Nhìn lại thập niên hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Nhìn lại thập niên hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Admin 11/08/2021

Trong bài phát biểu nhân Lễ Kỷ niệm 55 ngành tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng (TCĐLCL), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của hội nhập và nhấn mạnh cần đẩy mạnh hoạt động hội nhập, hợp tác quốc tế để nâng tầm hoạt động TCĐLCL của Việt Nam.

Trong vòng thập niên vừa qua, hoạt động hội nhập trong lĩnh vực TCĐLCL diễn ra sôi động và hiệu quả, có nhiều dấu ấn quan trọng, thúc đẩy hội nhập quốc tế và khu vực theo chiều rộng và chiều sâu về TCĐLCL, góp phần đáng kể vào tăng cường năng lực kỹ thuật và trình độ cán bộ tham gia hoạt động hội nhập, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Hình ảnh: Minh họa hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Hợp tác đa phương hiệu quả

Trong mười năm qua, Tổng cục TCĐLCL (sau đây gọi tắt là Tổng cục) tiếp tục thực hiện các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ 14 tổ chức quốc tế, khu vực về TCĐLCL mà Việt Nam là thành viên, ký kết thêm nhiều thỏa thuận hợp tác với các tổ chức Tiêu chuẩn hoá, đo lường nước ngoài góp phần tăng cường hài hòa tiêu chuẩn, tăng cường năng lực thử nghiệm, chứng nhận, thúc đẩy sử dụng tiêu chuẩn nước ngoài có bản quyền tại Việt Nam, thúc đẩy thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các quốc gia, giúp thuận lợi hóa hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp…Đồng thời, bạn bè quốc tế đã nhận thấy một Việt Nam tham gia tích cực, có trách nhiệm và hiệu quả tại các tổ chức, diễn đàn đa phương về TCĐLCL.

 

Tổng cục đã đăng cai tổ chức thành công nhiều cuộc họp của ASEAN gồm cuộc họp của Ủy ban Tư vấn về Tiêu chuẩn và Chất lượng của ASEAN (ACCSQ) và của Ủy ban hỗn hợp chuyên ngành Thiết bị điện, điện tử của ASEAN (JSC EEE) năm 2016, nhóm công tác về đo lường pháp định của ACCSQ (WG3) năm 2016, cuộc họp của Nhóm công tác về Tiêu chuẩn của ACCSQ (WG1) năm 2019 và nhiều cuộc họp khác. Trong năm 2017, Tổng cục đã chủ trì tổ chức chuỗi 14 sự kiện thuộc khuôn khổ Tiểu ban Tiêu chuẩn và Đánh giá sự phù hợp của APEC tạo nên một ấn tượng về Năm APEC thành công.

 

Trong giai đoạn mười năm qua, các nước ASEAN thực thi nội dung về tiêu chuẩn, quy chuẩn và đánh giá sự phù hợp của Hiệp định Thương mại hàng hóa của ASEAN (ATIGA) là một trong các Hiệp định cơ bản của Cộng đồng Kinh tế ASEAN, ký vào tháng 2/2009 và có hiệu lực từ 17/5/2020. Hiệp định hướng đến xóa bỏ rào cản phi thuế quan trong đó bao gồm cả các rào cản phi thuế quan liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp (hàng rào kỹ thuật trong thương mại - TBT).

 

Để thực thi Hiệp định ATIGA, các hướng dẫn của ASEAN liên quan đã được xây dựng như: Hướng dẫn Chính sách về Tiêu chuẩn và Đánh giá sự phù hợp của ASEAN; Hướng dẫn Hài hòa Tiêu chuẩn của ASEAN; Hướng dẫn về Công nhận và Đánh giá sự phù hợp của ASEAN, Hướng dẫn của ASEAN về Thực hành pháp quy tốt và nhiều tài liệu chuyên ngành khác. Hiện có hơn 300 tiêu chuẩn hài hòa trong khu vực ASEAN, đánh dấu sự nỗ lực vượt bậc của các nước ASEAN nhằm hướng đến cùng hài hòa tiêu chuẩn các quốc gia ASEAN với tiêu chuẩn quốc tế tạo điều kiện cho thực thi các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau và góp phần tạo thuận lợi cho thương mại. Đến nay, có 04 Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) của ASEAN đã được ký kết gồm: MRA về điện, điện tử (2002), MRA về Thanh tra GMP đối với các cơ sở sản xuất dược phẩm (2009), MRA về báo cáo tương đương sinh học (2017), MRA trong lĩnh vực thực phẩm chế biến sẵn (2018). MRA về phê duyệt kiểu loại với các sản phẩm ô tô của ASEAN đang hoàn thành các thủ tục ký kết và MRA về Vật liệu xây dựng đang được các nước ASEAN tiến hành thủ tục ký kết trong thời gian tới. Các nước ASEAN cũng hướng tới có cách thức quản lý chung trong các lĩnh vực ưu tiên hội nhập thông qua các hiệp định hài hòa quy chế quản lý của ASEAN trong lĩnh vực điện, điện tử (2005) và mỹ phẩm (2003) và sắp tới là trong lĩnh vực y dược cổ truyền và thực phẩm chức năng.

Hình ảnh: Minh họa hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

 

Việt Nam đã tham gia tích cực vào quá trình xây dựng các tài liệu hướng dẫn của ASEAN, hài hòa tiêu chuẩn trong ASEAN. Sự tham gia của các Bộ chuyên ngành trong đàm phán và thực thi các MRA chuyên ngành và thỏa thuận hài hòa quy chế quản lý của ASEAN đã đóng góp tích cực vào tiến trình hội nhập chung.  

 

Trong hoạt động đo lường, Tổng cục đã tổ chức thành công Hội nghị thường niên Ủy ban Đo lường pháp định quốc tế (CIML) năm 2013; cuộc họp lần thứ 32 Chương trình đo lường Châu Á-Thái Bình Dương (APMP) năm 2016; cuộc họp lần thứ 6 Nhóm chuyên gia về đo lường và Hội nghị thường niên lần thứ 26 Diễn đàn Đo lường pháp định Châu Á – Thái Bình Dương (APLMF) năm 2019. Đo lường đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế nội địa và quốc tế. Đo lường pháp định đưa ra những quy định chung để đảm bảo tính thống nhất và độ chính xác cần thiết của các phép đo với chi phí ít nhất; đảm bảo độ chính xác của phương tiện đo; đảm bảo sự thống nhất của phép đo và phương pháp đo; đảm bảo sự công bằng giữa người mua và người bán trong định lượng hàng hoá, dịch vụ mua bán và thanh toán; đảm bảo công bằng trong giao dịch thương mại; đảm bảo sự an toàn; bảo vệ sức khoẻ và môi trường; phục vụ việc giám định tư pháp; hoạt động công vụ khác của nhà nước, đồng thời đưa ra những chuẩn mực chung tạo thuận lợi thương mại trong nước và quốc tế. Vị trí, vai trò và ý nghĩa của đo lường pháp định càng thể hiện rõ nét ở một số ngành nghề mũi nhọn như ngành điện lực, dầu khí, xăng dầu,... Do đó, hợp tác trong lĩnh vực đo lường đảm bảo sự hài hòa của đo lường pháp định giữa các nước thành viên nhằm giảm thiểu hàng rào thương mại không cần thiết cản trở giao thương và mở rộng thị trường.

 

Trong lĩnh vực năng suất, Tổng cục đã đăng cai tổ chức thành công Hội nghị thường niên của Tổ chức Năng suất châu Á (APO 2014), nhiều hội nghị, hội thảo theo nghĩa vụ thành viên.  Trong hai năm gần đây, Việt Nam là một trong số ít các nền kinh tế thành viên được lựa chọn tham gia sâu vào các nghiên cứu mang tính chiến lược của APO như việc tham gia Ban chỉ đạo và nhóm chuyên gia kỹ thuật xây dựng tầm nhìn và chiến lược mới đến năm 2025 của APO, chương trình xây dựng quy trình chuẩn trong công nhận và chứng nhận trong lĩnh vực năng suất của APO, nghiên cứu đánh giá thực trạng và nhu cầu về sản xuất thông minh cho các nền kinh tế thành viên, nghiên cứu xây dựng sách dữ liệu về năng suất, nghiên cứu về chuyển đổi nông nghiệp thông minh, v.v…

 

Việc tham gia đầy đủ và có hiệu quả vào các chương trình, dự án của APO đã giúp Việt Nam nói chung, Tổ chức Năng suất quốc gia (Tổng cục TCĐLCL) nói riêng, tăng cường năng lực chuyên gia lĩnh vực năng suất, chất lượng, nhất là năng lực tiếp cận với các công cụ, giải pháp mới nâng cao năng suất, chất lượng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và nâng cao vai trò của Tổ chức Năng suất quốc gia trong APO; nghiên cứu để xây dựng các cơ sở pháp lý cho hoạt động năng suất, chất lượng và hoạt động APO tại Việt Nam...

 

Song song với hoạt động hợp tác, Việt Nam cũng duy trì đấu tranh qua Ủy ban TBT của WTO. Quá trình đàm phán và thực thi các hiệp định FTA cho thấy Việt Nam đang ngày càng tham gia vào sân chơi bình đẳng với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Trong thập niên qua, Tổng cục  đã đàm phán và thực thi FTA đa phương và song phương nhất là các FTA thế hệ mới. Đến nay, Tổng cục đã tham gia đàm phán và thực thi các điều khoản TBT của 13 FTA đa phương và song phương. Nổi bật là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương(CPTPP) và gần đây là Hiệp định Thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn ngày 8/6/2020, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được Bộ trưởng Kinh tế của 15 quốc gia ký kết từ các đầu cầu truyền hình trực tuyến nhân dịp Hội nghị cấp cao RCEP lần thứ tư vào sáng 15/11/2020.

 

Tính chủ động của Việt Nam cũng được thể hiện qua việc đề xuất các hoạt động phục vụ thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Tổng cục, của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) qua các năm, ví dụ như đề xuất sáng kiến về chia sẻ kinh nghiệm về tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp về thành phố thông minh trong năm APEC 2017, đề xuất Xây dựng kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất quốc gia dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; trung tâm xuất sắc về đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực năng suất trong khuôn khổ APO, và sáng kiến về thúc đẩy sản xuất thông minh trong năm ASEAN 2020 và rất nhiều các đề xuất khác.

 

Thúc đẩy các hoạt động hợp tác song phương một cách hiệu quả

 

Trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (EPA), dự án hỗ trợ kỹ thuật của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) về Tăng cường hệ thống và hoạt động tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp gồm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ tháng 10/2009-4/2013 nhằm tăng cường chất lượng thiết bị điện, điện tử sản xuất tại Việt Nam với số tiền khoảng 80 tỷ đồng cung cấp thiết bị thử nghiệm điện, điện tử và tương thích điện từ trường (EMC), đào tạo cán bộ góp phần tăng cường năng lực xây dựng chính sách về tiêu chuẩn và đánh giá phù hợp trong lĩnh vực thiết bị điện, điện tử; tăng cường năng lực xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn trong lĩnh vực thiết bị điện, điện tử; tăng cường năng lực công nhận, chứng nhận, thử nghiệm trong lĩnh vực thiết bị điện, điện tử và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Giai đoạn 2 của Dự án JICA về thử nghiệm tiết kiệm năng lượng và dán nhãn năng lượng từ tháng 9/2013-11/2016 với trị giá khoảng 90 tỷ đồng đã cung cấp hai phòng thử nghiệm tủ lạnh và điều hòa cho các Trung tâm kỹ thuật TCĐLCL 1, 3 (Quatest 1, 3), đào tạo cán bộ của Việt Nam nhằm tăng cường năng lực về xây dựng tiêu chuẩn, thử nghiệm, chứng nhận và công nhận trong lĩnh vực điện-điện tử gia dụng. Dự án được đánh giá là thành công và mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho Việt Nam, có tính bền vững lâu dài.

 

Trong mười năm qua, Tổng cục thúc đẩy hợp tác song phương với các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc gia như Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI), các tổ chức xây dựng tiêu chuẩn nước ngoài như Hiệp hội Vật liệu và Thử nghiệm Hoa Kỳ (ASTM), Hiệp hội các phòng thử nghiệm Hoa Kỳ (UL) nhằm trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia trên cơ sở chấp nhận tiêu chuẩn nước ngoài, góp phần tạo thuận lợi thương mại, tăng cường tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy sử dụng tiêu chuẩn có bản quyền tại Việt Nam. Hợp tác song phương giữa các tổ chức đánh giá sự phù hợp thuộc Tổng cục thúc đẩy triển khai thừa nhận lẫn nhau cấp kỹ thuật, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa song phương.

 

VƯỢT QUA KHÓ KHĂN NĂM 2020

 

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm Việt Nam Chủ tịch ASEAN 2020 ngày 11/12/2020 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Năm Chủ tịch ASEAN 2020 đã thành công toàn diện, trọn vẹn và thực chất. Với tinh thần “Gắn kết và chủ động thích ứng”, ASEAN đã mạnh mẽ vượt qua, thực hiện thành công các mục tiêu ưu tiên hợp tác đề ra cho năm 2020, ngày càng trở nên đoàn kết, gắn kết, với khả năng tự cường và thích ứng cao hơn.

Ngay từ đầu năm 2020, bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, song song với chống dịch Covid-19, Tổng cục đã xoay chuyển tình thế, sẵn sàng chủ trì tổ chức suôn sẻ hàng loạt hội nghị quan trọng theo hình thức trực tuyến và sáng tạo, linh hoạt trong tổ chức các hội nghị kết hợp hình thức trực tuyến và trực tiếp, điển hình là các hội nghị trong đó Tổng cục có vai trò Chủ tịch trực tiếp điều hành các phiên họp như: Hội nghị Ban chấp hành GBM lần thứ 62 của APO, Hội nghị Lãnh đạo các tổ chức năng suất quốc gia lần thứ 61, Hội nghị quốc tế về phát triển năng suất dựa trên đổi mới sáng tạo, Hội nghị ACCSQ lần thứ 53 và 54, Hội nghị lần thứ 44 của ACCSQ/WG1 và Hội nghị lần thứ 38 của ACCSQ/WG2, Hội nghị thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và APO trong lĩnh vực năng suất. Tổng cục đã tham gia hơn 30 cuộc họp trực tuyến của các tổ chức quốc tế và khu vực và cuộc họp song phương dù chênh lệch múi giờ, tham gia đề xuất các nội dung cho 77 buổi tọa đàm của APO với các nội dung khác nhau trong năm 2020.

 

Trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020, sáng kiến “Xây dựng lộ trình, giải pháp nhằm tiếp cận, thúc đẩy sản xuất thông minh cho các quốc gia ASEAN” do Bộ KH&CN đề xuất được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 26 diễn ra ngày 10/3/2020 tại Đà Nẵng. Tổng cục với vai trò là Chủ tịch ACCSQ đã khẩn trương và thúc đẩy việc thực hiện sáng kiến này qua rất nhiều phiên họp trực tuyến của các nước, chuyên gia, thông qua hợp tác với APO và đã xây dựng được báo cáo về “Xây dựng lộ trình, giải pháp nhằm tiếp cận, thúc đẩy sản xuất thông minh cho các quốc gia ASEAN”. Trong 2 ngày, 10-11/12/2020, Bộ KH&CN tổ chức Hội nghị “Thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và APO trong lĩnh vực năng suất” tại Hà Nội, lần đầu tiên Việt Nam với vai trò là Chủ tịch của ACCSQ đã trình bày về các nội dung chính của Lộ trình và giải pháp nhằm tiếp cận, thúc đẩy sản xuất thông minh cho các quốc gia ASEAN để lấy ý kiến thêm từ các chuyên gia hàng đầu về sản xuất thông minh tại các thành viên APO và ASEAN. Bản báo cáo cuối cùng sẽ được hoàn thiện trước khi kết thúc năm 2020 và trình các cấp thông qua trong thời gian tới, theo đó mở đường cho các chiến lược về nâng cấp nền tảng số, công tác tiêu chuẩn hóa về lĩnh vực sản xuất thông minh cũng như chia sẻ kinh nghiệm và thực hành tốt của các doanh nghiệp triển khai sản xuất thông minh trong khu vực ASEAN nói riêng và Châu Á nói chung.

 

Đồng thời, trong một số cuộc họp đa phương và song phương quan trọng, Tổng cục đều giới thiệu về những nỗ lực của Việt Nam đặc biệt một số thành tựu về khoa học và công nghệ trong cuộc chiến chống Covid-19, chính sách hỗ trợ cung cấp miễn phí các TCVN và giới thiệu truy cập miễn phí các tiêu chuẩn quốc tế và các tiêu chuẩn khu vực trong lĩnh vực trang thiết bị y tế để hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của COVID-19. Tổng cục đã thông tin cho Cơ quan Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) và do đó, hoạt động hỗ trợ nêu trên của Việt Nam đã được Tổ chức này ghi nhận và đăng tải trên trang web của Tổ chức, hòa cùng nỗ lực của các cơ quan Tiêu chuẩn hóa quốc gia khác trên thế giới, chung tay, góp sức trong cuộc chiến chống Covid-19.

Nhờ đó, nỗ lực của Việt Nam trong các Tổ chức quốc tế và khu vực đều được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

 

 

Hình ảnh: Minh họa hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

 

Hướng tới một thập niên mới

Năm 2020 là một năm bản lề rà soát lại các kế hoạch 5 năm, 10 năm và xác định kế hoạch trong 5 năm tiếp theo và hướng tới kế hoạch đến năm 2030.

ISO đã xây dựng Chiến lược ISO năm 2030 trong đó hướng đến xây dựng các tiêu chuẩn có chất lượng cao thông qua có sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan và đối tác, trên nền tảng vững chắc là con người và tổ chức, sử dụng công nghệ và tập trung vào trao đổi thông tin với mục tiêu cuối cùng là sử dụng tiêu chuẩn khắp nơi.

Chiến lược tổng thể của ASEAN đến năm 2025 nhấn mạnh các nước hướng tới xây dựng một ASEAN có nền kinh tế hội nhập cao, năng động, có khả năng cạnh tranh và đổi mới, có tính kết nối và hợp tác.

Cùng với Chiến lược tổng thể ASEAN 2025 là Kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN (MPAC) 2025 nhằm thúc đẩy và xây dựng kết nối trong nội khối ASEAN, cũng như kết nối giữa ASEAN với các đối tác, với khu vực và thế giới. Kết nối ASEAN hiện đã trở thành vấn đề thiết yếu trong kế hoạch phục hồi của khu vực trong đại dịch COVID-19, cũng như giúp tăng cường năng lực ứng phó của các nước ASEAN đối với các đại dịch trong tương lai.

Nhằm thực thi hiệu quả Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến 2025 (AEC Blueprint to 2025) và Kế hoạch chi tiết về AEC (AEC Scorecard), tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy tự do thương mại trong khu vực, ACCSQ đã hoàn tất bản Kế hoạch Chiến lược mười năm tới cho hoạt động TCĐLCL (TCĐLCL). Bản kế hoạch với tiêu đề “Kế hoạch Chiến lược của ASEAN về Tiêu chuẩn và Đánh giá sự phù hợp giai đoạn 2016-2025” được các quan chức kinh tế cao cấp (SEOM) thông qua tại Hội nghị lần thứ 48 diễn ra vào đầu tháng 7 năm 2017 tại Cebu, Philippines và được Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM) phê duyệt.

Kế hoạch gồm sáu định hướng chiến lược:

(i) Tăng cường cơ sở hạ tầng TCĐLCL;

(ii) xoá bỏ rào cản kỹ thuật đối với thương mại liên quan đến TCĐLCL;

(iii) thúc đẩy cách tiếp cận chung của ASEAN trong các tổ chức quốc tế và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương;

(iv) đẩy mạnh sự tham gia của khối tư nhân trong hoạt động TCĐLCL;

(v) cải tổ ACCSQ để hoạt động hiệu quả hơn;

(vi) tăng cường năng lực và phát triển nguồn nhân lực TCĐLCL của các nước ASEAN. Sáu định hướng trên là kim chỉ nam để ACCSQ điều chỉnh chính sách, thúc đẩy rà soát các thỏa thuận đã có và xây dựng các thỏa thuận và cơ chế giúp loại bỏ rào cản kỹ thuật trong thương mại.

Nắm vững định hướng của các tổ chức quốc tế và khu vực giúp chúng ta hoạch định các định hướng và chính sách phù hợp và hỗ trợ mạnh mẽ cho quá trình hội nhập sâu của Việt Nam. Một số định hướng nổi bật đến năm 2030 trong lĩnh vực TCĐLCL đã được nêu trong các đề án, chương trình, kế hoạch do Chính phủ và Bộ KH&CN phê duyệt.

Đề án "Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp việt nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2018 (gọi tắt là Đề án 996) hướng đến phát triển hạ tầng đo lường quốc gia đáp ứng công nhận ít nhất 300 phép đo hiệu chuẩn được quốc tế thừa nhận trong khuôn khổ Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau toàn cầu về đo lường (CIPM-MRA) vào năm 2030; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đo lường.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 – 2030 ban hành ngày 31 tháng 8 năm 2020 (gọi tắt là Quyết định 1322) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng đã xác định các chỉ tiêu quan trọng cho hội nhập như đạt tỷ lệ hài hòa của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đạt khoảng 65% giai đoạn 2021 - 2025 và khoảng 70 - 75% giai đoạn 2026 - 2030, nâng cao năng lực tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để đuợc công nhận, thừa nhận ở khu vực và quốc tế, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về năng suất chất lượng.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc năm 2019 (gọi tắt là Đề án 100) thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực truy xuất nguồn gốc thông qua hợp tác với các đối tác nước ngoài, tổ chức mã số mã vạch quốc tế để tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, công nhận hệ thống và thừa nhận lẫn nhau kết quả truy xuất nguồn gốc.

Bộ KH&CN đã phê duyệt Kế hoạch hành động để thực thi Kế hoạch Chiến lược của ASEAN về Tiêu chuẩn và Đánh giá sự phù hợp giai đoạn 2016-2025 trong đó có sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ liên quan trong thời gian tới để thực thi Kế hoạch Chiến lược của ASEAN về Tiêu chuẩn và Đánh giá sự phù hợp giai đoạn 2016-2025.

Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TCĐLCL, năng suất, mã số, mã vạch một cách thiết thực, hiệu quả, theo định hướng gắn liền với doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp, tạo thuận lợi hóa thương mại, tăng cường hơn nữa sự tham gia và đồng hành của doanh nghiệp, nắm vững xu thế hợp tác và đấu tranh, kết hợp nội lực và ngoại lực sẽ giúp chúng ta hội nhập một cách vững chắc hơn nữa./.

 ThS Vũ Thị Tú Quyên, Phó Vụ trưởng phụ trách      

                                                                                                                        

 

>> Xem thêm: Thực hành áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng

Bài viết liên quan

Công bố hợp quy vật liệu xây dựng - Đưa vật liệu xây dựng sản xuất, nhập khẩu vào thị trường Việt Nam

Như thông tin đã biết, sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra thị trường cần phải đạt yêu cầu về tiêu chuẩn (công bố hợp chuẩn/ công bố hợp quy sản phẩm) theo quy định của pháp luật. Điều này cũng là bắt buộc đối với loại hàng hóa vật liệu xây dựng.

Công bố hợp chuẩn: Hồ sơ và thủ tục chi tiết

Đứng trước những yêu cầu ngàng càng gắt gao của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hàng hóa bắt buộc phải có những bước chuyển mình để đáp ứng được nhu cầu, mong đợi của người tiêu dùng. Trong đó, Chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường hiện nay là vấn đề cốt lõi. Sản phẩm, hàng hóa trước khi được đưa ra lưu thông trên thị trường, bên cạnh các quy định pháp luật về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, nhãn mác hàng hóa,... thì việc thực hiện công bố cũng nằm trong các yêu cầu về đảm bảo chất lượng. Việc thực hiện công bố phù hợp tiêu chuẩn áp dụng (công bố hợp chuẩn) đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cho người tiêu dùng và cả các cơ quan quản lý, chức năng.  Cùng ISOCERT tìm hiểu thêm về Công bố hợp chuẩn và các bước thực hiện để giúp doanh nghiệp công bố dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Hiệu lực của bản tự công bố là bao lâu?

Trong xã hội hiện đại, việc đa dạng hóa các sản phẩm nhằm mở rộng thị trường kinh doanh là điều mà mọi doanh nghiệp hướng tới để phát triển và phát triển bền vững. Số lượng hàng hóa, sản phẩm tăng nhanh chóng mặt cũng đồng thời phải song hành với chất lượng của chúng được đảm bảo và cải tiến không ngừng nghỉ. Bởi lẽ người tiêu dùng là trung tâm cốt lõi của môi trường kinh doanh. Và thực tế là tất cả chúng ta đều mong muốn được trải nghiệm và sử dụng những sản phẩm tốt nhất và hơn thế nữa.

Just In Time – Mô Hình Sản Xuất Tinh Gọn Trong Chuỗi Cung Ứng

Nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh doanh JIT bởi nó giúp cho họ có khả năng thích ứng và phản xạ tốt hơn với nhu cầu khách hàng, cắt giảm chi phí và rủi ro, kết hợp với việc lưu giữ số lượng lớn hàng tồn.

6 Cách Để Gia Tăng Chất Lượng Sản Phẩm

Việc nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng lại giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và giảm chi phí. Các doanh nghiệp đang tìm cách cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ thì cần phải đưa các thực hành chất lượng vào các quy trình hàng ngày của họ.

Tin tức và Sự kiện liên quan

ISOCERT đánh giá ISO 9001 Công ty Khoa học Kỹ thuật Môi trường Đông Nam Á

ISOCERT vừa hoàn thành đợt đánh giá Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001 tại Công ty Khoa học Kỹ thuật Môi trường Đông Nam Á.

ISOCERT đánh giá ISO 9001 tại Công Ty Cơ Khí Bách Tùng

Chuyên gia ISOCERT đã có mặt tại Đà Nẵng thực hiện đánh giá tuân thủ Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 của Công ty Cơ khí Bách Tùng.

ISOCERT trao chứng nhận ISO 9001 và ISO 14001 cho InterLOG và WR1

SOCERT đồng thời trao chứng nhận cho Công ty CP Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế (Interlog) và Chi nhánh Công ty CP Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế (WR1).

ISOCERT Đánh Giá Hệ thống Quản lý Chất Lượng ISO 9001 Tại Giao Hàng Tiết Kiệm

ISOCERT đánh giá ISO 9001 Giao hàng tiết kiệm. Duy trì Hệ thống Quản lý Chất lượng và có chứng nhận ISO 9001 giúp GHTK đạt được danh hiệu Thương hiệu Việt Nam 2022.

ISOCERT Đào Tạo Nhận Thức ISO/IEC 27001 Tại GENESTORY

GeneStory đã lựa chọn ISOCERT thực hiện đào tạo Hệ thống Quản lý An toàn Thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001 để nâng cao nhận thức của nhân viên công ty về an toàn bảo mật thông tin.

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

Bài viết liên quan

Công bố hợp quy vật liệu xây dựng - Đưa vật liệu xây dựng sản xuất, nhập khẩu vào thị trường Việt Nam

Như thông tin đã biết, sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra thị trường cần phải đạt yêu cầu về tiêu chuẩn (công bố hợp chuẩn/ công bố hợp quy sản phẩm) theo quy định của pháp luật. Điều này cũng là bắt buộc đối với loại hàng hóa vật liệu xây dựng.

Công bố hợp chuẩn: Hồ sơ và thủ tục chi tiết

Đứng trước những yêu cầu ngàng càng gắt gao của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hàng hóa bắt buộc phải có những bước chuyển mình để đáp ứng được nhu cầu, mong đợi của người tiêu dùng. Trong đó, Chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường hiện nay là vấn đề cốt lõi. Sản phẩm, hàng hóa trước khi được đưa ra lưu thông trên thị trường, bên cạnh các quy định pháp luật về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, nhãn mác hàng hóa,... thì việc thực hiện công bố cũng nằm trong các yêu cầu về đảm bảo chất lượng. Việc thực hiện công bố phù hợp tiêu chuẩn áp dụng (công bố hợp chuẩn) đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cho người tiêu dùng và cả các cơ quan quản lý, chức năng.  Cùng ISOCERT tìm hiểu thêm về Công bố hợp chuẩn và các bước thực hiện để giúp doanh nghiệp công bố dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Hiệu lực của bản tự công bố là bao lâu?

Trong xã hội hiện đại, việc đa dạng hóa các sản phẩm nhằm mở rộng thị trường kinh doanh là điều mà mọi doanh nghiệp hướng tới để phát triển và phát triển bền vững. Số lượng hàng hóa, sản phẩm tăng nhanh chóng mặt cũng đồng thời phải song hành với chất lượng của chúng được đảm bảo và cải tiến không ngừng nghỉ. Bởi lẽ người tiêu dùng là trung tâm cốt lõi của môi trường kinh doanh. Và thực tế là tất cả chúng ta đều mong muốn được trải nghiệm và sử dụng những sản phẩm tốt nhất và hơn thế nữa.

Just In Time – Mô Hình Sản Xuất Tinh Gọn Trong Chuỗi Cung Ứng

Nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh doanh JIT bởi nó giúp cho họ có khả năng thích ứng và phản xạ tốt hơn với nhu cầu khách hàng, cắt giảm chi phí và rủi ro, kết hợp với việc lưu giữ số lượng lớn hàng tồn.

6 Cách Để Gia Tăng Chất Lượng Sản Phẩm

Việc nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng lại giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và giảm chi phí. Các doanh nghiệp đang tìm cách cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ thì cần phải đưa các thực hành chất lượng vào các quy trình hàng ngày của họ.

Tin tức và Sự kiện liên quan

ISOCERT đánh giá ISO 9001 Công ty Khoa học Kỹ thuật Môi trường Đông Nam Á

ISOCERT vừa hoàn thành đợt đánh giá Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001 tại Công ty Khoa học Kỹ thuật Môi trường Đông Nam Á.

ISOCERT đánh giá ISO 9001 tại Công Ty Cơ Khí Bách Tùng

Chuyên gia ISOCERT đã có mặt tại Đà Nẵng thực hiện đánh giá tuân thủ Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 của Công ty Cơ khí Bách Tùng.

ISOCERT trao chứng nhận ISO 9001 và ISO 14001 cho InterLOG và WR1

SOCERT đồng thời trao chứng nhận cho Công ty CP Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế (Interlog) và Chi nhánh Công ty CP Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế (WR1).

ISOCERT Đánh Giá Hệ thống Quản lý Chất Lượng ISO 9001 Tại Giao Hàng Tiết Kiệm

ISOCERT đánh giá ISO 9001 Giao hàng tiết kiệm. Duy trì Hệ thống Quản lý Chất lượng và có chứng nhận ISO 9001 giúp GHTK đạt được danh hiệu Thương hiệu Việt Nam 2022.

ISOCERT Đào Tạo Nhận Thức ISO/IEC 27001 Tại GENESTORY

GeneStory đã lựa chọn ISOCERT thực hiện đào tạo Hệ thống Quản lý An toàn Thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001 để nâng cao nhận thức của nhân viên công ty về an toàn bảo mật thông tin.

0976.389.199
scrollTop
zalo
0976.389.199 Gọi chuyên gia Zalo