Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O - Certificate of Origin)

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O - Certificate of Origin)

Admin 01/01/1970

Con người có tổ có tông,
Như cây có cội, như sông có nguồn.

Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó. Như vậy, ta có thể hiểu là nơi  nào đóng gói sản phẩm trước khi chuyên gia trong chuỗi giá trị tiếp theo thì được coi là xuất xứ tại nước đó, xin giải thích đây chỉ là ý hiểu của tác giả bài viết, không có ngụ ý là một sự chắc chắn. Vậy, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là gì? là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó.

 

 

Hồ sơ xin cấp C/O

Chứng từ xuất khẩu:

  • Đơn đề nghị cấp C/O (Mẫu số 4 của NĐ 31/20018/NĐ-CP);
  • Phiếu ghi chép (Mẫu VCCI HCM);
  • Mẫu C/O tương ứng đã được khai hoàn chỉnh (thông thường là 1 bản chính và 3 bản copy);
  • Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu (Có xác nhận của thương nhân);
  • Bản sao hóa đơn thương mại (Ký, đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
  • Bản sao B/L hoặc AWB hoặc chứng từ vận tải tương đương (Ký, đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).

Chứng từ chứng minh nguồn gốc:

  • Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc xuất xứ không ưu đãi (Chọn mẫu Bảng kê khai NVL phù hợp: 8 mẫu khác nhau);
  • Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ (Phụ lục X của TT 05/2018/TT-BCT);
  • Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất); hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất); giấy phép xuất khẩu (nếu có); chứng từ, tài liệu cần thiết khác.

 

Cơ quan nào cấp giấy chứng nhận C/O tại Việt Nam

Các nhà xuất khẩu, đại lý thủ tục hải quan, hoặc các tổ chức muốn xin cấp giấy chứng nhận C/O của Việt Nam liên hệ tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Ý nghĩa thực sự của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), có thể kể rất nhiều các ý nghĩa, nhưng theo tôi ý nghĩa thực sự của nó có 2 mục đích chính:

Một là, khẳng định nguồn gốc của sản phẩm, hàng hóa được sản xuất tại quốc gia nào điều này có ý nghĩa về lợi thế cạnh tranh quốc gia giữa các nước trong lĩnh vực sản xuất?

Thứ hai , sản phẩm đó sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu theo các thỏa thuận thương mại giữa quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu.

 

Hoạch định chiến lược chất lượng của Doanh nghiệp và giấy chứng nhận chất lượng (CQ- Certificate of Quality)

Chất lượng không phải là mới, trong suốt lịch sử, con người luôn quan tâm về chất lượng, họ có thể quan tâm đến chất lượng thức ăn họ ăn, chất lượng nơi ở, chất lượng mối quan hệ của họ với nhau và chất lượng cuộc sống của họ. và cho tới nay các quan điểm về chất lượng cũng không có sự thay đổi, tuy nhiên cũng có một số sự khác biệt trong cách tiếp cận là ngày nay tiếp cận chất lượng có cấu trúc, nghĩa là có kế hoạch chất lượng được trình bày rõ ràng, được đưa vào các chiến lược hoạt động và được tích hợp trong khuôn khổ ra quyết định để đặt được một số mục tiêu đã xác định trước.

Phương pháp tiếp cận có cấu trúc này được đã được ghi nhận là đã giúp nhiều tập đoàn hàng đầu như Xerox, Motorala, IBM, SAMSUNG, APPLE…duy trì được lợi thế cạnh tranh về chất lượng so với các đối thủ cùng lĩnh vực. Nhưng chính xác thì chất lượng có ý nghĩa là gì? Chất lượng có thể có ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau, với các tổ chức khác nhau, với các quốc gia khác nhau, trong bài viết này xin trích dẫn một số quan điểm về chất lượng từ các học giả nổi tiếng về chất lượng như: Philip B.

Crosby định nghĩa chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu (1980); Joseph M.Juran  (1998) định nghĩa nó là sự phù hợp để sử dụng, trong khi Edwards Deming (1993) định nghĩa nó là mức độ đồng nhất và đáng tin cậy có thể dự đoán được với chi phí thấp và phù hợp với thị trường, còn trong cuốn tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015, mục 2.2.1 định nghĩa Chất lượng sản phẩm và dịch vụ của tổ chức được xác định bằng khả năng thỏa mãn khách hàng và ảnh hưởng mong muốn và không mong muốn tới các bên quan tâm liên quan.

Tuy nhiên, thuật ngữ hoạch định chiến lượng chất lượng (SQP- Strategic quality planning) vẫn còn là một thuật ngữ mới, và cũng như định nghĩa chất lượng khác nhau, nó cũng còn có nhiều cách nhìn nhận khác nhau, trong bài viết này tôi xin được trích dẫn một khái niệm chất lượng mà theo tôi là có quan điểm tích hợp với hệ thống quản lý và có thể bổ sung được cho các lỗ hổng quản lý là:

Hoạch định chiến lược chất lượng là sự tích hợp các nguyên tắc của quản lý chất lượng vào cả ba khía cạnh của hoạch định chiến lược. Điều này có nghĩa là các khái niệm chất lượng được tích hợp và tầm nhìn và mục tiêu của tổ chức, trong việc nhận biết các khía cạnh khác nhau của hoạch định chiến lược, trong việc xây dựng các  chính sách và hành động cần thiết để quản lý sự thay đổi và trong việc triển khai chiến lược.

Ví dụ, Motorola đã tích cực nghiên cứu tầm nhìn và mục tiêu của mình, sáng kiến chất lượng Six sigma (Một mục tiêu định lượng để hạn chế số lượng lỗi tối đa trong sản phẩm của họ xuống dưới 3,5 phần triệu), nhờ chiến lược này Motoraloa Inc. là người chiến thắng giải thưởng Baldrige năm 1998 và đã được công nhận là đã đóng góp vào vai trò dẫn đầu trong cuộc cách mạng chất lượng.

Như vậy có thể khẳng định một định đề rằng, hoạch định chiến lược chất lượng và triển khai chất lượng sẽ quyết định đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong quá trình giao thương nghĩa là chuyển giao sản phẩm, hàng hóa các doanh nghiệp cần có niềm tin lẫn nhau về mức chất lượng hay các đặc tính chất lượng của sản phẩm, hàng hóa mà các bên cam kết cung cấp theo đúng các hợp đồng đã thỏa thuận hoặc chứng mình cam kết với người tiêu dùng về mức chất lượng của sản phẩm, hàng hóa được cung cấp, từ đó đòi hỏi phải có bằng chứng để khẳng định đó, vì vậy các nhà sản xuất, lắp ráp thường phát hành giấy chứng nhận chất lượng (C/Q - Certificate of Quality), cái này tương tự như là một hình thức tự công bố tiêu chuẩn áp dụng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất (TCCS- tiêu chuẩn cơ sở) đã được quy định theo pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở nước ta. Đồng thời, nó hoàn toàn khác biệt so với giấy chứng nhận do các tổ chức chứng nhận độc lập (bên thứ 3) đánh giá và cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật.

Qua đó một lần nữa khẳng định, hoạch định chiến lượng chất lượng hàng hóa thể hiện ở mức chất lượng được công bố trong CQ của các nhà sản xuất sẽ quyết định lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa đó trên thị trường, nó được thể hiện qua các mối quan hệ sau đây:

Một là, trong chuỗi giá trị (hay chuỗi cung ứng): trọng tâm của SQP là tập trung vào các bối cảnh bên ngoài tổ chức. Michael Porter (1985) đã đưa ra thuật ngữ chuỗi giá trị để biểu thị bối cảnh bên ngoài tổ chức. Đối với mọi sản phẩm, giá trị được gia tăng trong các quá trình riêng biệt nhưng được liên kết tuần tự, bắt đầu từ nguyên liệu thô cơ bản đến việc sử dụng hoặc tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. Đặc điểm nhận dạng của các quá trình liên kết này, các hoạt động hỗ trợ cho mỗi quá trình và việc xác định lượng giá trị gia tăng trong mỗi quá trình liên kết này tạo nên chuỗi giá trị của sản phẩm, trong chuỗi giá trị này, doanh nghiệp nào tham gia vào và tích lũy ở các công đoạn, giai đoạn chế tạo sản phẩm có giá trị cao (giá trị theo Michael Porter là được khách hàng trả bao nhiêu tiền) và sẽ quyết định lợi thế cạnh tranh của tổ chức.

Hai là, Đối với các cơ quan quản lý: Nhằm tuyên bố về sự phù hợp với các yêu cầu của pháp luật về chất lượng của sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

Thứ ba, đối với người tiêu dùng (hay là đối với khách hàng): Việc thiết lập định hướng chiến lược chất lượng cho tổ chức đòi hỏi phải xem xét hoạt động kinh doanh của mình như một phần của chuỗi giá trị tổng thể, (i) giá trị được tạo dựng cho người tiêu dùng cuối cùng như thế nào, (ii) nếu giá trị đó được tạo ra thì nó được phân chia như thế nào trong chuỗi giá trị, (iii) cách tổ chức có thể kiểm soát chiến lược dòng giá trị trong chuỗi giá trị và vị trí cuối cùng của nó, nghĩa là mức độ quyết định có sự ảnh hưởng tới giá trị tổng thể của sản phẩm, hàng hóa được tạo ra, tôi ví dụ như trong ngành sản xuất Smartphone, các nhà cung cấp gia công chip bán dẫn như TSQC, SAMSUNG là hai công ty có nhà máy chế tạo chip bán dẫn lớn nhất thế giới có vai trò rất lớn trong việc quyết định trong ngành chip bán dẫn và ảnh hưởng tới giá cả sản phẩm Smartphone được cung ứng trên thị trường, (iv) vai trò của chất lượng như một lợi thế bền vững trong quá trình tạo ra giá trị và quản lý dòng giá trị, đây có thể hiểu là việc tổ chức phải liên tục có hoạt động cải tiến chất lượng nhằm đáp ứng các điều kiện thay đổi của môi trường kinh doanh để duy trì lợi thế cạnh tranh, ví dụ chip bán dẫn được gia công trên quy trình sản xuất 14 nm, nay còn 7 nm, và tương lai đã thử nghiệm thành công chỉ là 2 nm giúp các sản phẩm cuối tiêu thụ ít năng lượng hơn, có tốc độ xử lý nhanh hơn…, (v) xác định các yếu tố thúc đẩy chất lượng và chi phí trong chuỗi giá trị và kiểm soát các yếu tố đó.

 

Tóm lại, Hoạch định chiến lược (SQP- Strategic quality planning) là cái tinh anh của doanh nghiệp, còn giấy chứng nhận chất lượng (CQ- Certificate of Quality) là cái thần thái của doanh nghiệp về chất lượng. Ngoài ra, để gia tăng sự tin tưởng của đối tác, người tiêu dùng hay cơ quan quản lý, doanh nghiệp có thể liên hệ đăng ký chứng nhận chất lượng tại các tổ chức chứng nhận có thương hiệu tại Việt Nam.


 

Bài viết liên quan

Cách đơn giản để gia tăng chất lượng sản phẩm

Nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những điều quan trọng nhất để đạt được tăng trưởng doanh số bán hàng và lợi nhuận trong dài hạn nhờ vào việc đạt được sự hài lòng của khách hàng và người tiêu dùng.

Lợi ích đích thực từ việc chứng nhận ISO

Những lợi ích mà chứng nhận hệ thống quản lý ISO (chứng nhận ISO) đem lại là gì? Và liệu nó có thật sự hữu ích cho công ty/doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu trong bài dưới đây.

Công bố hợp quy vật liệu xây dựng - Đưa vật liệu xây dựng sản xuất, nhập khẩu vào thị trường Việt Nam

Như thông tin đã biết, sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra thị trường cần phải đạt yêu cầu về tiêu chuẩn (công bố hợp chuẩn/ công bố hợp quy sản phẩm) theo quy định của pháp luật. Điều này cũng là bắt buộc đối với loại hàng hóa vật liệu xây dựng.

Công bố hợp chuẩn: Hồ sơ và thủ tục chi tiết

Đứng trước những yêu cầu ngàng càng gắt gao của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hàng hóa bắt buộc phải có những bước chuyển mình để đáp ứng được nhu cầu, mong đợi của người tiêu dùng. Trong đó, Chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường hiện nay là vấn đề cốt lõi. Sản phẩm, hàng hóa trước khi được đưa ra lưu thông trên thị trường, bên cạnh các quy định pháp luật về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, nhãn mác hàng hóa,... thì việc thực hiện công bố cũng nằm trong các yêu cầu về đảm bảo chất lượng. Việc thực hiện công bố phù hợp tiêu chuẩn áp dụng (công bố hợp chuẩn) đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cho người tiêu dùng và cả các cơ quan quản lý, chức năng.  Cùng ISOCERT tìm hiểu thêm về Công bố hợp chuẩn và các bước thực hiện để giúp doanh nghiệp công bố dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Hiệu lực của bản tự công bố sản phẩm là bao lâu?

Trong xã hội hiện đại, việc đa dạng hóa các sản phẩm nhằm mở rộng thị trường kinh doanh là điều mà mọi doanh nghiệp hướng tới để phát triển và phát triển bền vững. Số lượng hàng hóa, sản phẩm tăng nhanh chóng mặt cũng đồng thời phải song hành với chất lượng của chúng được đảm bảo và cải tiến không ngừng nghỉ. Bởi lẽ người tiêu dùng là trung tâm cốt lõi của môi trường kinh doanh. Và thực tế là tất cả chúng ta đều mong muốn được trải nghiệm và sử dụng những sản phẩm tốt nhất và hơn thế nữa.

Tin tức và Sự kiện liên quan

ISOCERT trao chứng nhận ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001 cho Công ty CP Dịch vụ Clean Sài Gòn

ISOCERT cấp chứng nhận ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001 cho Công ty CP Dịch vụ Clean Sài Gòn, hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp.

Tổng Kết Chương Trình Đào Tạo Năng Lực Quản Lý Trong Ngành Sản Xuất

Chương trình đào tạo năng lực quản lý trong ngành sản xuất do ISOCERT tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia và hưởng ứng của hơn 100 anh/chị quản lý của các doanh nghiệp

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001:2015 Tại Công Ty Cổ Phần Phụ Gia PVC Xanh

Buổi đánh giá giúp Công ty CP Phụ Gia PVC Xanh thiết lập hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, xây dựng nền tảng cho việc đạt chứng nhận sau này

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001 Tại Công Ty Cổ Phần Starpoly

Thực hiện đánh giá ISO 9001 là bước tiến quan trọng, giúp Công ty Cổ phần Starpoly thành công hơn trong tương lai

Thông báo chuyển đổi ISO 22003-1:2022, thay thế ISO/TS 22003:2013

Chuyển đổi từ tiêu chuẩn ISO/TS 22003:2013 sang ISO 22003-1:2023 sẽ có tác động đến khách hàng làm chứng nhận ISO 22000, HACCP

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

Bài viết liên quan

Cách đơn giản để gia tăng chất lượng sản phẩm

Nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những điều quan trọng nhất để đạt được tăng trưởng doanh số bán hàng và lợi nhuận trong dài hạn nhờ vào việc đạt được sự hài lòng của khách hàng và người tiêu dùng.

Lợi ích đích thực từ việc chứng nhận ISO

Những lợi ích mà chứng nhận hệ thống quản lý ISO (chứng nhận ISO) đem lại là gì? Và liệu nó có thật sự hữu ích cho công ty/doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu trong bài dưới đây.

Công bố hợp quy vật liệu xây dựng - Đưa vật liệu xây dựng sản xuất, nhập khẩu vào thị trường Việt Nam

Như thông tin đã biết, sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra thị trường cần phải đạt yêu cầu về tiêu chuẩn (công bố hợp chuẩn/ công bố hợp quy sản phẩm) theo quy định của pháp luật. Điều này cũng là bắt buộc đối với loại hàng hóa vật liệu xây dựng.

Công bố hợp chuẩn: Hồ sơ và thủ tục chi tiết

Đứng trước những yêu cầu ngàng càng gắt gao của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hàng hóa bắt buộc phải có những bước chuyển mình để đáp ứng được nhu cầu, mong đợi của người tiêu dùng. Trong đó, Chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường hiện nay là vấn đề cốt lõi. Sản phẩm, hàng hóa trước khi được đưa ra lưu thông trên thị trường, bên cạnh các quy định pháp luật về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, nhãn mác hàng hóa,... thì việc thực hiện công bố cũng nằm trong các yêu cầu về đảm bảo chất lượng. Việc thực hiện công bố phù hợp tiêu chuẩn áp dụng (công bố hợp chuẩn) đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cho người tiêu dùng và cả các cơ quan quản lý, chức năng.  Cùng ISOCERT tìm hiểu thêm về Công bố hợp chuẩn và các bước thực hiện để giúp doanh nghiệp công bố dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Hiệu lực của bản tự công bố sản phẩm là bao lâu?

Trong xã hội hiện đại, việc đa dạng hóa các sản phẩm nhằm mở rộng thị trường kinh doanh là điều mà mọi doanh nghiệp hướng tới để phát triển và phát triển bền vững. Số lượng hàng hóa, sản phẩm tăng nhanh chóng mặt cũng đồng thời phải song hành với chất lượng của chúng được đảm bảo và cải tiến không ngừng nghỉ. Bởi lẽ người tiêu dùng là trung tâm cốt lõi của môi trường kinh doanh. Và thực tế là tất cả chúng ta đều mong muốn được trải nghiệm và sử dụng những sản phẩm tốt nhất và hơn thế nữa.

Tin tức và Sự kiện liên quan

ISOCERT trao chứng nhận ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001 cho Công ty CP Dịch vụ Clean Sài Gòn

ISOCERT cấp chứng nhận ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001 cho Công ty CP Dịch vụ Clean Sài Gòn, hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp.

Tổng Kết Chương Trình Đào Tạo Năng Lực Quản Lý Trong Ngành Sản Xuất

Chương trình đào tạo năng lực quản lý trong ngành sản xuất do ISOCERT tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia và hưởng ứng của hơn 100 anh/chị quản lý của các doanh nghiệp

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001:2015 Tại Công Ty Cổ Phần Phụ Gia PVC Xanh

Buổi đánh giá giúp Công ty CP Phụ Gia PVC Xanh thiết lập hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, xây dựng nền tảng cho việc đạt chứng nhận sau này

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001 Tại Công Ty Cổ Phần Starpoly

Thực hiện đánh giá ISO 9001 là bước tiến quan trọng, giúp Công ty Cổ phần Starpoly thành công hơn trong tương lai

Thông báo chuyển đổi ISO 22003-1:2022, thay thế ISO/TS 22003:2013

Chuyển đổi từ tiêu chuẩn ISO/TS 22003:2013 sang ISO 22003-1:2023 sẽ có tác động đến khách hàng làm chứng nhận ISO 22000, HACCP

0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo