Thông qua việc đánh giá nội bộ, doanh nghiệp sẽ cải tiến và dần tối ưu hóa hệ thống quản lý
Nhìn chung, quá trình đánh giá nội bộ giúp mọi đơn vị, doanh nghiệp bám sát tình hình hoạt động, kịp thời phát hiện các lỗ hổng và nhanh chóng tiến hành sửa chữa, cải tiến. Nhờ đó, đơn vị, doanh nghiệp rút ngắn được thời gian hoàn thiện bộ máy quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng tốt nhu cầu của khác hàng, đồng thời nâng cao lợi nhuận cho đơn vị, doanh nghiệp.
Đánh giá nội bộ hệ thống thống giúp cho các quá trình đã được thiết lập được vận hành một cách trơn tru, phù hợp nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý các rủi ro trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Việc cập nhật các quy trình quản trị và quy trình quản lý rủi ro của doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính hiệu quả và có hiệu suất cao nhất có thể, xem xét các mục tiêu hoạt động và các mục tiêu chiến lược, kế hoạch và nhiệm vụ công tác mà đơn vị đạt được.
Khi phân công nhân sự tiến hành đánh giá, tổ chức cần đảm bảo tính vô tư và khách quan của quá trình đánh giá. Trong một số trường hợp, cụ thể là ở các tổ chức nhỏ hoặc các khu vực của tổ chức cần kiến thức cụ thể về công việc, có thể cần người đánh giá chính công việc của mình. Trong trường hợp này, tổ chức có thể có chuyên gia đánh giá nội bộ làm việc với người đồng cấp, hoặc có kết quả được xem xét bởi người đồng cấp hoặc người quản lý, để đảm bảo các kết quả khách quan. VÍ DỤ: Một thợ ống nước và một thợ điện có thể tiến hành các cuộc đánh giá lẫn nhau hoặc giúp đỡ người này với người kia, hay một công ty vệ sinh yêu cầu nhân viên hành chính đánh giá quá trình vệ sinh vì họ không trực tiếp tham gia vào công việc cụ thể đó.
Như vậy, để tất cả những nhân ựu tham gia vào quá trình đánh giá nội bộ đều am hiểu tiêu chuẩn, kỹ năng phỏng vấn, thu thập bằng chứng và báo cáo kết quả đánh giá nội bộ, tổ chức nên xem xét đến nhận thức và đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ cho nhân viên. Khi tham gia đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ, nhân viên sẽ am hiểu những vấn đề sau:
Người đào tạo sẽ phải cung cấp một số kiến thức khái quát về Hệ thống quản lý chất lượng
– Mục tiêu, phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn ISO 9001:2015
– Lợi ích của việc triển khai hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001
– Các nguyên tắc và cấu trúc của tiêu chuẩn ISO 9001:2015
– Hiểu các yêu cầu của các yêu cầu và thay đổi của QMS ISO 9001: 2015
– Diễn giải & phân tích các yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001:2015
>Tham khảo thêm bài viết: Mẫu kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 9001:2015
Ở phần này, các nhân viên tham gia đào tạo nên là những quản lý cấp trung, những người am hiểu nhất định về quá trình chính của doanh nghiệp và sẽ được đào tạo về các nội dung
>Tham khảo thêm bài viết: Mẫu báo cáo đánh giá nội bộ
Đây là phần cực kỳ quan trọng đòi hỏi chuyên gia đào tạo phải có kỹ năng mềm cũng như chuyên môn cần thiết để hướng dẫn thực hành bao gồm:
Như vậy, bài viết ngắn gọn này đã giúp doanh nghiệp có thể tự đào tạo việc thực hiện quá trình đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO. Tất nhiên, các tổ chức về quy mô, khả năng đáp ứng và nguồn lực khác nhau có thể áp dụng theo phương thức khác nhau phù hợp với doanh nghiệp của mình, bài viết này đưa ra một hướng chung nhất để tất cả các doanh nghiệp có thể làm theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015.
>Tham khảo thêm bài viết: Khoá đào tạo nhận thức và đánh giá nội bộ ISO 9001:2015
Ngày cập nhật: