Hiện nay, nhà nước ta chú trọng rất nhiều về vấn đề kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Theo đó, doanh nghiệp muốn tung sản phẩm, hàng hóa ra thị trường thì cần tiến hành công bố hợp chuẩn. Vậy làm thế nào để công bố hợp chuẩn cho sản phẩm là điều mà rất nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Công bố hợp chuẩn được hiểu là việc doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức tự công bố dịch vụ, sản phẩm, hàng hóa, quá trình phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận sự phù hợp tiến hành hoặc dựa trên kết quả đánh giá sự phù hợp của mình.
Theo Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, có 8 phương thức đánh giá sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn. Cụ thể:
Phương thức 1 là việc lấy mẫu điển hình làm thử nghiệm.
Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm theo phương thức 2 là việc lấy mẫu điển hình thử nghiệm và đánh giá quá trình sản xuất. Ngoài ra, có thể giám sát qua việc lấy mẫu trên thị trường làm thử nghiệm.
Lấy mẫu thử nghiệm và đánh giá quá trình sản xuất. Thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và đánh giá quá trình sản xuất.
Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm theo phương thức 4 có nghĩa là thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất. Hoặc có thể tiến hành thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường và lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Phương thức 5 là một trong những phương thức được sử dụng rất phổ biến để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm. Đó là thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất. Giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường hoặc lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý theo phương thức 6.
Phương thức 7 dùng để thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa. Thông thường nếu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo lô thì sẽ chọn cách này.
Kiểm định hoặc thử nghiệm toàn bộ sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong đơn vị thuộc phương thức 8.
Việc công bố hợp chuẩn cho sản phẩm, hàng hóa dựa trên:
Việc công bố hợp chuẩn cho hàng hóa, sản phẩm là hoạt động tự nguyện. Đối tượng của công bố hợp chuẩn bao gồm các dịch vụ, quá trình, hàng hóa, sản phẩm hoặc môi trường được quy định trong tiêu chuẩn tương ứng.
Trình tự công bố sản phẩm hợp chuẩn bao gồm các bước cơ bản sau:
a) Xác định đối tượng cần công bố phù hợp tiêu chuẩn. Việc đánh giá hợp chuẩn do doanh nghiệp (bên thứ nhất) công bố thực hiện hoặc do bên thứ 3 (tổ chức chứng nhận) đã đăng ký thực hiện.
Việc đánh giá hợp chuẩn được tiến hành dựa trên các phương thức đánh giá sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn kỹ thuật.
b) Sau khi làm xong thủ tục chứng nhận hợp chuẩn và có kết quả đánh giá hợp chuẩn thì đây chính là căn cứ để cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp công bố sản phẩm hợp chuẩn.
Đăng ký hồ sơ công bố sản phẩm hợp chuẩn là một trong những yêu cầu của quy trình hợp chuẩn. Doanh nghiệp công bố hợp chuẩn cần tiến hành đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh (sau đây viết tắt là Chi cục).
Nếu tổ chức, cá nhân tự đánh giá chứng nhận hợp chuẩn thì hồ sơ gồm có:
Hồ sơ để đăng ký công bố hợp chuẩn cho sản phẩm dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của bên thứ 3 bao gồm:
Hồ sơ công bố để hợp chuẩn sản phẩm gửi tới Chi cục được xử lý như sau:
- Trong thời gian 5 ngày kể từ ngày Chi cục nhận được hồ sơ của cá nhân, tổ chức, Chi cục sẽ phải tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ công bố hợp chuẩn để xử lý như sau:
+ Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: Chi cục ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn cho doanh nghiệp công bố hợp chuẩn. Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn có giá trị 03 năm kể từ ngày doanh nghiệp, tổ chức xác nhận báo cáo đánh giá hợp chuẩn hoặc theo giá trị của giấy chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp.
+ Nếu hồ sơ công bố hợp chuẩn đầy đủ nhưng không hợp lệ: Chi cục thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp công bố hợp chuẩn về lý do không tiếp nhận hồ sơ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chi cục sẽ tiến hành thông báo bằng văn bản đề nghị doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân bổ sung các loại giấy tờ còn thiếu. Nếu trong vòng 15 ngày mà hồ sơ không được bổ sung đầy đủ thì Chi cục có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.
Trong trường hợp phát hiện sự không phù hợp của sản phẩm, tổ chức phải:
a) Trường hợp dựa trên kết quả tự đánh giá: lưu trữ hồ sơ công bố hợp chuẩn bao gồm các bản chính, bản sao các giấy tờ cũng như hồ sơ tự đánh giá giám sát của doanh nghiệp theo kế hoạch giám sát.
b) Trường hợp dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của bên thứ ba: lưu giữ hồ sơ công bố hợp chuẩn bao gồm bản chính, bản sao các giấy tờ và Hồ sơ đánh giá giám sát của tổ chức chứng nhận đã đăng ký;
c) Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân cần cung cấp các hồ sơ, tài liệu chứng minh việc đảm bảo sự phù hợp của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ với tiêu chuẩn tương ứng khi có yêu cầu.
d) Cung cấp bản sao công chứng Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn cho doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm, môi trường, quá trình.
đ) Khi có bất kỳ sự thay đổi nào về tính năng, công dụng, đặc điểm của sản phẩm, hàng hóa hoặc có sự thay đổi về nội dung hồ sơ công bố hợp chuẩn đăng ký thì cần làm công bố lại.
Trên đây, ISOCERT đã giúp giải đáp thắc mắc cho các doanh nghiệp vấn đề làm thế nào để công bố hợp chuẩn. Hy vọng với những thông tin trên, các tổ chức, cá nhân sẽ hiểu rõ hơn về các nguyên tắc, hồ sơ cần có để tiến hành công bố hợp chuẩn cho sản phẩm, hàng hóa.
Quý khách hàng có nhu cầu hỗ trợ về công bố hợp chuẩn, xin vui lòng liên hệ: 0976389199 (hoàn toàn miễn phí) để được các chuyên gia của ISOCERT hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.