Trong lĩnh vực thương mại, các thương nhân khi tham gia quan hệ mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thường có nhu cầu sử dụng dịch vụ của một cơ quan/tổ chức chuyên môn, độc lập với các bên nhằm xác định cụ thể tình trạng thực tế của hàng hóa, dịch vụ liên quan đến số lượng, chất lượng, bao bì, giá trị, xuất xứ của hàng hóa, yêu cầu kỹ thuật của hàng hóa, nội dung và yêu cầu dịch vụ, tổn thất và nguyên nhân dẫn đến các tổn thất thực tế đó… Các hoạt động này được gọi là dịch vụ giám định.
Theo Điều 254 của Luật Thương mại 2005, dịch vụ giám định được quy định như sau:
“Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng”.
Đây là một điểm mới của Luật Thương mại 2005 so với Luật thương mại 1997 liên quan đến dịch vụ giám định. Theo đó, giám định không chỉ bao gồm giám định hàng hóa mà còn có cả giám định dịch vụ. Và Luật Thương mại năm 2005 đã mở rộng khái niệm giám định này.
Từ định nghĩa trên cho thấy, giám định thương mại là một hoạt động của bên thứ ba nhằm đánh giá tình trạng thực tế của đối tượng giám định theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân. Nền tảng để thực hiện việc giám định này là sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố con người, cơ sở vật chất, công nghệ và phương pháp tạo nên sự đánh giá chuyên nghiệp. Có thể nói, “giám định” không chỉ góp phần hạn chế rủi ro trong kinh doanh mà nó còn góp phần giúp các cơ quan nhà nước quản lý, kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo một môi trường kinh doanh an toàn, hiệu quả và công bằng cho các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chỉ có các thương nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, đồng thời được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định thương mại thì mới được phép thực hiện dịch vụ giám định cũng như cấp chứng thư giám định.
Thực tế hiện nay có rất nhiều hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái hay không rõ nguồn gốc, xuất xứ… đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe con người. Dịch vụ giám định ra đời đã đáp ứng được việc kiểm soát, kiểm tra chất lượng, tiêu chuẩn của hàng hóa và dịch vụ… Dưới đây là những lợi ích cụ thể khi sử dụng dịch vụ giám định mà bạn cần biết:
Dịch vụ giám định không chỉ có vai trò to lớn trong hoạt động thương mại mà nó còn góp phần phục vụ đắc lực cho công tác quản lý của các cơ quan nhà nước, cụ thể như:
Ngoài ra, việc sử dụng dịch vụ giám định còn phục vụ cho mục đích khiếu nại. Nếu như người khai hải quan không thống nhất với kết quả kiểm tra, phân tích và giám định của cơ quan hải quan về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì được lựa chọn một cơ quan hay tổ chức giám định chuyên ngành khác giám định lại (phải trả phí giám định). Kết quả giám định lại sẽ là cơ sở để cơ quan hải quan làm thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu.
Là tổ chức chứng nhận và giám định độc lập, hoạt động theo luật doanh nghiệp Việt Nam. ISOCERT mong muốn đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc tháo gỡ những khó khăn, hạn chế những tranh chấp trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Đồng thời, chúng tôi sẵn sàng đáp ứng tốt hầu hết các loại hình và yêu cầu trong lĩnh vực giám định, cung cấp đến khách hàng những giải pháp hiệu quả nhất đáp ứng nhu cầu của bạn, với:
Dưới đây là quy trình giám định của chúng tôi:
Với sứ mệnh đồng hành cùng doanh nghiệp trong sự nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa vì lợi ích quốc gia. ISOCERT hy vọng sẽ là người bạn đồng hành, đối tác tin cậy cùng doanh nghiệp vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hướng đến một con đường mang tên “CHẤT LƯỢNG” cho sự thành công và thịnh vượng trong tương lai.
Trên đây là những chia sẻ của ISOCERT về dịch vụ giám định là gì cũng như những lợi ích mà dịch vụ này mang lại. Hy vọng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích giúp Quý doanh nghiệp có những bước đi chính xác và bền vững cho doanh nghiệp mình. Mọi thắc mắc và giải đáp vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua hotline 0976.389.199 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất!
Ngày cập nhật: 21-10-2021