MPA là gì? Chắc hẳn đây là một khái niệm khiến không ít người băn khoăn, bởi tùy theo từng lĩnh vực mà khái niệm này sẽ có nhiều cách hiểu khác nhau. Cụ thể như:
Theo đó, chúng ta có thể thấy từ viết tắt MPA có rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, ở bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu một ý nghĩa thông dụng và được sử dụng nhiều nhất đó chính là đơn vị đo áp suất Mpa. Và “Mpa” ở đây sẽ hoàn toàn khác với từ “MPA”.
Để hiểu rõ hơn về đơn vị đo Mpa, hãy cùng chúng tôi theo dõi phần tiếp theo của bài viết này.
Như đã giới thiệu ở trên, MPa là viết tắt của từ Megapascal, đây thực chất là một tiền tố kết hợp với đơn vị Pascal và cũng là một đơn vị đo áp suất trong hệ đo lường quốc tế (SI) được sử dụng phổ biến trong công nghiệp.
Nếu như Mỹ thường sử dụng các đơn vị như Psi, Kpsi hay Châu Âu thường sử dụng đơn vị Bar, kg/cm2 thì Mpa, Pa, Kpa là những đơn vị được sử dụng phổ biến ở Châu Á bắt nguồn từ Nhật Bản rồi đến Hàn Quốc và Trung Quốc.
Tóm lại bản chất của MPa là một đơn vị của Pascal nhưng có giá trị lớn hơn rất nhiều để dùng trong các thiết bị đo áp suất.
Như chúng ta đã biết, áp suất là một lực tác dụng lên một đơn vị diện tích theo phương vuông góc và có đơn vị là N/m2 hay Pa. Nguồn gốc của đơn vị đo Mpa được lấy theo tên nhà toán học, vật lý nổi tiếng người Pháp - Blaise Pascal. Và tương ứng 1 Pa = 1 N/m2.
Theo đó: 1 MPa = 1.000.000 Pa (1.000.000 Pascal)
Như vậy Mpa là đơn vị lớn hơn Pa.
Vậy đơn vị đo Mpa sử dụng để làm gì?
Người ta thiết lập đơn vị đo MPa nhằm mục đích để thuận tiện trong việc tính toán và giảm bớt sự cồng kềnh của con số. Ở lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là các ngành xây dựng thì MPa là đơn vị đo được sử dụng phổ biến nhất dùng để đo áp suất chất lỏng và chất khí. Vì vậy, chúng ta sẽ dễ dàng tìm thấy đơn vị đo Mpa trên các đồng hồ đo áp suất để hiển thị các giá trị áp suất đo được trong hệ thống điều khiển.
Ngoài ra, MPa còn được sử dụng để đo áp suất chân không của các máy hút chân không với thang đo -0.1…0 MPa trên các thiết bị cảnh báo áp suất. Khi đó, chúng ta cũng dễ dàng tìm thấy Mpa trên công tắc áp suất chân không.
Ngoài các đơn vị đo áp suất MPa, Pa, kPa… Hệ thống đo lường quốc tế còn có nhiều đơn vị đo áp suất khác. Tùy vào mục đích đo, vật cần đo hay trường hợp đo áp suất mà chúng ta sẽ sử dụng các đơn vị đo khác nhau. Vậy cách đổi đơn vị MPa sang các đơn vị đo áp suất khác như thế nào? Dưới đây là bảng quy đổi các đơn vị đo áp suất chuẩn quốc tế, các bạn có thể tham khảo:
Bảng quy đổi các đơn vị đo áp suất
Hướng dẫn chuyển đổi đơn vị MPa sang các đơn vị đo áp suất khác:
Dựa vào bảng ở trên cùng với 3 bước hướng dẫn trên đây thì bạn sẽ dễ dàng chuyển đổi được đơn vị Mpa hay bất kỳ đơn vị áp suất nào một cách đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng.
Ví dụ: Hướng dẫn đổi đơn vị MPa sang Kg/cm2
Hướng dẫn đổi đơn vị MPa sang Kg/cm2
Theo đó, chúng ta có được các kết quả quy đổi MPa sang các đơn vị khác như sau:
Trên đây là những chia sẻ của ISOCERT về đơn vị đo MPa cũng như cách chuyển đổi MPa với các đơn vị đo áp suất khác. Hy vọng, với những chia sẻ trên có thể giúp ích cho các bạn trong nghiên cứu và làm việc liên quan đến áp suất. Nếu có điều gì thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline 0976.389.199 để được giải đáp kịp thời nhất! Chúc các bạn thành công!
Ngày cập nhật: 19-11-2021