Vậy làm sao để bạn và doanh nghiệp của bạn có thể áp dụng tốt nhất PDCA và triệt để tận dụng công cụ này để phát triển bền vững? Hãy cùng ISOCERT tìm hiểu phương pháp áp dụng PDCA chi tiết theo từng biểu mẫu đi kèm.
Chúng ta đều biết chu trình PDCA cũng như tính ứng dụng của nó, cải tiến thích hợp để sau đó bắt đầu lại việc lập kế hoạch điều chỉnh này và thực hiện lại chu trình PDCA mới, tuy nhiên để soạn thảo ra các văn bản phù hợp với doanh nghiệp thì cần chú ý các vấn đề sau:
Bước 1: Lập kế hoạch (Plan)
Bản báo cáo kế hoạch cá nhân cần đầy đủ các nội như sau:
Đối với cả báo cáo kế hoạch của tổ chức, bạn cần thêm nội dung quy định rõ “trách nhiệm, phân công nhiệm vụ” của từng người hoặc phòng, ban.
Ví dụ việc triển khai một kế hoạch:
(Mục đích) | (Hạng mục thực hiện) | (Phương pháp thực hiện) |
Ví dụ: Biểu mẫu lên kế hoạch cho doanh nghiệp
Mục đích | Hạng mục thực hiện | Phương pháp thực hiện | Người phụ trách | Thời hạn | Kế hoạch | |||
Tên kế hoạch: Tăng doanh thu… | Ngày bắt đầu | Ngày kết thúc | Tháng 4 | Tháng 5 | … | |||
Tăng gấp đôi doanh thu | Mở rộng kinh doanh | Lập danh sách KH tiềm năng | ||||||
Hiệu quả hóa quy trình | ||||||||
Tăng tỷ lệ ký hợp đồng | Soạn các bài nói chuyện dùng trong bán hàng | |||||||
Soạn tài liệu về các trường hợp thực tế | ||||||||
Giảm thời gian sửa chữa | Biên soạn quy trình làm việc | |||||||
Soạn các mẫu về góp ý |
Bước 2: Thực hiện (Do)
Lên kế hoạch sẽ là vô dụng nếu kế hoạch không được hoàn thành. Vì vậy cần có những thao tác để thực hiện công việc sao cho tốt nhất, một số phương pháp để làm tốt bước “thực hiện” như sau:
Tạo ra quy trình chắc chắn có thể đem lại hiệu quả
Dựa vào kinh nghiệm và việc sửa chữa thường xuyên, tạo ra các quy trình chi tiết cho từng bước thực hiện, ví dụ như quy trình gặp khách hàng dịch vụ sửa nhà như sau:
Chào hỏi | Giới thiệu về công ty | Giới thiệu các dịch vụ |
|
|
|
Ma trận về mức độ cần gấp và mức độ quan trọng
Sau khi đã lập kế hoạch và có danh sách các công việc cần làm, bạn có thể chia các công việc theo mức độ cần gấp và mức độ quan trọng của công việc đó. Công việc nào quan trọng hơn, có ít thời gian để thực hiện hãy để lên ô mức độ cao, những việc ít quan trọng và có nhiều thời gian thực hiện hãy sắp xếp ở ô mức độ thấp. Sau khi hoàn thiện ma trận này, bạn sẽ biết được thứ tự công việc cần thực hiện.
Bước 3: Kiểm tra (Check)
Việc đánh giá xem xét kết quả của hành động như thế nào, có rút ra được kinh nghiệm gì hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự trưởng thành của bản thân và sự tiến triển của hoạt động kinh doanh. Để kiểm tra được kết quả có được thực hiện tốt hay không, bạn phải dựa vào “kế hoạch” và “mục tiêu” ban đầu và so sánh. Biểu mẫu của việc kiểm tra được thể hiện như sau:
Mục đích | Hạng mục thực hiện | Phương pháp thực hiện | Người phụ trách | Kết quả thực hiện | Vấn đề tồn đọng |
Tên kế hoạch: Tăng doanh thu… | |||||
Tăng gấp đôi doanh thu | Mở rộng kinh doanh | Lập danh sách KH tiềm năng | |||
Hiệu quả hóa quy trình | |||||
Tăng tỷ lệ ký hợp đồng | Soạn các bài nói chuyện dùng trong bán hàng | ||||
Soạn tài liệu về các trường hợp thực tế | |||||
Giảm thời gian sửa chữa | Biên soạn quy trình làm việc | ||||
Soạn các mẫu về góp ý |
Với những kết quả thực hiện không tốt, bạn có thể sử dụng công cụ 5W, tức là 5 mức câu hỏi “Tại sao?” để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, ví dụ nếu kết quả của việc “Hiệu quả hóa quy trình” chưa thành công, bạn có thể đưa ra các câu hỏi như sau:
Câu hỏi “Tại sao” số 1: Tại sao quy trình không thể được hiệu quả hóa?
Trả lời: Do mọi người không làm việc theo quy trình.
Câu hỏi “Tại sao” số 2: Tại sao mọi người không làm việc theo quy trình?
Trả lời: Do không có hướng dẫn, đào tạo .
Câu hỏi “Tại sao” số 3: Tại sao không hướng dẫn, đào tạo?
Trả lời: Do không sắp xếp được thời gian đào tạo.
Câu hỏi “Tại sao” số 4: Tại sao không sắp xếp được thời gian đào tạo?
Trả lời: Do không sắp được kế hoạch công việc của mọi người.
Câu hỏi “Tại sao” số 5: Tại sao không sắp xếp được kế hoạch công việc?
Trả lời: Do không lên kế hoạch thực hiện công việc từng người, thường mọi người chỉ bắt tay vào làm việc luôn mà không lên kế hoạch trước đó.
Như vậy chúng ta sẽ biết được nguyên nhân gốc rễ của việc không đạt được mục tiêu đã đề ra.
Bước 4: Cải tiến (Action)
Sau một quá trình “thực hiện”, đối với các công việc đang làm tốt thì bạn nên quy chuẩn hóa nó và duy trì, với các việc làm không tốt thì cân nhắc xem có cải thiện rồi tiếp tục không hay dừng lại.
Bạn có thể tham khảo biểu mẫu sau:
Mục đích | Hạng mục thực hiện | Phương pháp thực hiện | Người phụ trách | Có cần cải tiến? | Nội dung cải tiến | |
Tên kế hoạch: Tăng doanh thu… | Có | Không | ||||
Tăng gấp đôi doanh thu | Mở rộng kinh doanh | Lập danh sách KH tiềm năng | ||||
Hiệu quả hóa quy trình | ||||||
Tăng tỷ lệ ký hợp đồng | Soạn các bài nói chuyện dùng trong bán hàng | |||||
Soạn tài liệu về các trường hợp thực tế | ||||||
Giảm thời gian sửa chữa | Biên soạn quy trình làm việc | |||||
Soạn các mẫu về góp ý |
Sau khi đưa ra các nội dung cần cải tiến, bạn lại lập kế hoạch cho việc thực hiện cải tiến đó và như vậy chu trình PDCA được thiết lập và vận hành hiệu quả.
Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu thêm một bản báo cáo PDCA chuyên nghiệp để các bạn tham khảo:
Trên đây, chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn và vận hành áp dụng PDCA. Nếu cần thêm sự hướng dẫn, hãy đăng ký tham gia khóa học của chúng tôi để được các chuyên gia chia sẻ nhiều hơn và hướng dẫn chi tiết hơn để phát triển doanh nghiệp của bạn.