Rà soát chính sách thương mại lần thứ 2 của Việt Nam trong WTO

Rà soát chính sách thương mại lần thứ 2 của Việt Nam trong WTO

Admin 24/01/2024

Phiên rà soát chính sách thương mại lần thứ 2 của Việt Nam trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã diễn ra từ ngày 27-29 tháng 4 năm 2021. Phiên rà soát lần thứ 2 này là cơ hội cho Cơ quan rà soát chính sách thương mại của WTO hiểu sâu hơn về những thành tựu phát triển kinh tế lớn của Việt Nam trong giai đoạn 2013-2020. Việt Nam đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều nước thành viên WTO với hơn 800 câu hỏi về các lĩnh vực thuế, dịch vụ, đầu tư, tài chính ngân hàng, hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), các biện pháp vệ sinh, an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS)… Số lượng câu hỏi lớn cùng sự tích cực tham gia của các nước thành viên WTO tại phiên rà soát này cho thấy sự quan tâm rất lớn tới các chính sách thương mại và đầu tư của Việt Nam.

Description: https://file1.dangcongsan.vn/data/0/images/2021/04/27/kimdung/wto2.jpg?dpi=150&quality=100&w=680

Toàn cảnh Phiên rà soát

Các nước Thành viên WTO đã đánh giá cao những thành tựu kinh tế và thương mại của Việt Nam trong giai đoạn rà soát 2013-2020 và những tiến bộ trong việc xóa đói giảm nghèo thông qua phát triển xuất khẩu bền vững. Việt Nam đã được đánh giá cao trong việc tham gia ngày càng nhiều vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng như tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh để tiến lên vị trí nhóm 20 nước có tỷ trọng thương mại lớn nhất trong số các nước thành viên WTO. 

Trong bối cảnh tác động của đại dịch COVID-19, Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng dương với 2,91 % năm 2020. Bên cạnh đó, các chính sách của Việt Nam cũng thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào nền kinh tế và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong bài phát biểu bế mạc, bà chủ tịch Ủy ban rà soát chính sách thương mại của WTO đã kết luận “Các nước thành viên WTO đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam vào hệ thống thương mại đa phương và phê chuẩn Hiệp định Thuận lợi hóa thương mại năm 2015 và sửa đổi Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) năm 2017. Một số nước Thành viên mong muốn Việt Nam cam kết thực chất vào quá trình đàm phán trợ cấp thủy sản và thực thi kết luận của MC12 (Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 12 của WTO). Việt Nam là thành viên của Sáng kiến tuyên bố chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ và siêu nhỏ. Các nước Thành viên mong muốn Việt Nam xem xét khả năng tham gia vào các sáng kiến khác như thuận lợi hóa đầu tư cho phát triển, thương mại điện tử, và quy định trong nước về dịch vụ”. 

Mỗi kỳ rà soát chính sách thương mại sẽ có hai báo cáo gồm Báo cáo của Ban thư ký WTO do Ban thư ký xây dựng và Báo cáo quốc gia của Việt Nam do Việt Nam xây dựng. Báo cáo của Ban thư ký WTO sẽ gồm những thông tin khách quan mà WTO thu thập liên quan tới toàn bộ các chính sách kinh tế, thương mại của Việt Nam theo các quy định mà Việt Nam đã cam kết khi gia nhập WTO. 

Đối với lĩnh vực TBT, Ban thư ký WTO đã cập nhật trong báo cáo của mình các chính sách liên quan tới tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp, việc thực hiện nghĩa vụ minh bạch hóa của Việt Nam trong lĩnh vực này, những quan ngại thương mại mà Việt Nam gặp phải trong giai đoạn rà soát lần này cũng như  cập nhật các số liệu liên quan tới tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đang có hiệu lực…. Trong quá trình xây dựng báo cáo, Ban thư ký cũng đã làm việc trực tiếp với các đầu mối liên quan của Việt Nam để làm rõ, bổ sung hoặc chỉnh sửa các thông tin này. 

Liên quan tới cam kết của Hiệp định TBT, các thông tin liên quan tới chính sách xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp đã được cung cấp đầy đủ trong Báo cáo quốc gia cũng như trong các góp ý Báo cáo của Ban thư ký WTO về rà soát chính sách thương mại lần thứ 2 của Việt Nam. Việt Nam cũng đã trả lời hơn 30 câu hỏi của các nước thành viên WTO liên quan tới hài hòa tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam với tiêu chuẩn quốc tế, chính sách liên quan tới ghi nhãn sản phẩm, hàng hóa, thủ tục đánh giá sự phù hợp với sản phẩm, hàng hóa, xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật cũng như thực hiện nghĩa vụ minh bạch hóa. 

C:\Users\HP\Downloads\IMG_3535.jpeg

Phiên rà soát chính sách thương mại lần thứ 2 

Cụ thể, về tiêu chuẩn, các quy trình, thủ tục tổ chức biên soạn, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia; quy định về thể thức trình bày, ghi số hiệu TCVN hoàn toàn phù hợp với hướng dẫn của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO, IEC và tuân thủ theo Phụ lục 3 của Hiệp định TBT, do vậy đã góp phần thuận lợi cho công tác hội nhập, hài hòa hệ thống tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, khu vực. 

Việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp dựa trên tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực cũng đã được quy định cụ thể tại khoản b Điều 6 của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006. 

Việt Nam đã tiến hành đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đánh giá sự phù hợp và đã có 731 tổ chức thử nghiệm, 179 tổ chức chứng nhận (tổ chức chứng nhận sản phẩm, tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý), 79 tổ chức giám định và 116 tổ chức kiểm định đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật. Thuận lợi hoá thủ tục đánh giá sự phù hợp thông qua hoạt động thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp được coi là một trong những biện pháp để xây dựng thương hiệu quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Nghĩa vụ minh bạch hóa về TBT đã được Việt Nam thực hiện theo đúng quy định của Hiệp định TBT. Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 46/2017/QĐ-TTg về quy chế tổ chức và hoạt động của Mạng lưới các cơ quan thông báo và hỏi đáp và Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Ngày 29/11/2018, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành Thông tư số 16/2018/TT-BKHCN quy định hoạt động, phối hợp trong Mạng lưới các cơ quan thông báo và hỏi đáp và Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại nhằm quy định cụ thể việc phối hợp các cơ quan trong Mạng lưới TBT nhằm thực hiện nghĩa vụ minh bạch hóa của Hiệp định TBT của WTO. Trong đó, yêu cầu các Bộ ngành phải đảm bảo ít nhất 60 ngày cho phép đóng góp ý kiến đối với dự thảo các biện pháp TBT. Đến hết tháng 9/2020 Việt Nam đã gửi 173 thông báo TBT gửi Ban thư ký WTO, trong đó giai đoạn rà soát chính sách thương mại lần thứ 2 (từ năm 2014 đến hết năm 2019), số lượng thông báo đã tăng gấp gần 4 lần so với giai đoạn rà soát chính sách thương mại lần thứ nhất (từ năm 2007 đến năm 2013).

Tại kết luận của mình, Chủ tịch Ủy ban rà soát chính sách thương mại đã cho biết “ Cam kết của Việt Nam về hài hòa tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế được các nước ủng hộ. Trong bối cảnh đó, các nước Thành viên đề nghị Việt Nam tiếp tục tăng tỷ lệ hài hòa tiêu chuẩn, đặc biệt trong lĩnh vực dược phẩm, cũng như xem xét lại việc thực thi những tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật có thể trở thành rào cản kỹ thuật đối với thương mại”./.

ThS. Tôn Nữ Thục Uyên - Phó Giám đốc phụ trách Văn phòng TBT Việt Nam

Bài viết liên quan

Công bố hợp quy vật liệu xây dựng - Đưa vật liệu xây dựng sản xuất, nhập khẩu vào thị trường Việt Nam

Như thông tin đã biết, sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra thị trường cần phải đạt yêu cầu về tiêu chuẩn (công bố hợp chuẩn/ công bố hợp quy sản phẩm) theo quy định của pháp luật. Điều này cũng là bắt buộc đối với loại hàng hóa vật liệu xây dựng.

Công bố hợp chuẩn: Hồ sơ và thủ tục chi tiết

Đứng trước những yêu cầu ngàng càng gắt gao của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hàng hóa bắt buộc phải có những bước chuyển mình để đáp ứng được nhu cầu, mong đợi của người tiêu dùng. Trong đó, Chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường hiện nay là vấn đề cốt lõi. Sản phẩm, hàng hóa trước khi được đưa ra lưu thông trên thị trường, bên cạnh các quy định pháp luật về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, nhãn mác hàng hóa,... thì việc thực hiện công bố cũng nằm trong các yêu cầu về đảm bảo chất lượng. Việc thực hiện công bố phù hợp tiêu chuẩn áp dụng (công bố hợp chuẩn) đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cho người tiêu dùng và cả các cơ quan quản lý, chức năng.  Cùng ISOCERT tìm hiểu thêm về Công bố hợp chuẩn và các bước thực hiện để giúp doanh nghiệp công bố dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Hiệu lực của bản tự công bố là bao lâu?

Trong xã hội hiện đại, việc đa dạng hóa các sản phẩm nhằm mở rộng thị trường kinh doanh là điều mà mọi doanh nghiệp hướng tới để phát triển và phát triển bền vững. Số lượng hàng hóa, sản phẩm tăng nhanh chóng mặt cũng đồng thời phải song hành với chất lượng của chúng được đảm bảo và cải tiến không ngừng nghỉ. Bởi lẽ người tiêu dùng là trung tâm cốt lõi của môi trường kinh doanh. Và thực tế là tất cả chúng ta đều mong muốn được trải nghiệm và sử dụng những sản phẩm tốt nhất và hơn thế nữa.

Just In Time – Mô Hình Sản Xuất Tinh Gọn Trong Chuỗi Cung Ứng

Nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh doanh JIT bởi nó giúp cho họ có khả năng thích ứng và phản xạ tốt hơn với nhu cầu khách hàng, cắt giảm chi phí và rủi ro, kết hợp với việc lưu giữ số lượng lớn hàng tồn.

6 Cách Để Gia Tăng Chất Lượng Sản Phẩm

Việc nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng lại giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và giảm chi phí. Các doanh nghiệp đang tìm cách cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ thì cần phải đưa các thực hành chất lượng vào các quy trình hàng ngày của họ.

Tin tức và Sự kiện liên quan

ISOCERT ĐƯỢC CÔNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN VIETGAP TRỒNG TRỌT VÀ VIETGAP THỦY SẢN

Vừa qua ngày 5/03/2024, ISOCERT chính thức được Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng thuộc Bộ Khoa Học Và Công Nghệ công nhận đủ năng lực đánh giá và cấp giấy chứng nhận quá trình sản xuất nông nghiệp tốt ( VietGAP trồng trọt), quá trình thực hành nuôi trồng thủy sản ( VietGAP thủy sản) và  chứng nhận sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn  đối với tổng hợp đa ngành

ISOCERT ĐƯỢC CÔNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN DUY TRÌ NĂNG LỰC CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐỐI VỚI TỔNG HỢP ĐA NGÀNH

ISOCERT trân trọng thông báo tới quý đối tác, quý khách hàng, ISOCERT tiếp tục duy trì năng lực chứng nhận, đồng hành trong việc đánh giá và cấp “ giấy chứng nhận hệ thống quản lý đối với tổng hợp đa ngành”

Đại gia đình ISOCERT cháy hết mình trong chuối hoạt động kỷ niệm 06 Năm hành trình Tỏa Lan Toàn Cầu, cột mốc 05 Năm hành trình Cấp Giấy Chứng Nhận

Thứ Bảy (13/1) vừa qua là một ngày khó quên với gần 200 nhân sự của ISOCERT tại 5 chi nhánh trên khắp 3 miền đất nước khi cùng tham gia và cháy hết mình trong sự kiện được mong đợi nhất trong năm: Kỷ niệm 6 năm ngày thành lập tổ chức và cột mốc 5 năm cấp giấy chứng nhận với chuỗi các hoạt động từ ngày Hội thể thao đến Đêm gala Huyền thoại.

Thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hóa về công nghệ trọng yếu và mới nổi tại Việt Nam

Thế giới đang trên đà của làn sóng đổi mới và đột phá về công nghệ số, khi các công nghệ mới đang tiếp tục phát triển nhanh chóng. Công nghệ trọng yếu và mới nổi (CET) hứa hẹn nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao hiệu quả kinh tế và giúp các tổ chức ra quyết định tốt hơn.

Ngày Tiêu chuẩn thế giới 14/10 năm 2023: Tiêu chuẩn phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững - Tầm nhìn chung cho một thế giới tốt đẹp hơn

Với trên 13500 tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), Việt Nam hiện đứng trong nhóm đầu các nước ASEAN, đóng góp tích cực vào việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là các tiêu chuẩn hướng đến tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

Bài viết liên quan

Công bố hợp quy vật liệu xây dựng - Đưa vật liệu xây dựng sản xuất, nhập khẩu vào thị trường Việt Nam

Như thông tin đã biết, sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra thị trường cần phải đạt yêu cầu về tiêu chuẩn (công bố hợp chuẩn/ công bố hợp quy sản phẩm) theo quy định của pháp luật. Điều này cũng là bắt buộc đối với loại hàng hóa vật liệu xây dựng.

Công bố hợp chuẩn: Hồ sơ và thủ tục chi tiết

Đứng trước những yêu cầu ngàng càng gắt gao của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hàng hóa bắt buộc phải có những bước chuyển mình để đáp ứng được nhu cầu, mong đợi của người tiêu dùng. Trong đó, Chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường hiện nay là vấn đề cốt lõi. Sản phẩm, hàng hóa trước khi được đưa ra lưu thông trên thị trường, bên cạnh các quy định pháp luật về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, nhãn mác hàng hóa,... thì việc thực hiện công bố cũng nằm trong các yêu cầu về đảm bảo chất lượng. Việc thực hiện công bố phù hợp tiêu chuẩn áp dụng (công bố hợp chuẩn) đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cho người tiêu dùng và cả các cơ quan quản lý, chức năng.  Cùng ISOCERT tìm hiểu thêm về Công bố hợp chuẩn và các bước thực hiện để giúp doanh nghiệp công bố dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Hiệu lực của bản tự công bố là bao lâu?

Trong xã hội hiện đại, việc đa dạng hóa các sản phẩm nhằm mở rộng thị trường kinh doanh là điều mà mọi doanh nghiệp hướng tới để phát triển và phát triển bền vững. Số lượng hàng hóa, sản phẩm tăng nhanh chóng mặt cũng đồng thời phải song hành với chất lượng của chúng được đảm bảo và cải tiến không ngừng nghỉ. Bởi lẽ người tiêu dùng là trung tâm cốt lõi của môi trường kinh doanh. Và thực tế là tất cả chúng ta đều mong muốn được trải nghiệm và sử dụng những sản phẩm tốt nhất và hơn thế nữa.

Just In Time – Mô Hình Sản Xuất Tinh Gọn Trong Chuỗi Cung Ứng

Nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh doanh JIT bởi nó giúp cho họ có khả năng thích ứng và phản xạ tốt hơn với nhu cầu khách hàng, cắt giảm chi phí và rủi ro, kết hợp với việc lưu giữ số lượng lớn hàng tồn.

6 Cách Để Gia Tăng Chất Lượng Sản Phẩm

Việc nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng lại giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và giảm chi phí. Các doanh nghiệp đang tìm cách cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ thì cần phải đưa các thực hành chất lượng vào các quy trình hàng ngày của họ.

Tin tức và Sự kiện liên quan

ISOCERT ĐƯỢC CÔNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN VIETGAP TRỒNG TRỌT VÀ VIETGAP THỦY SẢN

Vừa qua ngày 5/03/2024, ISOCERT chính thức được Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng thuộc Bộ Khoa Học Và Công Nghệ công nhận đủ năng lực đánh giá và cấp giấy chứng nhận quá trình sản xuất nông nghiệp tốt ( VietGAP trồng trọt), quá trình thực hành nuôi trồng thủy sản ( VietGAP thủy sản) và  chứng nhận sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn  đối với tổng hợp đa ngành

ISOCERT ĐƯỢC CÔNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN DUY TRÌ NĂNG LỰC CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐỐI VỚI TỔNG HỢP ĐA NGÀNH

ISOCERT trân trọng thông báo tới quý đối tác, quý khách hàng, ISOCERT tiếp tục duy trì năng lực chứng nhận, đồng hành trong việc đánh giá và cấp “ giấy chứng nhận hệ thống quản lý đối với tổng hợp đa ngành”

Đại gia đình ISOCERT cháy hết mình trong chuối hoạt động kỷ niệm 06 Năm hành trình Tỏa Lan Toàn Cầu, cột mốc 05 Năm hành trình Cấp Giấy Chứng Nhận

Thứ Bảy (13/1) vừa qua là một ngày khó quên với gần 200 nhân sự của ISOCERT tại 5 chi nhánh trên khắp 3 miền đất nước khi cùng tham gia và cháy hết mình trong sự kiện được mong đợi nhất trong năm: Kỷ niệm 6 năm ngày thành lập tổ chức và cột mốc 5 năm cấp giấy chứng nhận với chuỗi các hoạt động từ ngày Hội thể thao đến Đêm gala Huyền thoại.

Thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hóa về công nghệ trọng yếu và mới nổi tại Việt Nam

Thế giới đang trên đà của làn sóng đổi mới và đột phá về công nghệ số, khi các công nghệ mới đang tiếp tục phát triển nhanh chóng. Công nghệ trọng yếu và mới nổi (CET) hứa hẹn nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao hiệu quả kinh tế và giúp các tổ chức ra quyết định tốt hơn.

Ngày Tiêu chuẩn thế giới 14/10 năm 2023: Tiêu chuẩn phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững - Tầm nhìn chung cho một thế giới tốt đẹp hơn

Với trên 13500 tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), Việt Nam hiện đứng trong nhóm đầu các nước ASEAN, đóng góp tích cực vào việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là các tiêu chuẩn hướng đến tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.

0976.389.199
scrollTop
0976.389.199 Gọi chuyên gia Zalo