0976.389.199
Tư duy tích cực tạo thành công

Tư duy tích cực tạo thành công

Bạn nghĩ mình là người thế nào thì bạn sẽ trở thành người như thế ấy. Nhưng bạn suy nghĩ những gì? Suy nghĩ của bạn được xử lý theo trình tự nào? Suy nghĩ của bạn đúng đến mức nào? Và quan trọng hơn cả là suy nghĩ của bạn có tích cực hay không? Đó là những đám “mạng nhện tinh thần” rối rắm, khi vướng vào thì khó thoát ra, thường gây xáo trộn suy nghĩ của hầu hết mọi người, kể cả những bộ não thông minh nhất. Những suy nghĩ, cảm xúc, đam mê, thói quen, niềm tin của chúng ta thường bị mắc vào đám mạng nhện này. Đôi khi chúng ta muốn sửa đổi các thói quen xấu của mình. Cũng có lúc chúng ta bị lôi kéo thực hiện những hành vi sai trái, rồi giống như lũ côn trùng bị vướng vào mạng nhện, chúng ta bắt đầu vùng vẫy để thoát thân, nhưng càng cố gắng bao nhiêu, chúng ta lại càng bị quấn chặt bấy nhiêu.

Bạn nghĩ mình là người thế nào thì bạn sẽ trở thành người như thế ấy.

Nhưng bạn suy nghĩ những gì? Suy nghĩ của bạn được xử lý theo trình tự nào? Suy nghĩ của bạn đúng đến mức nào?

Và quan trọng hơn cả là suy nghĩ của bạn có tích cực hay không?
Đó là những đám “mạng nhện tinh thần” rối rắm, khi vướng vào thì khó thoát ra, thường gây xáo trộn suy nghĩ của hầu hết mọi người, kể cả những bộ não thông minh nhất. Những suy nghĩ, cảm xúc, đam mê, thói quen, niềm tin của chúng ta thường bị mắc vào đám mạng nhện này. Đôi khi chúng ta muốn sửa đổi các thói quen xấu của mình. Cũng có lúc chúng ta bị lôi kéo thực hiện những hành vi sai trái, rồi giống như lũ côn trùng bị vướng vào mạng nhện, chúng ta bắt đầu vùng vẫy để thoát thân, nhưng càng cố gắng bao nhiêu, chúng ta lại càng bị quấn chặt bấy nhiêu. Một số người bỏ cuộc và phải chịu những xung đột tinh thần sâu sắc, nhưng một số khác biết cách nắm bắt và sử dụng nguồn sức mạnh của tiềm thức thông qua nhận thức.
Đó là những người chiến thắng.
Trên đây là 1 vài dòng trong quyển sách mà ISOCERT Academy muốn chia sẻ với các bạn: "TƯ DUY TÍCH CỰC TẠO THÀNH CÔNG"

Cuốn sách này sẽ cho bạn biết cách nắm bắt và sử dụng nguồn sức mạnh đó.

tư duy tích cực tạo thành công

Mạng nhện tinh thần

Không như loài côn trùng, chúng ta có thể tránh khỏi đám mạng nhện đó nhờ khả năng kiểm soát thái độ tinh thần của mình. Chúng ta có thể gỡ bỏ chúng và quét sạch ngay khi chúng vừa manh nha hình thành. Chúng ta cũng có thể tự giải thoát cho mình nếu lỡ sa vào lưới nhện, và chúng ta vẫn giữ được sự tự do của mình. Bạn có thể làm điều này bằng cách suy nghĩ chính xác với công cụ thái độ tích cực, mà suy nghĩ chính xác là một trong 17 nguyên tắc thành công được trình bày trong cuốn sách này.
Muốn suy nghĩ chính xác, bạn phải biết vận dụng lý trí. Khoa học về lý trí hay suy nghĩ chính xác được gọi là lô-gic học. Bạn có thể tìm hiểu lô-gic học qua những cuốn sách được viết riêng cho chủ đề này, chẳng hạn như: Nghệ Thuật Suy Nghĩ Mạch Lạc (The Art of Clear Thinking) của Rudolf Flesch; Thính Giả Say Mê Nhất của Bạn (Your Most Enchanted Listener) của Wendell Johnson; Dẫn Nhập về lô-gic(Introduction to Logic) của Irving Copi Nghệ Thuật Suy Nghĩ Đúng Đắn (The Art of Straight Thinking) của Edwin Leavitt Clarke. Những cuốn sách này rất hữu ích cho bạn.

Nhưng chúng ta không chỉ hành động dựa trên lý trí. Ngoài lý trí, con người còn hành động dựa trên những cảm nhận thông thường. Điều đó tùy thuộc vào thói quen suy nghĩ và hành động, trực giác, kinh nghiệm và nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như các xu hướng và môi trường. Một kiểu «mạng nhện» trong suy nghĩ của chúng ta là giả định cho rằng mọi người đều hành động dựa trên lý trí. Nhưng trong thực tế, mọi hành động có nhận thức của con người đều là hệ quả trực tiếp của những gì mà họ muốn làm. Mỗi người trong chúng ta đưa ra quyết định của riêng mình. Khi phân tích lý lẽ, chúng ta thường nêu ra những kết luận thuận theo sự thôi thúc từ bên trong của tiềm thức. Xu hướng này tồn tại trong đa số chúng ta – thậm chí cả với những nhà tư tưởng và triết gia vĩ đại nhất.

Cảm xúc và lý trí

Vào năm 31 trước Công nguyên, một triết gia Hy Lạp sống ở một thành phố gần vùng biển Aegean muốn đi Carthage. Vốn là bậc thầy về lô-gic nên ông phân tích rất kỹ các lý do để thực hiện chuyến đi và cả những lý do để phản bác ý định này. Với mỗi lý do giải thích tại sao nên đi, ông lại nhận thấy mình có rất nhiều lý do khuyên mình nên ở lại. Chẳng hạn, chắc chắn là ông sẽ bị say sóng, hay chiếc thuyền nhỏ đến mức chỉ cần một cơn gió nhẹ thổi qua thì ông cũng có thể mất mạng! Rồi nào là bọn cướp biển đang chực chờ ở Tripoli để tấn công các thương thuyền. Nếu thuyền của ông rơi vào tay chúng, ông sẽ bị lột sạch và có khi còn bị bán làm nô lệ. Sự thận trọng bảo ông không nên thực hiện chuyến đi này.

Nhưng ông đã lên đường. Tại sao? Vì ông muốn như vậy.
Cảm xúc và lý trí nên cân bằng với nhau trong cuộc sống của mỗi người. Không một yếu tố nào được tỏ ra vượt trội hơn. Do đó, thỉnh thoảng bạn nên làm những gì mình muốn, thay vì những gì lý trí mách bảo. Cũng giống như vị triết gia này, ông đã có một chuyến du hành thú vị và trở về nhà an toàn.

Socrates - một trong số những nhà tư tưởng lỗi lạc nhất của mọi thời đại - vẫn có những đám “mạng nhện” trong suy nghĩ.

Có phải bạn chỉ nhìn thấy khuyết điểm ở người khác?

Khi còn trẻ, ông yêu một cô gái xinh đẹp tên là Xanthippe. Socrates tuy không đẹp trai, nhưng lại có tài thuyết phục người khác. Socrates đã thành công trong việc chinh phục Xanthippe và cô đã đồng ý làm vợ ông.
Sau tuần trăng mật, cuộc sống hôn nhân của ông diễn ra không mấy suôn sẻ. Vợ Socrates bắt đầu nhìn thấy khiếm khuyết của chồng. Và ông cũng thế. Ông luôn muốn thể hiện cái tôi của mình. Ông là một người ích kỷ. Còn vợ ông cứ luôn miệng cằn nhằn. Socrates lập luận: “Mục tiêu của tôi là sống hòa hợp với mọi người. Tôi chọn Xanthippe vì biết rằng nếu có thể hòa hợp với cô ấy thì tôi cũng có thể sống tốt với bất kỳ ai”.
Ông đã nói như thế, nhưng hành động của ông đã đi ngược lại tinh thần đó. Có lẽ ông chỉ cố gắng sống hòa hợp với một số ít người mà thôi. Lẽ ra, Socrates phải tìm hiểu và tạo ảnh hưởng tích cực đối với vợ mình, thông qua thái độ quan tâm và tình yêu như khi ông thuyết phục bà lấy ông thuở ban đầu. Ông không nhìn thấy những khuyết điểm lớn của chính bản thân, nhưng lại nhìn thấy những khuyết điểm rất nhỏ ở Xanthippe.
Socrates và vợ cũng giống như bao cặp vợ chồng khác trong thời đại ngày nay. Sau khi kết hôn, họ bắt đầu thờ ơ với nhau, không còn muốn chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ và tình yêu họ dành cho nhau cũng giảm dần. Họ không tiếp tục phát huy những tính cách và thái độ tinh thần đã giúp họ hạnh phúc trong thời gian tìm hiểu nhau trước đó. Rõ ràng là cả Socrates lẫn Xanthippe đã không đọc cuốn sách này. Nếu có thì hẳn họ đã biết cách truyền cảm hứng cho nhau để có cuộc sống gia đình hạnh phúc. Lẽ ra họ phải nhìn thấy khuyết điểm lớn của bản thân thay vì cứ nhìn vào những khuyết điểm nhỏ của người kia. Bạn biết rồi đấy, nếu hiểu rõ nguyên nhân của một vấn đề thì chúng ta hoàn toàn có thể tránh vấp phải vấn đề đó, hoặc chí ít cũng có thể tìm thấy giải pháp nếu phải đối mặt với nó.

Thái độ tích cực

Một anh bạn từng tham gia khóa học Thái độ tích cực của chúng tôi. Ngay buổi đầu tiên, người hướng dẫn hỏi anh:
“Tại sao anh quyết định tham gia khóa học này?”.
“Vì hạnh phúc của vợ tôi!” - Anh đáp.

Rất nhiều học viên đã bật cười, nhưng người hướng dẫn thì không. Ông biết có rất nhiều gia đình không hạnh phúc khi người chồng hay vợ chỉ nhìn thấy khiếm khuyết của người kia, nhưng lại không nhìn thấy khiếm khuyết của bản thân. Và anh ấy đã tìm lại được hạnh phúc cho gia đình mình. Bốn tuần sau đó, trong một lần hẹn gặp riêng người học viên nọ, người hướng dẫn đã hỏi anh:

“Anh giải quyết khó khăn của mình đến đâu rồi?”.
“Tôi đã giải quyết xong!”
“Thật tuyệt! Anh làm thế nào?”
“Tôi đã học được một điều: Khi đối mặt với khó khăn từ việc hiểu lầm người khác, tôi sẽ phải bắt đầu từ chính bản thân mình. Khi phân tích thái độ của mình, tôi bỗng nhận thấy tôi đang mang một thái độ tiêu cực. Xét cho cùng thì khó khăn mà tôi đang gặp phải không liên quan gì đến vợ tôi, mà tất cả đều bắt nguồn từ tôi! Thế là bỗng nhiên chẳng còn vướng mắc nào giữa tôi và cô ấy nữa!”

Tư duy tích cực tạo thành công

Hạnh phúc của chúng ta bị rất nhiều tấm “mạng nhện” làm nhiễu loạn, và trớ trêu thay, tấm mạng nhện gây cản trở lớn nhất lại chính là công cụ của suy nghĩ: lời nói. Lời nói là biểu tượng, như S. I. Hayakawa từng viết trong cuốn sách của ông. Biểu tượng bằng lời nói có thể đại diện cho một tổ hợp ý kiến, khái niệm và những trải nghiệm khác nhau. Ngoài ra, khi tiếp tục đọc cuốn sách này, bạn sẽ nhận ra rằng tiềm thức luôn kết nối với nhận thức thông qua các biểu tượng.

Thông qua lời nói, bạn có thể gợi ý cho người khác hành động. Khi nói với ai đó rằng: “Bạn có thể!” thì đây được xem là lời gợi ý. Khi nói với bản thân rằng: “Mình có thể!” thì đây được xem là những lời tự động viên. Những chân lý này đã được trình bày tinh tế trong "TƯ DUY TÍCH CỰC TẠO THÀNH CÔNG". Nhưng trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu một chút về môn ngữ nghĩa học. Hayakawa là một chuyên gia thực thụ trong lĩnh vực này. Ông cho rằng việc hiểu rõ lời nói của người đối diện, hay thậm chí của chính mình, là một yếu tố hết sức quan trọng để có những suy nghĩ chính xác. Nhưng chúng ta làm điều đó như thế nào? Hãy bắt đầu từ việc hai bên thật sự hiểu ý nhau.
 

Các bạn có thể tải full sách tại đâyhttps://tinz.xyz/nS1u

Ngày cập nhật: 05-10-2021

icon zalo
ajax-loader