BALANCED SCORECARD (BSC) trong tiếng Việt có nghĩa là “Thẻ điểm cân bằng” hay bảng điểm cân bằng. Đây là một mô hình hoạch định và quản trị chiến lược ở cấp độ cơ bản nhất, giúp các tổ chức/doanh nghiệp thiết lập, triển khai, theo dõi và đo lường kết quả của chiến lược đặt ra. Bên cạnh yếu tố tài chính, BSC còn tập trung chú trọng tới 3 thước đo phi tài chính khác đó là khách hàng, quá trình hoạt động nội bộ, học tập và phát triển.
Ngày nay, với tính chất phức tạp của công tác quản lý doanh nghiệp, đòi hỏi các ban lãnh đạo và quản lý phải có khả năng đánh giá hiệu suất tổng thể trong nhiều lĩnh vực. Và thẻ điểm cân bằng đóng vai trò quan trọng là công cụ quản lý hiệu suất toàn diện, đảm bảo cân đối giữa các thước đo tài chính với chiến lược vận hành và các mục tiêu có liên quan đến mọi bộ phận trong tổ chức.
BALANCED SCORECARD được phát triển bởi 2 Tiến sĩ Robert S.Kaplan và David P.Norton vào những năm 1992.
KPI là viết tắt của từ Key Performance Indicator được hiểu là Chỉ số đo lường hiệu suất chính. KPI là chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của một tổ chức/bộ phận/cá nhân. Có 2 loại chỉ số đo KPI là KPI leading: chỉ số đo tiến trình, KPI lagging: chỉ số đo kết quả.
Đây chính là cơ sở để các nhà quản lý đánh giá thành tích của phòng ban, nhân viên và từ đó đưa ra những khuyến khích phù hợp cho từng phòng ban cũng như từng nhân viên của mình.
Có rất nhiều tổ chức cho rằng BALANCED SCORECARD không giúp cho họ phát triển một bộ KPI có ý nghĩa để thúc đẩy nhân viên họ hoàn thành các mục tiêu, tầm nhìn cũng như sứ mệnh của doanh nghiệp. Tại sao lại như vậy?
Các đặc điểm cơ bản của một thẻ điểm cân bằng là:
Hầu hết mọi người đều mô tả chiến lược theo những cách mơ hồ. Vì vậy, họ đo lường những thứ thuộc phạm trù dễ đo lường như: mốc mục tiêu, tiến độ hoạt động hoặc bất kỳ điều gì liên quan đến dữ liệu. Trong khi đó, thước đo mục tiêu lại tập trung vào những hoạt động như “phát triển thị trường mục tiêu” và “nâng cao năng lực nhân viên” thay vì kết quả.
BALANCED SCORECARD còn đưa ra những ý tưởng để ứng dụng các đơn vị đo lường cho từng chiến dịch cụ thể như: chức năng, thương hiệu, hình ảnh và các mối quan hệ.
Nhưng những thuật ngữ này không thể áp dụng cho tất cả các tổ chức bởi ở mỗi tổ chức nó sẽ được định nghĩa khác nhau để phù hợp với con người và văn hóa của tổ chức đó. Chính vì thế, các nhà lãnh đạo cần tham khảo có chọn lọc để có thể đo lường hiệu quả và chính xác hơn. Điều này sẽ mất khá nhiều thời gian cân nhắc để mở rộng tầm nhìn cũng như nội lực để vượt qua những định kiến: “cái này làm sao mà đo lường được” hay “chúng ta làm gì có dữ liệu mà đo lường”.
Việc phổ biến BALANCED SCORECARD với các phép đo lường như một minh chứng về sự rõ ràng và dễ ứng dụng của các quy trình này. Bạn có thể chọn một vài KPI về nhân sự, CRM hay Marketing,... để chuyển sang một bộ phận IT xây dựng báo cáo. Tuy nhiên, bạn lại đưa ra những thông tin quá sơ sài theo kiểu “Thêm việc duy trì khách hàng vào thẻ điểm”.
Do đó, bạn không thể ngó lơ hay bỏ qua các chi tiết tạo ra sự khác nhau giữa việc đo lường những điều dễ dàng và những điều nên được đo lường. Có rất nhiều điều chi tiết để đo lường như mức độ trung thành của khách hàng. Nó cần được rút ra thành một định nghĩa đầy đủ để từ đó đưa ra các biện pháp giúp chiến lược thành công.
Vì vậy, để đo lường hiệu suất hiệu quả thì BALANCED SCORECARD (thẻ điểm cân bằng) không thể hoạt động riêng lẻ mà những nhà lãnh đạo phải biết kết hợp với tư duy đo lường để từ đó tạo ra các thẻ điểm thành công và hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên đây là những chia sẻ của ISOCERT giải đáp cho thắc mắc “tại sao BALANCED SCORECARD không phải là công cụ đo lường KPI?”. Hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích, mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua hotline 0976.389.199 để được hỗ trợ tận tình và chi tiết nhất!
Ngày cập nhật: 30-11-2021