các tiêu chuẩn về ứng xử có đạo đức;

- Xác định và truyền đạt các tiêu chuẩn về ứng xử có đạo đức mong muốn từ cơ cấu điều hành, nhân sự, nhà cung cấp, nhà thầu và, khi thích hợp, chủ sở hữu, nhà quản lý và đặc biệt là từ những người có cơ hội tạo ảnh hưởng đáng kể đến các giá trị, văn hóa, chiến lược và hoạt động của tổ chức và những người đại diện cho tổ chức, trong khi vẫn đảm bảo duy trì văn hóa địa phương;

- Ngăn ngừa hoặc giải quyết những xung đột lợi ích trong toàn bộ tổ chức có thể dẫn đến việc ứng xử phi đạo đức;

- Thiết lập và duy trì cơ chế giám sát và kiểm soát để theo dõi, hỗ trợ và thực thi hành vi có đạo đức;

- Thiết lập và duy trì cơ chế tạo thuận lợi cho việc tố cáo hành vi phi đạo đức mà không sợ bị trả thù;

- Xác định và chỉ ra các trường hợp mà luật pháp và quy định của địa phương không có hoặc đối lập với hành vi đạo đức; 

- Chấp nhận và áp dụng các tiêu chuẩn về hành vi có đạo đức được quốc tế thừa nhận khi tiến hành nghiên cứu các vấn đề con người; và

- Tôn trọng việc bảo vệ động vật, không gây ảnh hưởng đến sự sống và tồn tại của chúng, bao gồm cả việc tạo điều kiện tốt cho chăm sóc, nuôi dưỡng, sinh đẻ, vận chuyển và tiêu thụ động vật.

4)  Tôn trọng quyền lợi của các bên liên quan:

Mặc dù các mục tiêu của tổ chức giới hạn ở quyền lợi của các chủ sở hữu, thành viên, khách hàng hoặc cử tri, nhưng các cá nhân hoặc nhóm người khác cũng có thể có các quyền, yêu cầu hoặc lợi ích cụ thể cần được tính đến. Những cá nhân hoặc nhóm người này cùng tạo nên các bên liên quan của tổ chức.Tổ chức cần:

- Xác định các bên liên quan;

- Thừa nhận và quan tâm thích đáng đến quyền lợi cũng như các quyền hợp pháp của các bên liên quan và đáp ứng các mối quan ngại mà họ bày tỏ;

- Thừa nhận rằng một số bên liên quan có thể có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của tổ chức;

- Đánh giá và tính đến khả năng các bên liên quan tiếp xúc, tham gia và ảnh hưởng tới tổ chức;

- Cân nhắc mối quan hệ giữa quyền lợi của các bên liên quan với mong muốn rộng hơn của xã hội và với sự phát triển bền vững, cũng như tính chất mối quan hệ của các bên liên quan với tổ chức;

- Xem xét quan điểm của các bên liên quan có quyền lợi có thể chịu ảnh hưởng bởi một quyết định hay hoạt động ngay cả khi họ không có vai trò chính thức trong bộ máy điều hành của tổ chức hoặc không nhận thức được các quyền lợi này.

5) Tôn trọng nguyên tắc pháp quyền:

Nguyên tắc pháp quyền đề cập đến quyền lực tối cao của luật pháp và, đặc biệt, không một cá nhân hoặc tổ chức nào được đứng trên luật pháp và chính phủ cũng phải tuân thủ luật pháp. Nguyên tắc pháp quyền trái ngược hẳn với việc thực thi quyền lực. Tôn trọng nguyên tắc pháp quyền có nghĩa là tổ chức tuân thủ tất cả các luật và quy định có thể áp dụng. Điều này hàm ý là tổ chức cần thực hiện các bước để nhận thức về các luật và quy định áp dụng, để thông tin cho mọi người trong tổ chức về nghĩa vụ của họ trong việc tuân thủ và thực hiện các biện pháp tuân thủ luật pháp.Tổ chức cần:

- Tuân thủ các yêu cầu pháp định trong mọi hoạt động thuộc phạm vi quyền hạn của tổ chức, ngay cả khi luật và các quy định này không được thực thi thích đáng;

- Đảm bảo rằng các mối quan hệ và hoạt động của tổ chức đều nằm trong phạm vi khuôn khổ pháp lý dự kiến và liên quan;

- Đảm bảo thông hiểu mọi nghĩa vụ pháp lý;

- Định kỳ xem xét sự tuân thủ luật và quy định của tổ chức.

6) Tôn trọng chuẩn mực ứng xử quốc tế:

Tổ chức cần tôn trọng các chuẩn mực ứng xử quốc tế (international norms of behaviour), trong khi vẫn gắn với nguyên tắc tôn trọng nguyên tắc pháp quyền.Trong các trường hợp luật hoặc việc thi hành luật không đưa ra biện pháp bảo vệ thích đáng cho môi trường hoặc xã hội, tổ chức cần phấn đấu ít nhất là tôn trọng các chuẩn mực ứng xử quốc tế.

Ở các quốc gia mà luật hoặc việc thi hành luật mâu thuẫn với chuẩn mực ứng xử quốc tế, tổ chức cần phấn đấu tôn trọng các chuẩn mực này ở mức độ cao nhất có thể.

Trong các trường hợp luật hoặc việc thi hành luật mâu thuẫn với chuẩn mực ứng xử quốc tế và trường hợp không tuân theo những chuẩn mực này có thể gây hậu quả nghiêm trọng, khi thích hợp và khả thi, tổ chức cần xem xét tính chất các mối quan hệ và hoạt động của mình trong phạm vi quyền hạn đó, xem xét những cơ hội và các kênh chính thống để tìm cách gây áp lực lên các tổ chức và cơ quan chức năng liên quan nhằm sửa chữa những mâu thuẫn này.

Tổ chức cần tránh trở thành đồng lõa với các hoạt động của tổ chức khác không phù hợp với chuẩn mực ứng xử quốc tế.

7) Tôn trọng quyền con người:

Tổ chức cần tôn trọng quyền con người và nhận thức về tầm quan trọng cũng như tính chất chung của quyền con người:

- Tôn trọng và thúc đẩy, khi có thể, những quyền được nêu trong bộ Luật quốc tế về quyền con người;

- Quyền con người được áp dụng không thể tách rời ở tất cả các quốc gia, nền văn hóa và hoàn cảnh;

- Trong trường hợp quyền con người không được bảo vệ, thì cần thực hiện các biện pháp tôn trọng quyền con người và tránh lợi dụng những tình huống này.

- Trong trường hợp luật hoặc việc thi hành luật không đưa ra các biện pháp bảo vệ thích đáng quyền con người, thì cần gắn kết với nguyên tắc tôn trọng chuẩn mực ứng xử quốc tế.

Nhận thức và thực tiễn hoạt động của một tổ chức về Trách nhiệm xã hội, có thể ảnh hưởng đến:

- Lợi thế cạnh tranh của tổ chức;

- Danh tiếng của tổ chức;

- Khả năng thu hút và giữ chân người lao động hay thành viên, khách hàng hoặc người sử dụng;

- Duy trì tinh thần, cam kết và năng suất của người lao động; 

-Quan điểm của các nhà đầu tư, chủ sở hữu, nhà tài trợ và cộng đồng tài chính; 

- Mối quan hệ với các công ty, chính phủ, truyền thông, nhà cung cấp, tổ chức ngang cấp, khách hàng và cộng đồng trong đó tổ chức hoạt động.

Mục tiêu của Trách nhiệm xã hội là đóng góp vào sự phát triển bền vững.Các tổ chức trên toàn thế giới và các bên liên quan ngày càng nhận thức rõ về nhu cầu và lợi ích của hành vi Trách nhiệm xã hội./.

Nguồn: Báo Chất lượng và Cuộc sống

Bài viết liên quan

Công bố hợp quy vật liệu xây dựng - Đưa vật liệu xây dựng sản xuất, nhập khẩu vào thị trường Việt Nam

Như thông tin đã biết, sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra thị trường cần phải đạt yêu cầu về tiêu chuẩn (công bố hợp chuẩn/ công bố hợp quy sản phẩm) theo quy định của pháp luật. Điều này cũng là bắt buộc đối với loại hàng hóa vật liệu xây dựng.

Công bố hợp chuẩn: Hồ sơ và thủ tục chi tiết

Đứng trước những yêu cầu ngàng càng gắt gao của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hàng hóa bắt buộc phải có những bước chuyển mình để đáp ứng được nhu cầu, mong đợi của người tiêu dùng. Trong đó, Chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường hiện nay là vấn đề cốt lõi. Sản phẩm, hàng hóa trước khi được đưa ra lưu thông trên thị trường, bên cạnh các quy định pháp luật về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, nhãn mác hàng hóa,... thì việc thực hiện công bố cũng nằm trong các yêu cầu về đảm bảo chất lượng. Việc thực hiện công bố phù hợp tiêu chuẩn áp dụng (công bố hợp chuẩn) đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cho người tiêu dùng và cả các cơ quan quản lý, chức năng.  Cùng ISOCERT tìm hiểu thêm về Công bố hợp chuẩn và các bước thực hiện để giúp doanh nghiệp công bố dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Hiệu lực của bản tự công bố là bao lâu?

Trong xã hội hiện đại, việc đa dạng hóa các sản phẩm nhằm mở rộng thị trường kinh doanh là điều mà mọi doanh nghiệp hướng tới để phát triển và phát triển bền vững. Số lượng hàng hóa, sản phẩm tăng nhanh chóng mặt cũng đồng thời phải song hành với chất lượng của chúng được đảm bảo và cải tiến không ngừng nghỉ. Bởi lẽ người tiêu dùng là trung tâm cốt lõi của môi trường kinh doanh. Và thực tế là tất cả chúng ta đều mong muốn được trải nghiệm và sử dụng những sản phẩm tốt nhất và hơn thế nữa.

Just In Time – Mô Hình Sản Xuất Tinh Gọn Trong Chuỗi Cung Ứng

Nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh doanh JIT bởi nó giúp cho họ có khả năng thích ứng và phản xạ tốt hơn với nhu cầu khách hàng, cắt giảm chi phí và rủi ro, kết hợp với việc lưu giữ số lượng lớn hàng tồn.

6 Cách Để Gia Tăng Chất Lượng Sản Phẩm

Việc nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng lại giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và giảm chi phí. Các doanh nghiệp đang tìm cách cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ thì cần phải đưa các thực hành chất lượng vào các quy trình hàng ngày của họ.

Tin tức và Sự kiện liên quan

ISOCERT đánh giá ISO 9001 Công ty Khoa học Kỹ thuật Môi trường Đông Nam Á

ISOCERT vừa hoàn thành đợt đánh giá Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001 tại Công ty Khoa học Kỹ thuật Môi trường Đông Nam Á.

ISOCERT đánh giá ISO 9001 tại Công Ty Cơ Khí Bách Tùng

Chuyên gia ISOCERT đã có mặt tại Đà Nẵng thực hiện đánh giá tuân thủ Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 của Công ty Cơ khí Bách Tùng.

ISOCERT trao chứng nhận ISO 9001 và ISO 14001 cho InterLOG và WR1

SOCERT đồng thời trao chứng nhận cho Công ty CP Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế (Interlog) và Chi nhánh Công ty CP Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế (WR1).

ISOCERT Đánh Giá Hệ thống Quản lý Chất Lượng ISO 9001 Tại Giao Hàng Tiết Kiệm

ISOCERT đánh giá ISO 9001 Giao hàng tiết kiệm. Duy trì Hệ thống Quản lý Chất lượng và có chứng nhận ISO 9001 giúp GHTK đạt được danh hiệu Thương hiệu Việt Nam 2022.

ISOCERT Đào Tạo Nhận Thức ISO/IEC 27001 Tại GENESTORY

GeneStory đã lựa chọn ISOCERT thực hiện đào tạo Hệ thống Quản lý An toàn Thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001 để nâng cao nhận thức của nhân viên công ty về an toàn bảo mật thông tin.

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

Bài viết liên quan

Công bố hợp quy vật liệu xây dựng - Đưa vật liệu xây dựng sản xuất, nhập khẩu vào thị trường Việt Nam

Như thông tin đã biết, sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra thị trường cần phải đạt yêu cầu về tiêu chuẩn (công bố hợp chuẩn/ công bố hợp quy sản phẩm) theo quy định của pháp luật. Điều này cũng là bắt buộc đối với loại hàng hóa vật liệu xây dựng.

Công bố hợp chuẩn: Hồ sơ và thủ tục chi tiết

Đứng trước những yêu cầu ngàng càng gắt gao của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hàng hóa bắt buộc phải có những bước chuyển mình để đáp ứng được nhu cầu, mong đợi của người tiêu dùng. Trong đó, Chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường hiện nay là vấn đề cốt lõi. Sản phẩm, hàng hóa trước khi được đưa ra lưu thông trên thị trường, bên cạnh các quy định pháp luật về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, nhãn mác hàng hóa,... thì việc thực hiện công bố cũng nằm trong các yêu cầu về đảm bảo chất lượng. Việc thực hiện công bố phù hợp tiêu chuẩn áp dụng (công bố hợp chuẩn) đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cho người tiêu dùng và cả các cơ quan quản lý, chức năng.  Cùng ISOCERT tìm hiểu thêm về Công bố hợp chuẩn và các bước thực hiện để giúp doanh nghiệp công bố dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Hiệu lực của bản tự công bố là bao lâu?

Trong xã hội hiện đại, việc đa dạng hóa các sản phẩm nhằm mở rộng thị trường kinh doanh là điều mà mọi doanh nghiệp hướng tới để phát triển và phát triển bền vững. Số lượng hàng hóa, sản phẩm tăng nhanh chóng mặt cũng đồng thời phải song hành với chất lượng của chúng được đảm bảo và cải tiến không ngừng nghỉ. Bởi lẽ người tiêu dùng là trung tâm cốt lõi của môi trường kinh doanh. Và thực tế là tất cả chúng ta đều mong muốn được trải nghiệm và sử dụng những sản phẩm tốt nhất và hơn thế nữa.

Just In Time – Mô Hình Sản Xuất Tinh Gọn Trong Chuỗi Cung Ứng

Nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh doanh JIT bởi nó giúp cho họ có khả năng thích ứng và phản xạ tốt hơn với nhu cầu khách hàng, cắt giảm chi phí và rủi ro, kết hợp với việc lưu giữ số lượng lớn hàng tồn.

6 Cách Để Gia Tăng Chất Lượng Sản Phẩm

Việc nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng lại giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và giảm chi phí. Các doanh nghiệp đang tìm cách cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ thì cần phải đưa các thực hành chất lượng vào các quy trình hàng ngày của họ.

Tin tức và Sự kiện liên quan

ISOCERT đánh giá ISO 9001 Công ty Khoa học Kỹ thuật Môi trường Đông Nam Á

ISOCERT vừa hoàn thành đợt đánh giá Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001 tại Công ty Khoa học Kỹ thuật Môi trường Đông Nam Á.

ISOCERT đánh giá ISO 9001 tại Công Ty Cơ Khí Bách Tùng

Chuyên gia ISOCERT đã có mặt tại Đà Nẵng thực hiện đánh giá tuân thủ Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 của Công ty Cơ khí Bách Tùng.

ISOCERT trao chứng nhận ISO 9001 và ISO 14001 cho InterLOG và WR1

SOCERT đồng thời trao chứng nhận cho Công ty CP Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế (Interlog) và Chi nhánh Công ty CP Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế (WR1).

ISOCERT Đánh Giá Hệ thống Quản lý Chất Lượng ISO 9001 Tại Giao Hàng Tiết Kiệm

ISOCERT đánh giá ISO 9001 Giao hàng tiết kiệm. Duy trì Hệ thống Quản lý Chất lượng và có chứng nhận ISO 9001 giúp GHTK đạt được danh hiệu Thương hiệu Việt Nam 2022.

ISOCERT Đào Tạo Nhận Thức ISO/IEC 27001 Tại GENESTORY

GeneStory đã lựa chọn ISOCERT thực hiện đào tạo Hệ thống Quản lý An toàn Thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001 để nâng cao nhận thức của nhân viên công ty về an toàn bảo mật thông tin.

0976.389.199
scrollTop
zalo
0976.389.199 Gọi chuyên gia Zalo