Hàn Quốc thông qua các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, kiểm nghiệm đã bảo vệ hữu hiệu, giảm thiểu tác động của hàng hoá nhập khẩu đối với thị trường và nền công nghiệp trong nước, đặc biệt trong việc hạn chế nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản để bảo vệ sản xuất nông nghiệp trong nước.
Quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật
Về bề ngoài Hàn Quốc cơ bản đã loại bỏ kiểm soát cứng nhắc sản phẩm nhập khẩu, nhưng trong hoạt động thực tế, còn sử dụng một loạt các biện pháp kỹ thuật như quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, thủ thục kiểm tra chặt chẽ. Theo "Cẩm nang thông quan xuất nhập khẩu của HQ năm 2002" cho thấy rằng hầu như tất cả các sản phẩm nông nghiệp của Hàn Quốc là đặt dưới sự bảo hộ của một loạt các pháp quy an toàn chất lượng và kiểm dịch, chế độ chủ yếu của nó bao gồm chế độ ghi nhãn thực phẩm chế biến biến đổi gien, chế độ kiểm dịch sâu bệnh trái cây, rau củ, hoa, chế độ hạn chế nhập khẩu khẩn cấp sản phẩm từ khu vực dịch bệnh lở mồm long móng và bò điên, chế độ kiểm dịch thịt gia cầm, chế độ kiểm tra kiểm dịch an toàn thuỷ sản, chế độ ghi nhãn bắt buộc xuất xứ 177 sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu, quy định tiêu chuẩn thuốc trừ sâu và thành phần các chất độc hại.
Hình ảnh: Minh họa hệ thống hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) của Hàn Quốc
Hàn Quốc căn cứ vào pháp luật như "Luật Quản lý Chất lượng Sản phẩm Nước nông nghiệp ", "Luật Quản lý ngũ cốc", "Luật Phòng chống Bệnh truyền nhiễm Gia súc", "Luật Động vật", "Tiêu chuẩn Năng lực Sản xuất, Thông số Kỹ thuật Con giống", "Luật Xử lý Chế biến Gia súc" "Luật Quản lý Thức ăn Gia súc", "Luật Quản lý Phân bón", "Luật Phòng dịch Thực vật", "Luật về các Loài chim và Săn bắn", "Luật Thủy sản", "Luật Kiểm tra Thủy sản", "Luật Vệ sinh Thực phẩm", đã xây dựng một loạt các tiêu chuẩn kiểm dịch và vệ sinh. Ví dụ, chế độ ghi nhãn thực phẩm chế biến biến đổi gien, chế độ kiểm dịch sâu bệnh trái cây, rau củ, hoa, chế độ hạn chế nhập khẩu khẩn cấp sản phẩm từ khu vực dịch bệnh lở mồm long móng và bò điên, chế độ kiểm dịch thịt gia cầm, chế độ kiểm tra kiểm dịch an toàn thuỷ sản, ghi nhãn xuất xứ bắt buộc, v.v...
Hàn Quốc kiểm soát ô nhiễm thuốc trừ sâu đối với sản phẩm nông nghiệp rất nghiêm ngặt, "Công điển Thực phẩm" đã quy định chuẩn mực cho phép dư lượng đối với 202 thuốc trừ sâu. Hàn Quốc công bố phiên bản 2002 của "Công điển Thực phẩm", đã tiến hành sửa đổi đối với chuẩn mực cho phép thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu, dư lượng hormon trong thịt, thuỷ sản, chế phẩm sữa, thực phẩm. Ngoài ra, việc sử dụng kích thích tố và thuốc kháng sinh đối với trong sản phẩm nông nghiệp cũng được hạn chế nghiêm ngặt.
Ngày 30/12/1961 đã ban hành "Luật Bảo vệ Thực vật", "Quy tắc Thực thi Luật Bảo vệ Thực vật" và "Quy tắc Kiểm dịch Thực vật Nhập khẩu", cơ quan chấp hành là Viện Kiểm dịch Thực vật, đối tượng kiểm dịch là các loại ngũ cốc, thức ăn gia súc, gỗ, cây giống, trái cây, rau củ, thảo dược và hơn 1.000 sản phẩm thực vật, và căn cứ vào tiêu chuẩn quốc tế đã thực hiện quản lý dịch hại liên quan đối với thực vật nhập khẩu. Luật này quy định: Tất cả thực vật nhập khẩu (gồm đồ đựng và bao gói) và các loại bị cấm, phải kịp thời khai báo cho Viện Kiểm dịch Thực vật Quốc lập và tiếp nhận sự kiểm tra; thực vật nhập khẩu phải kèm theo giấy chứng nhận kiểm tra hoặc bản sao (thống nhất với bản gốc, do cơ quan phát hành hoặc kiểm tra viên trực tiếp ký tên, đóng dấu) ghi rõ ràng không có sâu bệnh liên quan, nếu không thì không được nhập khẩu.
Đối với kiểm tra an toàn thực phẩm do Cơ quan An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc, các cơ quan an toàn thực phẩm và dược phẩm địa phương, Cơ quan Kiểm dịch Quốc gia thực hiện theo "Luật Vệ sinh Thực phẩm" và "Luật Dược phẩm". Căn cứ vào Điều 7, 9 "Luật Vệ sinh Thực phẩm" các cơ quan xác nhận thực phẩm liệu có phù hợp với tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật của Công điển Thực phẩm và Công điển Chất phụ gia thực phẩm hay không. Ngoài ra, việc kiểm tra cũng được tiến hành đối với tỷ lệ phối hợp thành phần sản phẩm, phương pháp sản xuất, đồ đựng, thuyết minh về tính năng liệu có bị phóng đại và các dấu hiệu gian lận khác, yêu cầu về bao bì và ghi nhãn, kể cả ghi nhãn bằng tiếng Hàn có đáp ứng. Thủy sản và sản phẩm gia súc (thịt dùng để ăn) do Viện Kiểm tra Thủy sản Quốc lập, Viện Kiểm dịch Khoa học Thú y Quốc gia thuộc Bộ Hàng hải và Thuỷ sản tiến hành kiểm tra, kiểm dịch.
Hàn Quốc còn căn cứ vào "Luật Phòng chống Bệnh truyền nhiễm Động vật" (ban hành năm 1961), thực hiện kiểm tra xuất nhập khẩu đối với bò, ngựa, cừu, dê, lợn, chó, gà, gà tây, ngan, ngỗng, vịt, ong. Viện Kiểm dịch Khoa học Thú y Quốc gia chịu trách nhiệm kiểm tra các sản phẩm này.
Để ngăn chặn sự lây lan bệnh truyền nhiễm gia súc ác tính như bệnh lở mồm long móng, Chính phủ Hàn Quốc đã biên soạn và ban hành “Điều kiện Vệ sinh Nhập khẩu Thức ăn thô”. Ngoài 18 nước trong đó có Úc, khi thức ăn thô được sản xuất tại các nước và khu vực khác chưa nằm trong danh sách các nước bị hạn chế xuất khẩu sang Hàn Quốc, phải là thức ăn khô được sản xuất sau khi thiết bị và nhà máy được Chính phủ Hàn Quốc công nhận đã khử trùng và xử lý ở nhiệt độ cao, hơn nữa phải sử dụng thùng chứa niêm phong để vận chuyển, Chính phủ nước xuất khẩu còn phải ký và phát đi giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu. Chế độ này thực hiện từ ngày 28/7/2001.
Hiện nay, thái độ về an toàn của các sản phẩm biến đổi gien trong công chúng ở Hàn Quốc rất khác nhau. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc đã ban hành “Chuẩn mực Ghi nhãn Biến đổi Gien”, và bắt đầu thực hiện vào ngày 13/7/2001. Theo chuẩn mực này, đối với 27 loại thực phẩm và chất phụ gia thực phẩm như chế phẩm đậu nành và ngô, bột đậu nành và tinh bột ngô, tương ớt, bánh mì, đồ ăn nhẹ, thức ăn trẻ em đều phải ghi nhãn biến đổi gien, nếu các nguyên liệu của chúng được nuôi trồng bằng công nghệ biến đổi gien, và khi AND biến đổi gien hoặc protein ngoại lại vẫn còn trong sản phẩm cuối cùng.
Hình ảnh: Minh họa hệ thống hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) của Hàn Quốc
Chế độ chứng nhận chất lượng
Năm 1992, Hàn Quốc chuyển đổi tiêu chuẩn ISO9000 thành tiêu chuẩn quốc gia KSA9000, và từ năm 1993 bắt đầu thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng. Công tác chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng của Hàn Quốc sử dụng chế độ quản lý thống nhất quốc gia, theo quy định của "Luật Thúc đẩy Quản lý Chất lượng" do Văn phòng Chấn hưng Công nghiệp quản lý thống nhất công tác chứng nhận hệ thống bảo đảm chất lượng trong toàn quốc. Nội dung chủ yếu của nó là: Ban hành chính sách chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng; tổ chức triển khai công tác chứng nhận của cơ quan chứng nhận và của cơ quan đào tạo đánh giá viên; tổ chức ban hành các chuẩn mực liên quan, bao gồm chuẩn mực liên quan của cơ quan chứng nhận và cơ quan đào tạo, chuẩn mực tư cách đánh giá viên và chuẩn mực kiểm tra chứng nhận, v.v...; thực hiện quản lý đăng ký thống nhất đối với đánh giá viên chứng nhận; thực hiện quản lý giám sát đối với cơ quan chứng nhận và đánh giá viên đã được đăng ký; tích cực triển khai hợp tác song ương với các cơ quan tương ứng của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế và các cơ quan công nhận, cơ quan chứng nhận các nước.
Để thực hiện hiệu quả công tác chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng, bảo đảm tính trung thực của công tác chứng nhận, theo hướng dẫn của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế và Uỷ ban Kỹ thuật Điện Quốc tế, Cục Chấn hưng Công nghiệp đã ban hành chuẩn mực công nhận cơ quan chứng nhận, và đã triển khai công tác công nhận đối với cơ quan chứng nhận. Trình tự chứng nhận của Cục như sau:
1. Nộp đơn đăng ký: Doanh nghiệp muốn đăng ký chứng nhận nộp đơn đăng ký đến cơ quan chứng nhận, và gửi kèm tài liệu liên quan.
2. Thực hiện kiểm tra: hội đồng chứng nhận thuộc cơ quan chứng nhận cử nhóm kiểm tra, gồm trên hai đánh giá viên đã được đăng ký, thực hiện kiểm tra theo "Chuẩn mực Kiểm tra Hệ thống Đảm bảo Chất lượng".
3. Đưa ra báo cáo kiểm tra: Nhóm kiểm tra sau khi hoàn thành kiểm tra đối với doanh nghiệp nộp đơn đăng ký phải kịp thời nộp báo cáo kiểm tra này cho hội đồng chứng nhận thuộc cơ quan chứng nhận.
4. Đưa ra kết luận: Hội nghị toàn thể các uỷ viên của hội đồng chứng nhận xem xét báo cáo của nhóm kiểm tra, bỏ phiếu và đưa ra kết luận kiểm tra.
5. Cấp giấy chứng nhận: Cơ quan chứng nhận thông báo kết luận kiểm tra cho doanh nghiệp nộp đơn đăng ký, và cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp kiểm tra đạt chuẩn. Ngoài ra, cơ quan chứng nhận phải gửi chứng nhận hệ thống quản lý đảm bảo chất lượng và báo cáo tình hình quản lý sau đó cho Cục Chấn hưng Công nghiệp.
6. Giám sát: Cơ quan chứng nhận tiến hành giám sát và quản lý đối với doanh nghiệp được chứng nhận đạt chuẩn theo “Quy định nghiệp vụ chứng nhận".
Cán bộ muốn đăng ký đăng ký tư cách đánh giá viên chứng nhận phải có các điều kiện sau đây: có trình độ trên trung cao, và tiến hành nghiệp vụ liên quan đến quản lý chất lượng (không bao gồm thời gian đào tạo) trên 7 năm tại doanh nghiệp hoặc cơ quan nghiên cứu thử nghiệm quốc gia hoặc Cục Chấn hưng Công nghiệp chỉ định; có trình độ trên đại học, và tiến hành nghiệp vụ liên quan đến quản lý chất lượng (không bao gồm thời gian đào tạo) trên 5 năm tại doanh nghiệp hoặc cơ quan nghiên cứu thử nghiệm quốc gia hoặc Cục Chấn hưng Công nghiệp chỉ định.
Khung cơ bản của hệ thống đảm bảo chất lượng của Hàn Quốc là:
Thứ nhất, chế độ chứng nhận dấu KS. Chứng nhận dấu KS (Tiêu chuẩn Hàn Quốc) là hoạt đồng được quy định trong Luật Tiêu chuẩn Công nghiệp, bắt đầu thực hiện từ năm 1960, cứ 5 năm 1 lần lại tiến hành xem xét lại liệu có còn phù hợp hay không, quyết định xem có nên sửa đổi, bãi bỏ hay không. Chế độ chứng nhận này chủ yếu nhằm vào sản xuất loạt lớn và chủng loại sử dụng rộng rãi như nguyên vật liệu, linh kiện và người tiêu dùng phổ biến sử dụng sản phẩm không trải qua thử nghiệm, kiểm tra thì khó có thể xác nhận tính năng an toàn của sản phẩm. Nghiệp vụ chứng nhận sau khi đã tiến hành 38 năm tại cơ quan Chính phủ, ngày 24/7/1998 đã chuyển giao cho Hiệp hội Tiêu chuẩn Hàn Quốc là cơ quan dân gian tiến hành.
Thứ hai, chế độ chứng nhận ISO9000. Năm 1992, Hàn Quốc đã ban hành KSA9000, năm 1993 sửa đổi "Luật Quản lý Chất lượng Sản phẩm Công nghiệp" thành "Luật Thúc đẩy Kinh doanh Chất lượng", chứng nhận ISO9000 trong nước do Cục Chấn hưng Công nghiệp Hàn Quốc chỉ định. Trung tâm Chứng nhận Chất lượng Hàn Quốc là cơ quan chứng nhận ban đầu. Năm 1997, tiến hành sửa đổi "Luật Khuyến khích Kinh doanh Chất lượng", chỉ định “Hiệp hội Chứng nhận Môi trường Chất lượng Hàn Quốc” là cơ quan chứng nhận.
Thứ ba, chế độ chứng nhận IS014000. Năm 1995, đã ban hành pháp luật liên quan đến thúc đẩy phát triển cơ quan công nghiệp thân thiện với môi trường, đã cung cấp căn cứ pháp lý cho ISO14000, chỉ định “Hiệp hội Chứng nhận Môi trường Chất lượng Hàn Quốc” là cơ quan chứng nhận. Năm 1996, ban hành tiêu chuẩn KSA1400, chính thức thực hiện chế độ chứng nhận.
Thứ tư, chế độ ghi nhãn môi trường. Chế độ ghi nhãn môi trường hiện hành là một nghiên cứu khả thi tiến hành từ năm 1990, thông qua việc phân tích các dữ liệu nước ngoài thu thập được, đã biên soạn kế hoạch thực hiện, triệu tập một buổi điều trần chuyên gia, trưng cầu rộng rãi ý kiến công dân, công khai thu thập các mô hình nhãn môi trường. Sau khi thông qua chuẩn bị nói trên, tháng 4/1992 đã ban hành "Quy định liên quan đến việc thực hiện chế độ ghi nhãn môi trường", và có hiệu lực vào tháng 6/1992. Ngày 22/12/1994, đã ban hành "Luật Phát triển Công nghệ Môi trường và Hỗ trợ Liên quan", đã cung cấp căn cứ pháp lý cho chế độ ghi nhãn môi trường.
Đồng thời, đã xây dựng chế độ ưu tiên mua hàng hoá có nhãn môi trường như cơ quan của Chính phủ trung ương, Chính phủ địa phương, Mua sắm Chính phủ. Chế độ ghi nhãn môi trường là chế độ người tiêu dùng, doanh nghiệp và Chính phủ cùng tham gia. Về khía cạnh này, Bộ Môi trường chịu trách nhiệm công tác ban hành, sửa đổi pháp luật liên quan, Hiệp hội ghi nhãn môi trường chịu trách nhiệm thực hiện nghiệp vụ mang tính thực chất như lựa chọn đối tượng sản phẩm, chứng nhận sử dụng nhãn môi trường, quản lý sau chứng nhận sản phẩm.
Thứ năm, chế độ ghi nhãn thành tựu môi trường (thông tin về môi trường liên quan sử dụng biểu đồ, chế độ ghi nhãn đồ thị). Bộ Môi trường thực hiện chế độ này vào ngày 4/2/2001, từ tháng 9/1998 đến tháng 9/1999 đã tiến hành nghiên cứu đối với phương pháp, nội dung, thủ tục, đồng thời đã tiến hành sửa đổi (công bố ngày 3/2/2000) đối với "Luật Phát triển Công nghệ Môi trường và Hỗ trợ Liên quan", làm căn cứ pháp lý cho việc thực hiện chế độ này. Ngoài ra, khi thực hiện chế độ này, cho phép doanh nghiệp có thể sử dụng cơ sở dữ liệu liên quan, Bộ Môi trường đã biên soạn kế hoạch 3 năm xây dựng môi trường, từ năm 1999-2001 xây dựng công nghiệp cơ sở quốc gia như điện, vận tải và kho số liệu môi trường về vật liệu cơ sở như gang thép, nhựa tổng hợp.
Hình ảnh: Minh họa hệ thống hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) của Hàn Quốc
Vận hành các biện pháp thương mại mang tính kỹ thuật
Sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản
Hàn Quốc thực hiện chế độ khai báo bắt buộc thông quan đối với nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp. Năm 2002, cây trồng chủ yếu giám sát của Hàn Quốc bao gồm 110 chủng loại như cà chua, bắp cải, các loại trái cây. Nước sản xuất cây trồng như Hàn Quốc không có sâu bệnh, tại Hàn Quốc thực hiện chomphép tại chỗ và trước khi 2 bên đạt được hiệp định kiểm dịch, phía Hàn Quốc đều cấm nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp sản xuất được trong nước. Thuốc trừ sâu, kim loại nặng, dư lượng hormone, chủ yếu tiến hành kiểm soát thông qua lấy mẫu nhập khẩu. Nếu tỉ lệ lấy mẫu không đạt chuẩn tương đối cao, có thể bất kỳ thời gian nào thực hiện tạm thời kiểm tra chính xác, tức là thực hiện kiểm tra theo lô trong thời hạn nhất định. Hàn Quốc thực hiện chế độ công nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với toàn bộ sản phẩm động vật, tức là nước xuất khẩu nộp đơn đăng ký và nộp tư liệu dịch bệnh tương ứng, do cơ quan liên quan bên Hàn Quốc tiến hành đánh giá công nhận, nước sản xuất không phải là thành viên của Tổ chức Thú y Quốc tế (The International Office of Epizootics[1] - OIE) phải tiếp nhận điều tra kiểm dịch tại chỗ của Hàn Quốc, sau khi đạt được hiệp định kiểm dịch song phương, bên có sản phẩm có thể xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Do tính đặc thù của sản phẩm nông nghiệp và thủy sản, Hàn Quốc thực hiện chế độ kiểm tra đặc biệt đối với sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu, sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, sản phẩm nông nghiệp chế biến sau nhập khẩu, đối với bộ phận thuỷ sản yêu cầu tiếp nhận kiểm nghiệm tại cơ quan chỉ định. Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp căn cứ vào “Luật Đặc biệt Kiểm nghiệm Sản phẩm Nông nghiệp Xuất Nhập khẩu”, uỷ thác cho Hội đồng Trung ương Hợp tác xã Nông nghiệp và Tổng công ty Thương mại Nông sản và Thuỷ sản thực hiện kiểm nghiệm đối với sản phẩm nông nghiệp. Kiểm nghiệm thuỷ sản do Viện Kiểm nghiệm Thuỷ sản Quốc lập thống nhất tiến hành.
Việc cấp phép nhập khẩu trái cây của Hàn Quốc trải qua xem xét 3 giai đoạn:
1) Tiến hành thu thập thông tin đối với tình hình phát sinh sâu bệnh chủ yếu của nước xuất khẩu, nghiên cứu phân tích tổng hợp, đưa ra đánh giá đối với nguy cơ sâu bệnh;
2) Đến nơi sản xuất tiến hành điều tra tình hình thực tế và cùng tiến hành thí nghiệm xử lý khử trùng, kiểm tra xác nhận tính an toàn của kiểm dịch;
3) Tiến hành đàm phán Hiệp định kiểm dịch 2 nước, quyết định cuối cùng là liệu có cho phép nhập khẩu hay không. Hạn chế đối với nhập khẩu các loại ngũ cốc, chủ yếu dựa vào lý do biến đổi gien và sử dụng quá nhiều chất bảo quản để chống nấm và thối trong quá trình vận chuyển để tiến hành hạn chế.
Viện Kiểm dịch Thực vật Quốc gia Hàn Quốc có trách nhiệm thực hiện kiểm tra và kiểm dịch vệ sinh đối với sản phẩm rau quả nhập khẩu. Căn cứ vào quy định liên quan trong Hiệp định WTO/SPS, Hàn Quốc đã sửa đổi “Luật Phòng dịch Thực vật”, và thực hiện quản lý sâu bệnh liên quan đối với thực vật nhập khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, như là một biện pháp phi thuế quan hữu hiệu, Hàn Quốc thông qua thực hiện tiêu chuẩn kiểm dịch nghiêm ngặt khi có phát sinh sự kiện hạn chế nhập khẩu. Thực vật bao gồm sản phẩm rau quả trong đó như trái cây và đồ đựng, bao bì của nó khi nhập khẩu phải tiếp nhận sự kiểm tra của Viện Kiểm dịch Thực vật Quốc gia. Về khía cạnh kiểm dịch vệ sinh, đã quy định chuẩn mực dự lượng cho phép đối với trên 200 thuốc trừ sâu, kiểm soát nghiêm ngặt ô nhiễm thuốc trừ sâu, như tiêu chuẩn dư lượng thuốc trừ sâu DDT, DDD trong quả dứa là 0,2ppm.
Các quy định khác liên quan đến kiểm dịch bao gồm:
(1) Thực vật đã giết sâu bọ có hại, và trải qua xử lý bao bì, sâu bọ có hại không thể xâm nhập; hoặc thực vật trải qua chế biến, sâu bọ có hại không thể tái sinh sản, khi nhập khẩu có thể không trải qua kiểm dịch thực vật.
(2) Thực vật nhập khẩu phải kèm theo nguyên bản giấy chứng nhận vệ sinh do cơ quan Chính phủ nước xuất khẩu ban hành hoặc nguyên bản do cán bộ kiểm dịch ký tên và đóng dấu.
(3) Trong các tình hình sau đây, sẽ cấm thực vật nhập khẩu: Trải qua phân tích và đánh giá xác nhận đối với mối đe dọa của côn trùng, nếu côn trùng chảy vào lãnh thổ Hàn Quốc sẽ gây ra thiệt hại lớn cho thực vật trong Hàn Quốc, thì con đường thực vật có côn trùng này hoặc thực vật trong khu vực côn trùng bệnh này phát bệnh, bị cấm nhập khẩu; thực vật có hại; thực vật đất sét hoặc đất sét ẩm; đồ đựng hoặc bao bì của thực vật nói trên.
(4) Thực phẩm phải sau khi trồng trọt cách ly mới có thể vào Hàn Quốc là: hành hoa, khoai tây, khoai lang; cây giống cây ăn quả, v.v...; trong các chủng loại cấm nhập khẩu, lấy thí nghiệm làm mục đích, và có được giấy phép nhập khẩu, cây giống sử dụng trong trồng trọt và sinh sản.
(5) Đã kiểm tra nhập khẩu, xác nhận thực vật liên quan phù hợp với quy định trong giấy chứng nhận kèm theo, quy định tạm thời hạn chế nhập khẩu, quy định kiểm tra xuất xứ, quy định xử lý khử trùng, quy định cấm nhập khẩu hàng hóa, và không có côn trùng hạn chế nhập cảnh và côn trùng tạm thời hạn chế nhập cảnh, thì có thể cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn kiểm nghiệp cho thực vật này, cho đi qua thông quan.
(6) Trong tình hình sau đây, thực vật liên quan sẽ bị xử lý như khử trùng, trả lại hoặc phá huỷ: Thực vật không kèm theo giấy chứng nhận kiểm nghiệm do đương cục nước xuất khẩu cấp hoặc thuộc chủng loại nhập khẩu hạn chế theo giai đoạn hoặc chủng loại cấm nhập khẩu, sẽ bị phá huỷ hoặc trả lại; thực vật đã kiểm nghiệm, phát hiện ra côn trùng cấm nhập cảnh, sẽ bị phá huỷ hoặc trả lại; thực vật đã kiểm nghiệm, phát hiện ra loại côn trùng theo dõi, loại côn trùng hạn chế không kiểm dịch hoặc loại côn trùng tạm thời hạn chế nhập cảnh, phải sau khi xử lý khử trùng mới có thể cho qua thông quan, nếu không có biện pháp khử trùng, thì phá huỷ hoặc trả lại.
Sản phẩm công nghiệp
Hàn Quốc căn cứ vào "Luật Thúc đẩy Kinh doanh Chất lượng" và quy tắc thực hiện, tiến hành kiểm tra an toàn đối với sản phẩm công nghiệp, cơ quan thực hiện là Viện Tiêu chuẩn Kỹ thuật trực thuộc Bộ Công nghiệp và Tài nguyên, Viện này căn cứ vào Điều 17 và Điều 29 "Luật Thúc đẩy Kinh doanh Chất lượng", ban hành tiêu chuẩn kiểm tra an toàn của sản phẩm đổi tượng kiểm tra an toàn.
Năm 2000 để nâng cao độ an toàn của sản phẩm và chất lượng sản phẩm, Viện Tiêu chuẩn Kỹ thuật Hàn Quốc căn cứ tiêu chuẩn kỹ thuật do IEC ban hành, đã ban hành ra 241 tiêu chuẩn tương đương với tiêu chuẩn IEC, và thông báo cho Uỷ ban Kỹ thuật WTO. Tiêu chuẩn này sẽ thực hiện theo 3 giai đoạn: Tháng 7/2002 bắt đầu 86 sản phẩm thiết bị điện gia đình như TV, máy hút bụi, tủ lạnh, chỉ có đáp ứng thông số kỹ thuật quốc tế của IEC mới có thể thông qua thid nghiệm chứng nhận an toàn; loại đèn và đèn lồng như đèn huỳnh quang và 64 loại như công cụ điện, bắt đầu vào năm 2002; loại dây điện và cầu chì, v.v... bắt đầu vào tháng 7/2003.
Đối với ô tô, ngoài việc thực hiện các biện pháp tăng thuế, trong phân loại sản phẩm, khi xuất khẩu ô tô trong nước quy loại thành sản phẩm hóa chất nặng, nhưng đối vớiô tô nước ngoài nhập khẩu thì quy loại thành hàng tiêu dùng, làm cho khách hàng mua ô tô nhập khẩu có ấn tượng mua hàng xa xỉ, về thử nghiệm tiếng ồn của ô tô, đã sử dụng tiêu chuẩn Hàn Quốc cao hơn Âu-Mỹ; ngoài ra, cơ quan thuế đã tiến hành điều tra thuế vụ đối với trọng điểm khách hàng mua xe ô tô nhập khẩu, do trốn thuế ở Hàn Quốc hiện trượng tương đối phổ biến, nên thủ pháp này làm cho những người mua xe ô tô nhập khẩu, thấy nguy hiểm và việc khó làm mà lùi bước.
Đối với lốp xe ô tô nhập khẩu đã có được chứng nhận tiêu chuẩn kỹ thuật EU và DOT (Hoa Kỳ), vẫn kiên trì tiến hành kiểm chứng theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Hàn Quốc, tiêu chuẩn EU và tiêu chuẩn DOT thực tế cao hơn tiêu chuẩn của Hàn Quốc.
Dược phẩm, mỹ phẩm
Đối với yêu cầu dược phẩm nhập khẩu đã đưa ra tư liệu thử nghiệm lâm sàng nhằm vào đối tượng là người Hàn Quốc, loại bỏ dược phẩm nhập khẩu ra ngoài dược phẩm được thanh toán bảo hiểm y tế.
Đối với mỹ phẩm thì không phân loại bất kỳ chủng loại nào như chống tia cực tím, làm trắng da, chống nhăn hạn chế bán hàng nước ngoài thành mỹ phẩm chức năng, và sử dụng chế độ kiểm tra trước giống với tiêu chuẩn sản phẩm y dược.
Vai trò của Chính phủ, cơ quan phi Chính phủ và doanh nghiệp
Về các biện pháp TBT, vai trò của chính phủ Hàn Quốc chủ yếu thể hiện trong khía cạnh ban hành pháp luật, chính sách, tập trung vào việc tiến hành hạn chế đối với các sản phẩm nông nghiệp, ô tô nhập khẩu, ví dụ: quy định phải thực hiện ghi nhãn xuất xứ đối với thuỷ sản và thịt, đối với sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm biến đổi gien phải được đánh dấu đặc biệt ghi rõ.
Chính phủ Hàn Quốc coi tinh thần "thân thổ bất nhị" (người và đất là một) là một chuẩn mực chỉ đạo quan trọng, đã hoà nhập sâu vào mọi ngõ ngách của cuộc sống hàng ngày nhân dân Hàn Quốc. Nhiều năm nay, Hiệp hội Nông nghiệp Hàn Quốc (NACF) luôn hô to khẩu hiệu "thân thổ bất nhị", và thông qua cơ quan ngôn luận ra sức tuyên truyền, khắc sâu vào sản xuất trong nước trong tâm lý con người mới là tốt nhất, chỉ có ăn thực phẩm sản xuất trên đất của mình mới lành mạnh. NACF đã thiết lập hệ thống thị trường thu mua, bán buôn, bán lẻ sản phẩm nông nghiệp và thuỷ sản. Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp của nước ngoài, NACF phát động phong trào không mua sản phẩm của họ, Hiệp hội sản xuất thuốc của Hàn Quốc còn triển khai “hoạt động tuyên truyền mua dược phẩm của Hàn Quốc”.
Đặc biệt, các phương tiện truyền thông truyền hình chính thống của Hàn Quốc đã xây dựng một tiết mục chuyên đề chuyên giới thiệu sản phẩm nông nghiệp và thuỷ sản sản xuất trong nước, thậm chí tiến hành so sánh tại chỗ giữa sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu và các sản phẩm sản xuất trong nước, sử dụng kết quả thử nghiệm giải thích vấn đề. Cách làm này đã phát huy tác dụng quan trọng đối với ngăn chặn bán hàng nhập khẩu, củng cố, mở rộng vị trí và ảnh hưởng của sản phẩm sản xuất trong nước.
Tài liệu tham khảo
- Tống Minh Thuận (2007), “Lý luận và thực tiễn ứng phó với hàng rào kỹ thuật trong thương mại”, Nxb Nhân dân Trung Quốc;
- Tạ Quyên Quyên (2007), “Nghiên cứu hàng rào kỹ thuật trong thương mại - Lý luận, thực chứng và đối sách”, Nxb Kinh tế Tài chính Trung Quốc;
- Ông Quốc Dân (2008), “Nghiên cứu giải pháp ứng phó với hàng rào kỹ thuật trong thương mại”, Nxb Khoa học Kinh tế tài chính Trung QuốcQuảng Binh (2011), “Nghiên cứu lý luận và thực tiễn chiến lược tiêu chuẩn hoá”, Nxb Đại học Vũ Hán;
- Trình Giám Băng (2012) “Phân tích chế độ so sánh hàng rào kỹ thuật trong thương mại: lấy thị trường phi xuất khẩu Âu-Mỹ-Nhật làm ví dụ”, Nxb Tiêu chuẩn Trung Quốc.
[1] Từ 2003 đổi tên thành the World Organisation f or Animal Health, song vẫn giữ tên viết tắt là OIE
Bình luận