Phương án phòng chống dịch COVID 19 - ISOCERT

Phương án phòng chống dịch COVID 19 - ISOCERT

Admin 01/01/1970

PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID 19

Thông tin chung

  • Tên đơn vị:  
  • Địa chỉ:  
  • Ngành nghề:  
  • Điện thoại:  
  • Cán bộ đầu mối về thông tin phòng chống dịch:  
  • Cán bộ y tế:  
  • Điện thoại:                                                      Email:  
  • Tổng số lao động:   người
  • Thời gian làm việc (ca): 8h00 đến 17h00
  • Tổng diện tích nhà xưởng:   m2
  • Tổng diện tích nhà ăn:   m2
  • Sổ lượng người lao động đi xe đưa đón:  

Mục đích

  • Làm việc an toàn, phòng chống lây nhiễm COVID trong Công ty để đảm bảo yêu cầu sải xuất, kinh doanh liên tục
  • Hạn chế tối đa người lao động bị lây nhiễm, giảm thiểu sự ảnh hưởng của việc phong tỏa (khi có người lao động bị nhiễm) đến quá trình làm việc, sản xuất
  • Phát hiện sớm và sử lý kịp thời, đúng quy trình, không để dịch lây lan và thực hiện các biện pháp dự phòng chủ động tại nơi làm việc
  • Sẵn sàng ứng phó khi có trường hợp người lao động trong đơn vị bị lây nhiễm.

Yêu cầu

  • Lãnh đạo, toàn thể người lao động trong đơn vị hiểu rõ mục đích và nghiêm túc thực hiện phương án nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm COVID 19.

Ban chỉ đạo phòng chống Covid 19

STT Họ và tên Bộ phận Nhiệm vụ
       
       
       
       
       

Biện pháp chống lây nhiễm chung: Nội dung phòng dịch

  • Đẩy mạnh công tác truyền thông (truyền thông, thông báo, xây dựng mạng lưới thông tin nội bộ,...).
  • Cập nhật thông tin về tình hình dịch trên trang Website:

https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/trang-chu

  • Phổ biến thông tin đến người lao động các diễn biến mới nhất về tình hình dịch hàng ngày.
  • Đảm bảo công tác vệ sinh khử khuẩn hàng ngày tại các phòng/ban, nhà ăn, ký túc xá, xe đưa đón người lao động, ... cần lưu ý sử dụng chất khử khuẩn đúng quy định: hóa chất có tính năng khử khuẩn, đảm bảo dùng đúng cách, đúng liều lượng, bảo quản hóa chất ở đúng nơi quy định.
  • Kiếm soát các yếu tố nguy cơ, thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế: khử khuẩn, khẩu trang, khai báo y tế, khoảng cách, không tụ tập.
  • Giám sát việc thực hiện công tác phòng chống dịch tại cơ sở. Phát hiện sớm những vấn đề phát sinh để tiến hành khắc phục kịp thời.
  • Đảm bảo cung cấp vật tư, trang thiết bị cần thiết cho hoạt động phòng chống dịch: khẩu trang, bảo hộ lao động, dung dịch khử khuẩn
  1. Kiểm soát nhân viên và khách ra vào công ty

  • Đối tượng phải khai báo y tế khi vào công ty gồm khách hàng đến liên hệ công tác; nhân viên nhà thầu cung cấp dịch vụ ăn uống, vệ sinh... (nếu có); nhân viên sau khi nghỉ phép, đi công tác nhiều ngày, nhân viên đi ra khỏi TPHCM.
    1. Khách hàng

  • Thực hiện khai báo y tế theo quy định hiện hành. Bộ phận tiếp nhận phiếu khai báo y tế kiểm tra địa điểm đối tượng đã di chuyển trong 21 ngày qua, nếu người khai đã đi qua vùng dịch (được Ban chỉ đạo chống dịch của công ty cập nhật hàng ngày từ website của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM) phải báo ngay cho Ban chỉ đạo của công ty.
  • Kiểm tra nhiệt độ, sát khuẩn tay, đeo khẩu trang.
  • Công ty lưu hồ sơ (người tiếp xúc, bộ phận, thời gian, vị trí tiếp xúc)

Lưu ý:

  • Nếu khách hàng liên hệ công tác có đi qua vùng dịch (theo khuyến cáo của HCDC) phải đảm bảo đã đủ thời gian cách ly.
  • Nếu chưa đủ thời gian cách ly, hướng dẫn đưa vào phòng cách ly tạm thời. Báo cáo với cán bô đầu mối phòng chống dịch tại cơ sở lao động; liên hệ Trung tâm y tế địa phương để có phương án giải quyết.
    1. Nhân viên trong công ty

  • Thực hiện khai báo y tế (lịch trình) sau khi nghỉ phép, công tác. Bộ phận tiếp nhận phiếu khai báo y tế kiểm tra địa điểm đối tượng đã di chuyển trong 21 ngày qua, nếu người khai đã đi qua vùng dịch (được Ban chỉ đạo chống dịch của công ty cập nhật hàng ngày từ website của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM) phải báo ngay cho Ban chỉ đạo của công ty.
  • Trong thời gian làm việc đảm bảo tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định: đeo khẩu trang, không tụ tập nơi đông người, rửa tay thường xuyên,
  • Nếu người lao động thuộc diện Fl, F2 (tại địa phương cư trú) báo cáo với cán bộ đầu mối phòng chống dịch tại cơ sở lao động, phối hợp khoanh vùng truy vết tại cơ sở lao động.
  • Các trường hợp người lao động bị cách ly, cần thông báo tình hình sức khỏe hàng ngày về cán bộ đầu mối phòng chống dịch tại cơ sở.
  1. Phòng chống dịch bệnh tại khu vực nhà ăn

3.1 Đảm bảo việc rửa tay trước và sau khi ăn
  • Bố trí đầy đủ khu vực rửa tay có xà phòng, dung dịch khử khuẩn tại nhà ăn. Đảm bảo bồn rửa tay luôn có đủ nước và xà phòng.
  • Có biện pháp giám sát, nhắc nhở đảm bảo tỉ lệ 100% người lao động rửa tay trước và sau khi ăn.
  • Có poster hướng dẫn 6 bước rửa tay, phòng chống dịch tại bồn rửa tay, nhà ăn.
3.2 Vệ sinh khử khuẩn
    • Người lao động di chuyển vào/ ra nhà ăn trật tự, giữ khoảng cách, hạn chế việc tiếp xúc giữa các người lao động.
    • Vệ sinh khử khuấn bàn ăn, vách ngăn bàn ăn sau mỗi ca ăn.
    • Thực hiện giám sát việc vệ sinh khử khuẩn hàng ngày, kiểm tra nồng độ dung dịch khử khuẩn được pha đúng qui định.
    • Hạn chế sử dụng tiền mặt và phiếu ăn.
3.3 Mật độ nhà ăn:
  • Theo khuyến cáo 1 người/m2.
  • Người sử dụng lao động căn cứ trên số người lao động và diện tích nhà ăn tiếp tục thực hiện giãn ca ăn, thêm vách ngăn, bố trí ngồi một chiều, ngồi so le,...
  • Công ty tổ chức bữa ăn tại chỗ. Hạn chế người lao động mang thức ăn ở bên ngoài vào.
  1. Phòng chống trong khu vực công cộng

  • Các khu vực công cộng của công ty: phòng sinh hoạt chung, phòng họp, cầu thang, thang máy, lối thoát hiểm, công viên, …..
  • Tại khu vực công cộng phải thực hiện các biện pháp an toàn nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm như:
  • Bố trí đầy đủ dung dịch sát khuẩn tay tại các vị trí thuận tiện và xà phòng tại các vòi rửa tay.
  • Đối với vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, bảng điều khiển thang máy, công tắc điện, bàn phím máy tính, điện thoại dùng chung,  bình nước uống công cộng ... khử trùng ít nhất 2 lần/ngày.
  • Dán các hình ảnh, bích chương truyền thông như thông điệp 5K, Các thời điểm cần rửa sạch đôi tay, Hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách.... tại các khu vực dễ nhìn.
  • Khi có quy định giãn cách xã hội của Chính phủ hoặc Ban Chỉ Đạo quốc gia hoặc Bộ, ngành liên quan thì số lượng người tập trung tại từng khu vực công cộng phải tuân thủ theo yêu cầu tại thời điểm đó.
  1. Phòng chống dịch bệnh với xe đưa đón

  • Số lượng người trên xe đưa đón người lao động thực hiện theo hướng dẫn về quy định giãn cách trên phương tiện giao thông của Bộ Giao thông vận tải.
  • Bố trí camera giám sát trên xe (nếu có thể). Khuyến khích thực hiện thông gió tự nhiên trên phương tiện. Đảm bảo có sẵn dung dịch sát khuẩn tay.
  • Thực hiện đo kiểm tra nhiệt độ cho người lao động và yêu cầu người lao động rửa tay sát khuẩn trước khi lên xe và đeo khẩu trang suốt hành trình.
  • Lập danh sách hoặc quản lý danh sách người lao động đi xe hoặc bằng thẻ. Khuyến khích cố định người lao động di chuyển trên cùng một xe đưa đón.
  • Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn xe trước/sau mỗi lần đưa đón.
  1. Phòng chống lây nhiễm trong khu vực sản xuất

Ngưòi thực hiện: Quản lý và toàn thể nhân viên bộ phận sx.

Người giám sát: Phòng Nhân Sự, Cán bộ ATVSLĐ.

Thời gian thực hiện: Trong giờ làm việc hoặc khi có nhân viên làm việc tại công ty.

  • Bố trí đầy đủ dung dịch sát khuẩn tay tại các vị trí thuận tiện ở các khu vực ra/vào các xưởng và cửa ra vào của các phòng làm việc.
  • Tùy theo thiết kế xưởng, văn phòng mà thực hiện tăng cường thông khí bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt. Nếu sử dụng điều hòa trong phòng kín, sau khi kết thúc ngày làm việc phải mở cửa tạo sự thông thoáng.
  • Thực hiện đeo khẩu trang đối với 100% người lao động trong suốt thời gian làm việc, ca sản xuất.
  • Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch C0VID19 cho người lao động qua các phương tiện truyền thông tại công ty (dán bích chương, phát loa, thư điện tử,...).
  • Thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày và đổ đúng nơi quy định, bố trí đủ thùng đựng rác và chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện.
  • Khi có quy định giãn cách xã hội của Chính phủ hoặc Ban Chỉ Đạo quốc gia hoặc Bộ, ngành liên quan thì số lượng/ mật độ người tập trung tại phân xưởng phải tuân thủ theo yêu cầu tại thời điểm đó.
  • Thực hiện công tác vệ sinh, khử khuẩn như sau:
  1. Công tác tuyên truyền

  • Tố chức huấn luyện, tuyên truyền cho người lao động hiểu về sự lây nhiễm và biện pháp phòng tránh dịch bệnh COVID 19
  • Dán các bích chương về phòng chống dịch, cách nhận biết bệnh COVID 19, Thông điệp 5k, đeo khẩu trang đúng cách, thời điểm cần rửa tay,... tại các vị trí dễ nhìn thấy và công nhân thường xuyên qua lại như khu vực bảng tin, khu vực nhà ăn, uống nước. Ví dụ: Poster hướng dẫn rửa tay đúng cách nên dán ngay bồn rửa tay, ngay tầm nhìn để vừa nhìn vừa thực hiện theo các bước trong poster.
  • Cập nhật tình hình dịch bệnh, vùng đang có dịch, vùng chỉ định cách ly hằng ngày và tuyên truyền cho người lao động.
  1. Liên hệ khẩn cấp

STT

Họ tên

Bộ phận

SĐT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ứng phó sự cố

STT

VIỆC CẦN LÀM

Bước 1

Thông báo cho cán bộ quản lý nơi làm việc, ký túc xá và người làm công tác y tế tại cơ sở lao động.

Bước 2

Cung cấp khẩu trang y tế cho người lao động và hướng dẫn đeo đúng cách.

Bước 3

Hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, tránh tiếp xúc gần dưới 01 mét với những người khác

Bước 4

Đưa đến khu vực cách ly đã được bố trí tại cơ sở lao động, ký túc xá.

Bước 5

Gọi điện cho đường dây nóng của Sở Y tế hoặc của Bộ Y tế (số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095) để được tư vấn và đến cơ sở y tế khám và điều trị.

Bước 6

Hạn chế sử dụng phương tiện giao thông công cộng để di chuyển.

Bước 7

Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình sức khỏe của người lao động đó.

Bước 8

Lập danh sách người tiếp xúc và thực hiện khử khuẩn tại nơi làm việc/ký túc xá khi cơ quan y tế yêu cầu.

 

* Yêu cầu đối với nơi cách ly tạm thời tại nơi làm việc, ký túc xá

- Bố trí tại khu vực riêng, gần cổng ra vào, tách biệt với khu làm việc, ký túc xá (nếu có thể).

- Phòng cách ly tạm thời phải đảm bảo: Thoáng khí, thông gió tốt; Hạn chế đồ đạc trong phòng; Có chỗ rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trên 60% nồng độ cồn khi không có điều kiện rửa tay bằng xà phòng; Có thùng đựng rác có nắp đậy kín; Có khu vực vệ sinh riêng.

Checklist đánh giá kiểm tra

* Đính kèm*

Tổ chức thực hiện

  • Toàn thể người lao động, lãnh đạo công ty nghiêm túc thực hiện phương án này.
  • Những cá nhân, bộ phận được phân công nhiệm vụ trong phòng, chông dịch COVID 19 có trách nhiệm hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc nếu không hoàn thành nhiệm vụ

Bài viết liên quan

Cách đơn giản để gia tăng chất lượng sản phẩm

Nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những điều quan trọng nhất để đạt được tăng trưởng doanh số bán hàng và lợi nhuận trong dài hạn nhờ vào việc đạt được sự hài lòng của khách hàng và người tiêu dùng.

Lợi ích đích thực từ việc chứng nhận ISO

Những lợi ích mà chứng nhận hệ thống quản lý ISO (chứng nhận ISO) đem lại là gì? Và liệu nó có thật sự hữu ích cho công ty/doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu trong bài dưới đây.

Công bố hợp quy vật liệu xây dựng - Đưa vật liệu xây dựng sản xuất, nhập khẩu vào thị trường Việt Nam

Như thông tin đã biết, sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra thị trường cần phải đạt yêu cầu về tiêu chuẩn (công bố hợp chuẩn/ công bố hợp quy sản phẩm) theo quy định của pháp luật. Điều này cũng là bắt buộc đối với loại hàng hóa vật liệu xây dựng.

Công bố hợp chuẩn: Hồ sơ và thủ tục chi tiết

Đứng trước những yêu cầu ngàng càng gắt gao của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hàng hóa bắt buộc phải có những bước chuyển mình để đáp ứng được nhu cầu, mong đợi của người tiêu dùng. Trong đó, Chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường hiện nay là vấn đề cốt lõi. Sản phẩm, hàng hóa trước khi được đưa ra lưu thông trên thị trường, bên cạnh các quy định pháp luật về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, nhãn mác hàng hóa,... thì việc thực hiện công bố cũng nằm trong các yêu cầu về đảm bảo chất lượng. Việc thực hiện công bố phù hợp tiêu chuẩn áp dụng (công bố hợp chuẩn) đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cho người tiêu dùng và cả các cơ quan quản lý, chức năng.  Cùng ISOCERT tìm hiểu thêm về Công bố hợp chuẩn và các bước thực hiện để giúp doanh nghiệp công bố dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Hiệu lực của bản tự công bố sản phẩm là bao lâu?

Trong xã hội hiện đại, việc đa dạng hóa các sản phẩm nhằm mở rộng thị trường kinh doanh là điều mà mọi doanh nghiệp hướng tới để phát triển và phát triển bền vững. Số lượng hàng hóa, sản phẩm tăng nhanh chóng mặt cũng đồng thời phải song hành với chất lượng của chúng được đảm bảo và cải tiến không ngừng nghỉ. Bởi lẽ người tiêu dùng là trung tâm cốt lõi của môi trường kinh doanh. Và thực tế là tất cả chúng ta đều mong muốn được trải nghiệm và sử dụng những sản phẩm tốt nhất và hơn thế nữa.

Tin tức và Sự kiện liên quan

Tổng Kết Chương Trình Đào Tạo Năng Lực Quản Lý Trong Ngành Sản Xuất

Chương trình đào tạo năng lực quản lý trong ngành sản xuất do ISOCERT tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia và hưởng ứng của hơn 100 anh/chị quản lý của các doanh nghiệp

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001:2015 Tại Công Ty Cổ Phần Phụ Gia PVC Xanh

Buổi đánh giá giúp Công ty CP Phụ Gia PVC Xanh thiết lập hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, xây dựng nền tảng cho việc đạt chứng nhận sau này

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001 Tại Công Ty Cổ Phần Starpoly

Thực hiện đánh giá ISO 9001 là bước tiến quan trọng, giúp Công ty Cổ phần Starpoly thành công hơn trong tương lai

Thông báo chuyển đổi ISO 22003-1:2022, thay thế ISO/TS 22003:2013

Chuyển đổi từ tiêu chuẩn ISO/TS 22003:2013 sang ISO 22003-1:2023 sẽ có tác động đến khách hàng làm chứng nhận ISO 22000, HACCP

Những điều cần lưu ý đối với khách hàng được chứng nhận ISO của ISOCERT

Thông báo về hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận trong văn bản tài liệu, quảng bá, bao bì sản phẩm; Đánh giá giám sát và duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận.

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

Bài viết liên quan

Cách đơn giản để gia tăng chất lượng sản phẩm

Nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những điều quan trọng nhất để đạt được tăng trưởng doanh số bán hàng và lợi nhuận trong dài hạn nhờ vào việc đạt được sự hài lòng của khách hàng và người tiêu dùng.

Lợi ích đích thực từ việc chứng nhận ISO

Những lợi ích mà chứng nhận hệ thống quản lý ISO (chứng nhận ISO) đem lại là gì? Và liệu nó có thật sự hữu ích cho công ty/doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu trong bài dưới đây.

Công bố hợp quy vật liệu xây dựng - Đưa vật liệu xây dựng sản xuất, nhập khẩu vào thị trường Việt Nam

Như thông tin đã biết, sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra thị trường cần phải đạt yêu cầu về tiêu chuẩn (công bố hợp chuẩn/ công bố hợp quy sản phẩm) theo quy định của pháp luật. Điều này cũng là bắt buộc đối với loại hàng hóa vật liệu xây dựng.

Công bố hợp chuẩn: Hồ sơ và thủ tục chi tiết

Đứng trước những yêu cầu ngàng càng gắt gao của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hàng hóa bắt buộc phải có những bước chuyển mình để đáp ứng được nhu cầu, mong đợi của người tiêu dùng. Trong đó, Chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường hiện nay là vấn đề cốt lõi. Sản phẩm, hàng hóa trước khi được đưa ra lưu thông trên thị trường, bên cạnh các quy định pháp luật về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, nhãn mác hàng hóa,... thì việc thực hiện công bố cũng nằm trong các yêu cầu về đảm bảo chất lượng. Việc thực hiện công bố phù hợp tiêu chuẩn áp dụng (công bố hợp chuẩn) đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cho người tiêu dùng và cả các cơ quan quản lý, chức năng.  Cùng ISOCERT tìm hiểu thêm về Công bố hợp chuẩn và các bước thực hiện để giúp doanh nghiệp công bố dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Hiệu lực của bản tự công bố sản phẩm là bao lâu?

Trong xã hội hiện đại, việc đa dạng hóa các sản phẩm nhằm mở rộng thị trường kinh doanh là điều mà mọi doanh nghiệp hướng tới để phát triển và phát triển bền vững. Số lượng hàng hóa, sản phẩm tăng nhanh chóng mặt cũng đồng thời phải song hành với chất lượng của chúng được đảm bảo và cải tiến không ngừng nghỉ. Bởi lẽ người tiêu dùng là trung tâm cốt lõi của môi trường kinh doanh. Và thực tế là tất cả chúng ta đều mong muốn được trải nghiệm và sử dụng những sản phẩm tốt nhất và hơn thế nữa.

Tin tức và Sự kiện liên quan

Tổng Kết Chương Trình Đào Tạo Năng Lực Quản Lý Trong Ngành Sản Xuất

Chương trình đào tạo năng lực quản lý trong ngành sản xuất do ISOCERT tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia và hưởng ứng của hơn 100 anh/chị quản lý của các doanh nghiệp

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001:2015 Tại Công Ty Cổ Phần Phụ Gia PVC Xanh

Buổi đánh giá giúp Công ty CP Phụ Gia PVC Xanh thiết lập hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, xây dựng nền tảng cho việc đạt chứng nhận sau này

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001 Tại Công Ty Cổ Phần Starpoly

Thực hiện đánh giá ISO 9001 là bước tiến quan trọng, giúp Công ty Cổ phần Starpoly thành công hơn trong tương lai

Thông báo chuyển đổi ISO 22003-1:2022, thay thế ISO/TS 22003:2013

Chuyển đổi từ tiêu chuẩn ISO/TS 22003:2013 sang ISO 22003-1:2023 sẽ có tác động đến khách hàng làm chứng nhận ISO 22000, HACCP

Những điều cần lưu ý đối với khách hàng được chứng nhận ISO của ISOCERT

Thông báo về hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận trong văn bản tài liệu, quảng bá, bao bì sản phẩm; Đánh giá giám sát và duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận.

0
0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo