Bộ tiêu chuẩn nhằm giảm thiểu tác động môi trường của bao bì

Bộ tiêu chuẩn nhằm giảm thiểu tác động môi trường của bao bì

Admin 01/01/1970

Tác giả: Hoàng Tuấn, Vũ Thao


Đánh giá bao bì về mặt môi trường có thể bao gồm hệ thống sản xuất và phân phối, sự lãng phí vật liệu bao bì và hàng hóa, hệ thống thu gom có liên quan, cũng như hoạt động thu hồi hoặc thải bỏ. Bộ tiêu chuẩn về bao bì và môi trường đưa ra các trình tự thực hiện để đạt được mục đích giảm tác động đến môi trường, hỗ trợ sự đổi mới sản phẩm, bao bì và chuỗi cung ứng, cũng như tránh những hạn chế quá mức đối với việc sử dụng bao bì và ngăn ngừa các rào cản và hạn chế trong thương mại.

Vai trò chính của bao bì là ngăn ngừa hư hại hoặc thất thoát hàng hóa. Tuy nhiên bao bì được thiết kế để cung cấp một số chức năng cho người sử dụng và nhà sản xuất như sau:

  • Chứa đựng: Chứa đựng hàng hóa với số lượng thích hợp; Bảo vệ: Làm tăng vòng đời sử dụng; ngăn ngừa gãy, vỡ (bảo vệ cơ học); ngăn ngừa nhiễm bẩn, xáo trộn và trộm cắp; ngăn ngừa hư hỏng; tạo lớp ngăn cách;
  • Bốc xếp/vận chuyển: Điểm trưng bày bán; tạo ra các đơn vị tiêu dùng; tạo ra các đơn vị bán lẻ và vận chuyển; vận chuyển từ nhà sản xuất đến người sử dụng;
  • Bảo quản: Bảo quản hàng hóa an toàn trong kho hàng, kho chứa, cửa hàng bán lẻ hoặc bởi người sử dụng;
  • Thuận lợi: Chia thành từng phần; chuẩn bị sản phẩm và dịch vụ;
  • Thông tin: Thông tin liên hệ; mô tả sản phẩm; quản lý hạn sử dụng; thông tin yêu cầu mang tính pháp lý về sản phẩm và bao bì; danh mục các thành phần; dữ liệu về dinh dưỡng và bảo quản; hướng dẫn mở; cách nhận biết sản phẩm; chuẩn bị và sử dụng sản phẩm; thông tin quảng cáo và nhãn hiệu; cảnh báo an toàn;
  • Trình bày: Nhận biết sản phẩm; nhận biết nhãn hiệu; các đặc điểm và lợi ích của sản phẩm; quảng cáo các tính chất của sản phẩm.

Bộ tiêu chuẩn quốc gia về bao bì và môi trường gồm các tiêu chuẩn từ TCVN 12254:2018 đến TCVN 12259:2018 công bố năm 2018. Đây là các tiêu chuẩn hoàn toàn tương đương với các tiêu chuẩn quốc tế, tương ứng, từ ISO 18601:2013 đến ISO 18606:2013 công bố 2013. Đó là các tiêu chuẩn:

  1.  TCVN 12254 (ISO 18601), Bao bì và môi trường - Yêu cầu chung về sử dụng tiêu chuẩn trong lĩnh vực bao bì và môi trường (Packaging and the environment - General requirements for the use of ISO standards in the field of packaging and the environment),  TCVN 12255 (ISO 18602), Bao bì và môi trường - Tối ưu hóa hệ thống bao bì (Packaging and the environment- Optimization of the packaging system),
  2. TCVN 12256 (ISO 18603), Bao bì và môi trường - Tái sử dụng (Packaging and the environment - Reuse),
  3. TCVN 12257 (ISO 18604), Bao bì và môi trường - Tái chế vật liệu (Packaging and the environment - Material recycling),
  4. TCVN 12258 (ISO 18605), Bao bì và môi trường - Thu hồi năng lượng (Packaging and the environment - Energy recovery),
  5. TCVN 12259 (ISO 18606), Bao bì và môi trường - Tái chế hữu cơ (Packaging and the environment - Organic recycling).

Mối tương quan trong phạm vi của bộ tiêu chuẩn về tác động môi trường của bao bì trong suốt vòng đời của chúng giới thiệu trong hình 1 dưới đây. Các tiêu chuẩn này sẽ giúp xác định cách thức lựa chọn bao bì tối ưu và cần thay đổi bao bì để đảm bảo tái sử dụng hoặc thu hồi sau khi sử dụng.

 

https://cms.luatvietnam.vn/uploaded/Images/Original/2019/07/24/image001_2407115849.jpg

Hình 1- Mối tương quan giữa các tiêu chuẩn về bao bì và môi trường

TCVN 12254 (ISO 18601)  quy định các yêu cầu và trình tự thực hiện các tiêu chuẩn khác về bao bì và môi trường sau:

  • TCVN 12255 (ISO 18602),
  • TCVN 12256 (ISO 18603),
  • TCVN 12257 (ISO 18604),
  • TCVN 12258 (ISO 18605),
  • TCVN 12259 (ISO 18606).

Tiêu chuẩn này áp dụng cho nhà cung cấp chịu trách nhiệm về bao bì hoặc hàng hóa đã đóng kiện khi đưa ra thị trường.

  •  TCVN 12255 (ISO 18602)  quy định các yêu cầu và qui trình đánh giá bao bì để đảm bảo khối lượng hoặc thể tích của vật liệu bao bì được tối ưu hóa, phù hợp với chức năng của bao bì. Đây là một trong nhiều lựa chọn để làm giảm tác động của bao bì đến môi trường.  Về đánh giá bao bì, người cung cấp phải đánh giá danh mục đầy đủ các tiêu chí liên quan để xác định vùng/ các vùng tới hạn sẽ chi phối giới hạn có thể đạt được của việc tối ưu hóa bao bì. Các tiêu chí liên quan đó là: Bảo vệ hàng hóa; quá trình sản xuất bao bì; quá trình đóng bao bì/làm đầy; logistic (bao gồm vận chuyển, lưu kho và bốc xếp); trình bày và tiếp thị hàng hóa; chấp nhận của người sử dụng/người tiêu dùng; thông tin; an toàn; luật pháp; các khía cạnh khác. Ngoài ra, nhà cung cấp phải xác định có hay không các chất hoặc hỗn hợp nguy hại cho môi trường thường có trong khí thải, tro, hoặc nước rỉ rác khi bao bì được đốt hoặc chôn lấp, cũng như  xác định xem liệu bốn kim loại nặng [chì, cađimi, thủy ngân và crom (VI)] có trong bộ phận bao bì hay không…
  • TCVN 12256 (ISO 18603) quy định các yêu cầu đối với bao bì được phân loại có thể tái sử dụng và đưa ra quy trình thực hiện để đánh giá sự đáp ứng các yêu cầu, kể cả các hệ thống kết hợp. Trong tiêu chuẩn này quy định ba loại hệ thống tái sử dụng bao bì: Hệ thống chu trình kín (Hình 2), hệ thống chu trình mở (Hình 3); hệ thống lai ghép (Hình 4). Bên đóng hàng, bên làm đầy, nhà cung cấp, bên dỡ hàng hoặc các thực thể có liên quan khác phải xác định hệ thống phù hợp nhất để tái sử dụng bao bì cụ thể bất kỳ, có tính đến các tình huống cụ thể trong sử dụng dự kiến và đảm bảo đáp ứng tất cả các tiêu chí có thể áp dụng cho hệ thống đã xác định.

https://cms.luatvietnam.vn/uploaded/Images/Original/2019/07/24/image002_2407113755.jpg

Hình 2- Hệ thống tái sử dụng chu trình kín

https://cms.luatvietnam.vn/uploaded/Images/Original/2019/07/24/image003_2407113755.jpg

 

Hình 3 - Hệ thống tái sử dụng chu trình mở

https://cms.luatvietnam.vn/uploaded/Images/Original/2019/07/24/image004_2407113755.jpg

Hình 4 - Hệ thống tái sử dụng lai ghép

  • TCVN 12257 (ISO 18604) quy định các yêu cầu cho bao bì được phân loại có thể thu hồi dưới dạng tái chế vật liệu mà vẫn phù hợp với sự phát triển liên tục của cả công nghệ bao bì và công nghệ thu hồi và thiết lập quy trình đánh giá sự đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Để xác định tiêu chí cần phải quan tâm khi đánh giá sự phù hợp của bao bì đối với việc tái chế vật liệu. Các tiêu chí cho tái chế phải được xem xét trong bối cảnh bao gồm tất cả các khía cạnh, từ thiết kế, sản xuất, sử dụng qua thu gom và phân loại đến khi bao bì được thu hồi thông qua tái chế vật liệu, cũng như sự phát triển của các công nghệ tái chế.

Nhà cung cấp phải công bố tỷ lệ phần trăm theo khối lượng của đơn vị bao bì có thể tái chế, xác định (các) dòng tái chế vật liệu dự kiến. Kiểm soát việc lựa chọn nguyên liệu được sử dụng trong các công đoạn sản xuất/đóng gói/làm đầy và nếu được, cả công đoạn thu gom/phân loại để bảo đảm quá trình tái chế không bị tác động tiêu cực.

  • TCVN 12258 (ISO 18605)  quy định các yêu cầu cho bao bì được phân loại có thể thu hồi dưới dạng thu hồi năng lượng và đưa ra qui trình đánh giá việc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn. Để thu hồi năng lượng, bao bì phải sinh ra năng lượng khi bị đốt tại các điều kiện được đề cập trong tiêu chuẩn.
  • TCVN 12259 (ISO 18606) quy định các quy trình và yêu cầu cho bao bì phù hợp để tái chế hữu cơ. Bao bì được cho là có khả năng thu hồi thông qua tái chế hữu cơ chỉ khi tất cả các bộ phận riêng rẽ đáp ứng yêu cầu. Do vậy, bao bì không được coi là có khả năng thu hồi thông qua tái chế hữu cơ khi chỉ có một vài bộ phận đáp ứng các yêu cầu được đưa ra trong tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, nếu các bộ phận đó có thể dễ dàng tách rời bằng phương pháp vật lý trước khi thải bỏ thì các bộ phận đã tách rời đó có thể được xem xét riêng về tái chế hữu cơ. Mục đích của bao bì là chứa đựng, bảo vệ, bốc xếp, vận chuyển và trưng bày sản phẩm. Để tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu chất thải, phải tối ưu toàn bộ hệ thống mà trong đó có đóng bao bì. Tái chế hữu cơ thông qua quá trình tạo compost hiếu khí công nghiệp hoặc phân hủy kỵ khí kết hợp với tạo compost là một lựa chọn để giảm nhu cầu thải bỏ bao bì đã sử dụng khi làm tăng các lựa chọn cho việc tái chế chúng. Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật cần phải đáp ứng để có thể thu hồi bao bì thông qua tái chế hữu cơ. Tái chế hữu cơ, thu hồi hữu cơ và tái chế sinh học được sử dụng thay thế cho nhau để chỉ ra các quy trình xử lý chất thải sinh học áp dụng cho bao bì đã sử dụng để tạo thành compost (trong các nhà máy tạo compost công nghiệp) hoặc tạo thành compost và khí sinh học (trong bể phân hủy kỵ khí).

Việc chứng minh sự đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này có thể được thực hiện bởi bên thứ nhất (nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp), bên thứ hai (người sử dụng hoặc người mua), hoặc bởi sự hỗ trợ của bên thứ ba (tổ chức độc lập). Những đòi hỏi công khai về thuộc tính môi trường của bao bì có thể được giải quyết theo các phương pháp khác nhau. Một vài phương pháp trong số đó là các khía cạnh kỹ thuật về việc tái sử dụng hoặc thu hồi, các phương pháp khác có liên quan đến sự tiếp cận của dân cư đối với hệ thống tái sử dụng hoặc hệ thống thu hồi hoặc lượng bao bì có trên thị trường để thu hồi.

 

Clip: Bộ tiêu chuẩn nhằm giảm thiểu tác động môi trường của bao bì

 

Bài viết liên quan

Công bố hợp quy vật liệu xây dựng - Đưa vật liệu xây dựng sản xuất, nhập khẩu vào thị trường Việt Nam

Như thông tin đã biết, sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra thị trường cần phải đạt yêu cầu về tiêu chuẩn (công bố hợp chuẩn/ công bố hợp quy sản phẩm) theo quy định của pháp luật. Điều này cũng là bắt buộc đối với loại hàng hóa vật liệu xây dựng.

Công bố hợp chuẩn: Hồ sơ và thủ tục chi tiết

Đứng trước những yêu cầu ngàng càng gắt gao của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hàng hóa bắt buộc phải có những bước chuyển mình để đáp ứng được nhu cầu, mong đợi của người tiêu dùng. Trong đó, Chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường hiện nay là vấn đề cốt lõi. Sản phẩm, hàng hóa trước khi được đưa ra lưu thông trên thị trường, bên cạnh các quy định pháp luật về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, nhãn mác hàng hóa,... thì việc thực hiện công bố cũng nằm trong các yêu cầu về đảm bảo chất lượng. Việc thực hiện công bố phù hợp tiêu chuẩn áp dụng (công bố hợp chuẩn) đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cho người tiêu dùng và cả các cơ quan quản lý, chức năng.  Cùng ISOCERT tìm hiểu thêm về Công bố hợp chuẩn và các bước thực hiện để giúp doanh nghiệp công bố dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Hiệu lực của bản tự công bố là bao lâu?

Trong xã hội hiện đại, việc đa dạng hóa các sản phẩm nhằm mở rộng thị trường kinh doanh là điều mà mọi doanh nghiệp hướng tới để phát triển và phát triển bền vững. Số lượng hàng hóa, sản phẩm tăng nhanh chóng mặt cũng đồng thời phải song hành với chất lượng của chúng được đảm bảo và cải tiến không ngừng nghỉ. Bởi lẽ người tiêu dùng là trung tâm cốt lõi của môi trường kinh doanh. Và thực tế là tất cả chúng ta đều mong muốn được trải nghiệm và sử dụng những sản phẩm tốt nhất và hơn thế nữa.

Just In Time – Mô Hình Sản Xuất Tinh Gọn Trong Chuỗi Cung Ứng

Nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh doanh JIT bởi nó giúp cho họ có khả năng thích ứng và phản xạ tốt hơn với nhu cầu khách hàng, cắt giảm chi phí và rủi ro, kết hợp với việc lưu giữ số lượng lớn hàng tồn.

6 Cách Để Gia Tăng Chất Lượng Sản Phẩm

Việc nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng lại giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và giảm chi phí. Các doanh nghiệp đang tìm cách cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ thì cần phải đưa các thực hành chất lượng vào các quy trình hàng ngày của họ.

Tin tức và Sự kiện liên quan

Thông báo chuyển đổi ISO 22003-1:2022, thay thế ISO/TS 22003:2013

Chuyển đổi từ tiêu chuẩn ISO/TS 22003:2013 sang ISO 22003-1:2023 sẽ có tác động đến khách hàng làm chứng nhận ISO 22000, HACCP

Những điều cần lưu ý đối với khách hàng được chứng nhận

Thông báo về hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận trong văn bản tài liệu, quảng bá, bao bì sản phẩm; Đánh giá giám sát và duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận.

ISOCERT Tập Huấn Đào Tạo Điều Hành Giám Sát Và Lập Kế Hoạch Trong Sản Xuất tại tỉnh Lâm Đồng

ISOCERT phối hợp cùng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Lâm Đồng tổ chức chương trình đào tạo điều hành giám sát và lập kế hoạch trong sản xuất cho gần 60 đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh

ISOCERT Trao Chứng Nhận ISO 9001 Cho BnK Solution

BnK Solution thành công đạt Chứng nhận ISO 9001. Trước đó BnK đã đạt Chứng nhận ISO/IEC 27001. Hai chứng nhận quan trọng cho lĩnh vực công nghệ thông tin.

Hành Trình Kiến Tạo Niềm Tin - Hè 2024 Của ISOCERT

ISOCERT đã cùng nhau tạo nên một hành trình đáng nhớ, hành trình của sự gắn kết và cùng nhau kiến tạo niềm tin – giá trị cốt lõi mà tổ chức luôn đề cao và trân trọng.

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

Bài viết liên quan

Công bố hợp quy vật liệu xây dựng - Đưa vật liệu xây dựng sản xuất, nhập khẩu vào thị trường Việt Nam

Như thông tin đã biết, sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra thị trường cần phải đạt yêu cầu về tiêu chuẩn (công bố hợp chuẩn/ công bố hợp quy sản phẩm) theo quy định của pháp luật. Điều này cũng là bắt buộc đối với loại hàng hóa vật liệu xây dựng.

Công bố hợp chuẩn: Hồ sơ và thủ tục chi tiết

Đứng trước những yêu cầu ngàng càng gắt gao của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hàng hóa bắt buộc phải có những bước chuyển mình để đáp ứng được nhu cầu, mong đợi của người tiêu dùng. Trong đó, Chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường hiện nay là vấn đề cốt lõi. Sản phẩm, hàng hóa trước khi được đưa ra lưu thông trên thị trường, bên cạnh các quy định pháp luật về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, nhãn mác hàng hóa,... thì việc thực hiện công bố cũng nằm trong các yêu cầu về đảm bảo chất lượng. Việc thực hiện công bố phù hợp tiêu chuẩn áp dụng (công bố hợp chuẩn) đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cho người tiêu dùng và cả các cơ quan quản lý, chức năng.  Cùng ISOCERT tìm hiểu thêm về Công bố hợp chuẩn và các bước thực hiện để giúp doanh nghiệp công bố dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Hiệu lực của bản tự công bố là bao lâu?

Trong xã hội hiện đại, việc đa dạng hóa các sản phẩm nhằm mở rộng thị trường kinh doanh là điều mà mọi doanh nghiệp hướng tới để phát triển và phát triển bền vững. Số lượng hàng hóa, sản phẩm tăng nhanh chóng mặt cũng đồng thời phải song hành với chất lượng của chúng được đảm bảo và cải tiến không ngừng nghỉ. Bởi lẽ người tiêu dùng là trung tâm cốt lõi của môi trường kinh doanh. Và thực tế là tất cả chúng ta đều mong muốn được trải nghiệm và sử dụng những sản phẩm tốt nhất và hơn thế nữa.

Just In Time – Mô Hình Sản Xuất Tinh Gọn Trong Chuỗi Cung Ứng

Nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh doanh JIT bởi nó giúp cho họ có khả năng thích ứng và phản xạ tốt hơn với nhu cầu khách hàng, cắt giảm chi phí và rủi ro, kết hợp với việc lưu giữ số lượng lớn hàng tồn.

6 Cách Để Gia Tăng Chất Lượng Sản Phẩm

Việc nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng lại giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và giảm chi phí. Các doanh nghiệp đang tìm cách cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ thì cần phải đưa các thực hành chất lượng vào các quy trình hàng ngày của họ.

Tin tức và Sự kiện liên quan

Thông báo chuyển đổi ISO 22003-1:2022, thay thế ISO/TS 22003:2013

Chuyển đổi từ tiêu chuẩn ISO/TS 22003:2013 sang ISO 22003-1:2023 sẽ có tác động đến khách hàng làm chứng nhận ISO 22000, HACCP

Những điều cần lưu ý đối với khách hàng được chứng nhận

Thông báo về hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận trong văn bản tài liệu, quảng bá, bao bì sản phẩm; Đánh giá giám sát và duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận.

ISOCERT Tập Huấn Đào Tạo Điều Hành Giám Sát Và Lập Kế Hoạch Trong Sản Xuất tại tỉnh Lâm Đồng

ISOCERT phối hợp cùng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Lâm Đồng tổ chức chương trình đào tạo điều hành giám sát và lập kế hoạch trong sản xuất cho gần 60 đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh

ISOCERT Trao Chứng Nhận ISO 9001 Cho BnK Solution

BnK Solution thành công đạt Chứng nhận ISO 9001. Trước đó BnK đã đạt Chứng nhận ISO/IEC 27001. Hai chứng nhận quan trọng cho lĩnh vực công nghệ thông tin.

Hành Trình Kiến Tạo Niềm Tin - Hè 2024 Của ISOCERT

ISOCERT đã cùng nhau tạo nên một hành trình đáng nhớ, hành trình của sự gắn kết và cùng nhau kiến tạo niềm tin – giá trị cốt lõi mà tổ chức luôn đề cao và trân trọng.

0976.389.199
scrollTop
zalo
zalo
0976.389.199 Gọi chuyên gia zalo Zalo