Hiện tại, Việt Nam đang phát triển ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản công suất thiết kế đảm bảo chế biến khoảng 120 triệu tấn nguyên một năm, với trên 7.500 doanh nghiệp quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu và hàng vạn cơ sở chế biến nông sản nhỏ, lẻ, hộ gia đình…. Các sản phẩm ngành Thủy sản đã đạt được nhiều thành tích vượt trội. Đặc biệt, năm 2020 là năm thành công đối với ngành tôm Việt Nam khi xuất khẩu tăng 6,72% về lượng và tăng 11,07% về trị giá so với năm 2019 trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu tôm thế giới chịu tác động lớn từ dịch COVID-19.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành thủy sản hiện nay còn nhiều hạn chế và đứng trước nhiều khó khăn thách thức, nhất là với những doanh nghiệp nhỏ quy mô từ 5-10 người hay như hộ kinh doanh gia đình còn khó khăn trong thời kỳ diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19. Cùng với đó bản thân doanh nghiệp nhỏ cũng phải đối phó với rất nhiều thách thức mới, nhiều rủi ro và hiểm hoạ, đơn cử như sau:
Thêm vào đó, vấn đề thủ tục hành chính nhiều cũng là thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp thủy sản. Vì các doanh nghiệp nhỏ ngay xuất phát ban đầu vốn đầu tư ít, trang thiết bị máy móc không được đầu tư bài bản nếu thủ tục hành chính quá cồng kềnh chậm trễ dẫn đến ảnh hưởng chất lượng sản phẩm.
Do vậy trước những thách thức trên, doanh nghiệp nhỏ và hộ gia đình phải nhay nhạy tìm lối đi riêng để đạt được mục tiêu năng suất của mình. Chẳng hạn như nguồn nguyên liệu đầu vào tìm các nơi uy tín có đầy đủ, từng khâu và từng thao tác đến khi ra sản phẩm cuối cùng được quản lý bởi những người có trình độ, thâm niên trong nghề cao, kế thừa và phát huy phương thức truyền thống mang nét đặc sắc riêng của vùng miền. Từ đó sản phẩm của doanh nghiệp tạo sự khác biệt với tất cả những doanh nghiệp khác ngay cả những doanh nghiệp lớn cũng như các sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài. Hơn nữa nên liên kết các hộ kinh doanh trong khu vực để tạo nên một tập thể lớn sẽ thuận lợi hơn cho sản phẩm đầu ra và cùng bình ổn giá cả thị trường.
Tóm lại, trước những thách thức trên mỗi doanh nghiệp luôn nỗ lực cố gắng học hỏi khoanh vùng xác định đúng được thị trường mà mình cung cấp được hoạch định là thuận lợi nhất chứ không trải dải tất cả. Đồng thời đề ra phương hướng chiến lược phù hợp trong mọi tình thế ngay cả trong thời điểm dịch bệnh COVID 19 đang diễn biến phức tạp.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP, năm 2021, ngành thủy sản Việt Nam vẫn còn duy trì được lợi thế so với các đối thủ nên có thể đạt tăng trưởng 10%, đạt 9,4 tỉ USD. Hiện nay, các doanh nghiệp thủy sản thế giới đang duy trì đà phục hồi, nhu cầu tiêu thụ sẽ tăng trưởng trong năm 2021. Sức ép cạnh tranh do đó sẽ khốc liệt hơn đối với với các doanh nghiệp ngành thủy sản ở quy mô lớn vậy thách thức mà doanh nghiệp đã đang và sẽ phải đối mặt là gi?
Vì vậy các doanh nghiệp lớn cần có sự chuyển dịch của ngành thủy sản trong thời gian tới đó là tái cơ cấu ngành thủy sản trên cơ sở đánh giá đầy đủ nhu cầu thị trường trong nước và thế giới. Gắn tái cơ cấu ngành thủy sản với điều kiện phát triển thủy sản của từng vùng, từng địa phương, thích ứng với biến đổi khí hậu. Gắn tái cơ cấu ngành thủy sản với tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất, cung cấp nguyên liệu đầu vào đến nuôi trồng, khai thác, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nhằm giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam.