Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non hiện nay

Tổng quan

Vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non

Như chúng ta đã biết, thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết để con người sống, phát triển và tồn tại. Do đó, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mỗi con người.

Bác Hồ đã từng nói “Sức khỏe quý hơn vàng, có sức khỏe là có tất cả”. Đúng vậy! Sức khỏe vô cùng quan trọng đối với con người nhất là đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non. Bởi vì, ở lứa tuổi này trẻ đang phát triển rất nhanh cả về thể lực, trí tuệ và mọi mặt.

Hiện nay, cùng với việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non được chú trọng và đặt lên hàng đầu.

Ở trường mầm non cần có các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu giao nhận thực phẩm đến khâu sơ chế, chế biến thực phẩm và chia ăn cho trẻ. Nhưng nếu lơ là không chú trọng một trong các khâu trên thì các khâu khác có chú trọng đến mấy cũng sẽ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ.

Nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non, sau đây chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp ở phần tiếp theo của bài viết này.

>>> Tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm 

Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non

Xây dựng kế hoạch

Để đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ nhỏ, nhà trường cần xây dựng các kế hoạch như kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ, kế hoạch vệ sinh an toàn thực phẩm hay kế hoạch phòng chống ngộ độc thực phẩm phù hợp với tình hình thực tế… Bên cạnh đó, cần xây dựng các thực đơn đa dạng, phong phú, chú trọng sử dụng các loại thực phẩm tại địa phương, đảm bảo đủ calo và chất dinh dưỡng cho các trẻ nhỏ. Đồng thời, hạn chế sử dụng những thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn như xúc xích, mì tôm, bánh kẹo..

Các kế hoạch cần được thông qua liên tịch và liên tịch thống nhất, sau đó triển khai đến toàn thể cán bộ, giáo viên của nhà trường và triển khai sâu rộng đến phụ huynh học sinh như họp phụ huynh, họp Ban đại diện cha mẹ học sinh...

Phối hợp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm giữ một vị trí vô cùng quan trọng đối với trường mầm non bởi nó tác động trực tiếp đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Vì vậy, nhà trường cần ký kết hợp đồng và làm việc với những công ty có uy tín, đảm bảo chất lượng và có đầy đủ giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm do các cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp, phải cung cấp đủ nguồn thực phẩm theo yêu cầu và phải có trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo giá cả hợp lý và ổn định.

Ví dụ: Nhà trường cần hợp tác với những cơ sở, đơn vị sản xuất, cung cấp thực phẩm có các chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm như ISO 22000, HACCP, ISO 9001 hay Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm... 

Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra và giao nhận thực phẩm

Nhà trường cần chú trọng vào khâu kiểm tra chất lượng và số lượng thực phẩm trước khi đưa vào sơ chế, chế biến, đặc biệt cần có sổ theo dõi, ghi chép đầy đủ theo quy định về tự kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau khi đã kiểm tra thực phẩm thì nhân viên giao thực phẩm và các thành viên cần ký tên vào sổ giao nhận và kiểm phẩm.

Phòng chống nhiễm bẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh nơi chế biến

  • Không chỉ đảm bảo thực phẩm an toàn, việc chế biến thức ăn, bếp ăn cần được xây dựng theo nguyên tắc một chiều từ khâu sơ chế, đến khâu chia thức ăn, có đủ đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho bếp ăn và được sắp xếp khoa học, phân biệt giữa dụng cụ chế biến sống và chín.
  • Nơi chế biến phải thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ, thực hiện theo “10 nguyên tắc vàng” trong chế biến thực phẩm an toàn và 5 “chìa khóa vàng” để có thực phẩm an toàn, “bếp ăn 5 tốt”…
  • Đối với đội ngũ nhân viên nhà bếp phải được tập huấn kiến thức về ATTP và được khám sức khỏe định kỳ. Trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ thì đầu tóc cần gọn gàng, móng tay cắt ngắn và rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến và phân chia thức ăn cho trẻ.
  • Vệ sinh các dụng cụ chế biến thực phẩm thường xuyên sau khi sử dụng, rác phải để đúng nơi quy định và cần chuyển ra ngoài mỗi ngày.
  • Hàng ngày, trước khi bếp hoạt động, nhà trường phải phân công cụ thể nhân viên giờ nào, ca nào thay phiên nhau đến sớm để làm công tác thông thoáng phòng cho khí lưu thông, lau dọn sàn nhà, kệ bếp và kiểm tra hệ thống ga, điện trước khi hoạt động. Nếu có điều gì không an toàn thì báo ngay cho ban quản lý và lãnh đạo nhà trường để kịp thời xử lý.
  • Ngoài công tác vệ sinh hàng ngày, hàng tháng phải tổng vệ sinh xung quan nhà bếp, nơi ăn uống và dụng cụ chế biến thực phẩm…

Vệ sinh môi trường

Nguồn nước

Nước đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong khâu chế biến thực phẩm và vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ nhỏ. Nếu nước nhiễm bẩn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, nước an toàn được sử dụng trong chế biến thực phẩm phải là nước sạch lấy từ giếng khoan hoặc nước máy… và nước cũng phải kiểm định về vệ sinh an toàn thường xuyên. Bên cạnh đó, nước uống phải được đun sôi để nguội và đựng vào bình có nắp, đảm bảo luôn có đầy đủ nước uống cho học sinh.

Xử lý chất thải

Trong trường học sẽ có rất nhiều loại chất thải khác nhau như rác thải, nước thải, khỉ thải… vì vậy, nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả sẽ gây ô nhiễm môi trường

Các chất thải, rác thải phải cho vào thùng rác có nắp đậy và nhà trường cần ký kết hợp đồng với phòng vệ sinh môi trường để họ thu gom và xử lý rác hàng ngày. Đồng thời, trường mầm non phải có cống thoát nước ngầm để không có mùi hôi và khu vệ sinh đại tiểu tiện cần vệ sinh thường xuyên cọ rửa sạch sẽ.

Tuyên truyền và bồi dưỡng công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Nhà trường cần thường xuyên tuyên truyền, tổ chức các khóa học, buổi gặp mặt, bồi dưỡng cho các cán bộ giáo viên, nhân viên và các bậc phụ huynh về kiến thức dinh dưỡng và công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà trường chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các văn bản, pháp luật quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, cần phối hợp với y tế, cán bộ quản lý và các bên liên quan nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình chế biến thực phẩm và hoạt động ăn uống của trẻ để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của trẻ nhỏ, học sinh mầm non.

Ngoài ra, nhà trường cần thực hiện tốt 10 nguyên tắc vàng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

1. Chọn thực phẩm tươi an toàn

2. Nấu chín kỹ trước khi ăn

3. Ăn ngay sau khi nấu

4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín

5. Nấu lại thức ăn thật kỹ

6. Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn sống và chín với bề mặt bẩn

7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác

8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn

9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác

10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn

>>> Xem chi tiết 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm tại đây

Ý nghĩa của việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm giữ một vị trí vô cùng quan trọng đối với sức khỏe trẻ thơ. Nó góp phần nâng cao sức học tập, lao động và vui chơi của trẻ nhỏ trong giai đoạn xã hội phát triển hiện nay. Bên cạnh đó, nếu thực phẩm không đảm bảo chất dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thì có nguy cơ trẻ sẽ bị suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng, mặt khác nếu trẻ bị ngộ độc thực phẩm nặng thì sẽ có nguy cơ bị tử vong.

Vì vậy, mục đích của việc nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non là giúp trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khơi dậy tính tò mò ham hiểu biết… Do đó, nhà trường, phụ huynh và mỗi một giáo viên, cán bộ trong cơ sở mầm non cần phải quan tâm, đầu tư có hiệu quả vào trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ để trẻ có một sức khỏe tốt, phát triển toàn diện về mọi mặt và đây cũng chính là nền tảng cho một xã hội, một đất nước phát triển bền vững trong tương lai.  

Trên đây là những chia sẻ của ISOCERT về một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non. Hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc, đặc biệt là những người đang công tác trong các cơ sở mầm non những thông tin hữu ích nhất. Nếu có điều gì thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0976.389.199 để được hỗ trợ chi tiết nhất!

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0976.389.199
scrollTop
0976.389.199 Gọi chuyên gia Zalo