Công bố sản phẩm sẽ có trình tự, thủ tục tương ứng với từng nhóm sản phẩm, hàng hóa khác nhau. Hàng hóa lưu thông hiện nay bao gồm hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa sản xuất trong khu chế xuất và hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Các loại hàng hóa này được luật pháp quy định thành hai nhóm hàng, đó là:
• Nhóm 1 - Sản phẩm, hàng hóa không có khả năng mất an toàn;
• Nhóm 2 - Sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn.
Đối với hàng hóa thuộc Nhóm 1 được Nhà nước quản lý dựa trên các tiêu chuẩn công bố áp dụng, là những ‘sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, không gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường’.
Nhóm 2 bao gồm ‘sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường’ được quản lý trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành (Căn cứ theo Khoản 1 Điều 5 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007).
Riêng đối với sản phẩm, hàng hóa được xếp vào Nhóm 2, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện công bố hợp quy, đây là bước không thể thiếu để hàng hóa được lưu thông trên thị trường.
Video: Làm thế nào để lưu thông hàng hóa tại thị trường Việt Nam
Với các loại hàng hóa được sản xuất trong nước, để đảm bảo chất lượng của sản phẩm, đặc biệt là hàng hóa nằm trong danh mục phải công bố, hàng hóa phải trải qua các bước sau trước khi lưu hành:
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng (tương đương ISO 9001 - Hệ thống quản lý chất lượng) | Việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng doanh nghiệp có thể tự thực hiện hoặc sử dụng dịch vụ tư vấn của tổ chức tư vấn hoặc dịch vụ đào tạo từ các tổ chức chứng nhận (bên thứ ba). |
Đăng ký chứng nhận với tổ chức được cấp thẩm quyền chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng | Sau khi xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, doanh nghiệp thực hiện đánh giá chứng nhận hệ thống và sản phẩm (có thể tích hợp). |
Công bố sản phẩm | Công bố sự phù hợp của sản phẩm theo tiêu chuẩn - quy chuẩn tương ứng đã được pháp luật quy định |
Bước đầu tiên trong công bố sản phẩm cần xây dựng hệ thống quản lý chất lượng. Chi tiết về xây dựng hệ thống quản lý chất lượng xem chi tiết tại đây.
Doanh nghiệp có thể tự mình thiết lập hệ thống quản lý trong nội bộ tổ chức hoặc làm việc với tổ chức tư vấn, tổ chức đào tạo (bên thứ 3) độc lập. Sau khi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, doanh nghiệp bắt đầu áp dụng trong ít nhất 2 tháng trước khi đăng ký chứng nhận để đạt được chứng nhận về Hệ thống quản lý chất lượng (phổ biến nhất hiện nay là tiêu chuẩn ISO 9001 - Hệ thống quản lý chất lượng được soạn thảo bởi tổ chức ISO).
Chứng nhận hệ thống quản lý được đánh giá và cấp bởi các tổ chức chứng nhận (Certification Body - CB) có thẩm quyền.
Chứng chỉ này chứng minh rằng doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng thành thạo HTQLCL vào các quy trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ của mình, khẳng định chất lượng hàng hóa được đảm bảo và kiểm soát. Chứng nhận ISO 9001 có thể nâng cao uy tín của tổ chức bằng cách cho khách hàng thấy rằng các sản phẩm và dịch vụ của tổ chức đó đáp ứng được mong đợi. Trong một số trường hợp hoặc trong một số ngành, chứng nhận này là bắt buộc hoặc bắt buộc về mặt pháp lý. Đối với hàng hóa muốn công bố hợp quy để lưu thông trên thị trường, để đạt được chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp cần phải có HTQLCL.
► Công bố hợp chuẩn - hợp quy
Sau khi doanh nghiệp được chứng nhận HTQLCL có thể đăng ký công bố hợp chuẩn - hợp quy theo tiêu chuẩn - quy chuẩn tương ứng theo phân loại lĩnh vực nhà nước đã quy định.
Theo Khoản 8, Điều 3, Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, công bố hợp chuẩn được định nghĩa như sau: “Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng”;
Căn cứ Thông tư 28/2021/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ: “Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng”
Đối tượng công bố hợp chuẩn là các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong tiêu chuẩn tương ứng.
Theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, khoản 2 Điều 3 giải thích: “Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.” Theo định nghĩa này, doanh nghiệp bắt buộc thực hiện đánh giá chứng nhận sản phẩm/dịch vụ tương ứng với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nhà Nhà nước đã ban hành, phân loại theo từng lĩnh vực, ngành nghề sản phẩm.
Việc công bố sản phẩm hợp quy giúp doanh nghiệp đưa các sản phẩm, hàng hóa của mình ra thị trường trở nên dễ dàng, bền vững hơn, đảm bảo an toàn cho sản phẩm và chất lượng sức khỏe cho người tiêu dùng cũng như tạo dựng niềm tin vào sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và gây dựng được uy tín thương hiệu trên thị trường.
Sau khi công bố, doanh nghiệp có trách nhiệm duy trì và đảm bảo chất lượng hàng hóa, chịu trách nhiệm về chất lượng của sản phẩm, hàng hóa cung cấp ra thị trường. Theo chu kỳ chứng nhận, hàng hóa phải được đánh giá giám sát hàng năm (nhưng không quá 12 tháng) và cần đánh giá tái chứng nhận sau khi hết thời hạn hiệu lực của chứng nhận.
► Tự công bố sản phẩm
Tự công bố sản phẩm là việc doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân tiến hành đăng ký các sản phẩm hàng hóa nằm trong hoạt động kinh doanh của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nói cách khác, công bố chất lượng sản phẩm chính là việc các doanh nghiệp cần phải làm để có trong tay giấy phép lưu hành sản phẩm. Điều kiện để tự công bố là các sản phẩm này phải thuộc nhóm những sản phẩm không bắt buộc phải đăng ký công bố chất lượng sản phẩm theo NĐ 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An Toàn Thực Phẩm (LATTP).
Đối tượng thuộc danh sách tự công bố chất lượng sản phẩm bao gồm:
Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, sản xuất nội địa không tiêu thụ trong nước không phải tự công bố.
VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN TỰ CÔNG BỐ:
► |
Bước 1 |
|
Tổ chức, cá nhân thực hiện công bố sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, đăng tải trên trang thông tin điện tử hoặc niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan và công khai qua Hệ thống dữ liệu an toàn thực phẩm. Lưu ý:
|
► | Bước 2 |
Sau khi nộp hồ sơ, tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm về tính an toàn của sản phẩm đó; | |
► | Bước 3 |
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, lưu trữ hồ sơ sau đó đăng tải trên trang thông tin điện tử của họ. |
VỀ HỒ SƠ TỰ CÔNG BỐ CỦA DOANH NGHIỆP, GỒM:
Đối với sản phẩm được sản xuất trong nước:
Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 5 NĐ 15/2018/NĐ-CP:
“Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.”
“Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo”.
Các sản phẩm nhập khẩu yêu cầu phải đảm bảo đủ các điều kiện về kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng nhập khẩu tiêu thụ tại thị trường Việt Nam bắt buộc phải tiến hành khai báo hải quan và công bố chất lượng để được thông quan hàng hóa, trừ các trường hợp được miễn trừ kiểm tra nhà nước theo luật pháp về hải quan và các quy định có liên quan khác.
Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu bao gồm:
“a) Giấy “Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu” (04 bản, theo Mẫu 1. ĐKKT - phần Phụ lục kèm theo Thông tư này).
b) Bản photo copy các giấy tờ sau: Hợp đồng (Contract), Danh mục hàng hóa (nếu có) kèm theo (Packing list).
c) Một hoặc các bản sao chứng chỉ chất lượng (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực) hoặc bản chính.
d) Các tài liệu khác có liên quan; Bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn (Bill of Lading); hóa đơn (Invoice); tờ khai hàng hóa nhập khẩu; giấy chứng nhận xuất xứ (C/O-Certificate of Origin) (nếu có); ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa; mẫu nhãn hàng nhập khẩu đã được gắn dấu hợp quy và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định); chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có).”
Khi hồ sơ khai quan được thụ lý, doanh nghiệp được cấp giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa, sản phẩm. Bước tiếp theo cần làm là đăng ký chứng nhận lô hàng nhập khẩu với tổ chức đánh giá sự phù hợp để được tiến hành đánh giá và kiểm nghiệm. Hàng hóa nhập khẩu được đánh giá chứng nhận theo Phương thức 1 và Phương thức 7 (đối với chứng nhận lô hàng) hoặc giám định. Giấy chứng nhận lô hàng hoặc chứng thư giám định là thành phần không thể thiếu trong hồ sơ thông quan của doanh nghiệp. Trường hợp sản phẩm nhập khẩu đạt yêu cầu, doanh nghiệp nộp lại giấy chứng nhận/chứng thư giám định cùng mẫu thử nghiệm cho cơ quan quản lý tại nơi nhập khẩu để được đưa vào tiêu thụ nội địa.
Lưu ý:
- Trong quá trình đợi thông quan, doanh nghiệp có thể tạm thời bảo quản hàng hóa tại kho, bãi lưu trữ.
- Giấy chứng nhận lô hàng chỉ có giá trị đối với lô hàng được chứng nhận.
Hàng hóa nhập khẩu được phân chia làm hai loại là hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng phải đăng ký công bố và hàng hóa nhập khẩu được tự công bố.
Đối với sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thì các cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ quy định cụ thể các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu bắt buộc áp dụng. Cần căn cứ vào danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn được các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực cụ thể ban hành công bố để nhận biết. Các nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa có khả năng mất an toàn thì bắt buộc phải thực hiện công bố hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa của mình.
Hồ sơ công bố chất lượng theo tiêu chuẩn cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa bao gồm:
Doanh nghiệp nhập khẩu các sản phẩm thuộc loại hàng hóa Nhóm 2 (Xem danh mục hàng hóa bắt buộc công bố hợp quy) cần đăng ký công bố để được bán, phân phối hàng hóa ra thị trường.
Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm nhập khẩu bao gồm:
Đối với sản phẩm nhập khẩu, điều kiện để sản phẩm được tự công bố là thuộc danh mục sản phẩm được không bắt buộc công bố theo quy định của Chính phủ.
Lưu ý: Các sản phẩm, nguyên liệu nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.
Hồ sơ để doanh nghiệp tự công bố sản phẩm bao gồm:
> Khám phá thêm lý do để làm việc với ISOCERT >
Hotline: 0976389199 hoặc tổng đài: 1900 636 538
Email: contacts@isocert.org.vn >
Ngày cập nhật: 0000-00-00 00:00:00