Nửa đầu năm 2021, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức độ vững chắc với các chỉ số kinh tế vĩ mô duy trì tính lạc quan và ổn định. Tuy nhiên, đứng trước làn sóng thứ IV của Đại dịch COVID-19 và sự ảnh hưởng của biến thể Delta khiến tình hình chung trong và ngoài nước trở nên hết sức phức tạp, diễn biến khôn lường.
Phương châm “chống dịch như chống giặc” của nhà nước được triển khai quyết liệt hơn bao giờ hết. Là một trong những ngành kinh tế quan trọng, Thực phẩm - Đồ uống (F&B) cũng gánh chịu những tác động không mong muốn, nhiều doanh nghiệp trong ngành đứng trước bài toán sống còn. Bức tranh toàn cảnh của ngành có thể nói nhuốm màu ảm đạm bởi COVID-19.
Những khó khăn lớn nhất mà ngành Thực phẩm - Đồ uống đang phải đối mặt đó là: các vấn đề liên quan đến logistics và phân phối; việc đảm bảo an toàn y tế và lao động tại nơi làm việc; đứt gãy nguồn lao động, nguyên vật liệu và cả chuỗi cung ứng.
Để giải quyết những vấn đề này, Chính phủ đã ban hành những chính sách và quy định mới cấp thiết, đảm bảo cho doanh nghiệp có điều kiện và cơ hội để trở mình, phục hồi chuỗi giá trị, tái kết nối với người tiêu dùng, nhất là trong thời điểm ngành F&B bước vào giai đoạn cấp tốc chuẩn bị cho Tết Nhâm Dần 2022 tới đây.
Sau đại dịch, mọi người đều có ý thức chăm sóc sức khoẻ bản thân nhiều hơn, quan tâm đến những thực phẩm lành mạnh, tăng cường sức đề kháng (đồ ăn healthy, thực phẩm chay lựa chọn, thực phẩm chức năng...); các sản phẩm giúp cho việc nấu ăn trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn (sốt ướp sẵn, các loại trà/thức uống thanh nhiệt, giải độc...); cũng như các sản phẩm đóng gói, ăn liền nhằm đáp ứng nhu cầu tích trữ lương thực của người dân. Hành vi của người tiêu dùng đã biến đổi do tâm lý lo sợ lây lan dịch bệnh, từ hình thức mua sắm trực tiếp sang mua sắm đa kênh, mua sắm trực tuyến.
Do đó, doanh nghiệp cần cung cấp những bằng chứng chứng minh CHẤT LƯỢNG của sản phẩm mình một cách toàn diện và công khai để tiếp cận dễ dàng hơn với người tiêu dùng.
>>> Xem thêm: Khái niệm chất lượng là gì? Ví dụ cụ thể của nó
Các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, thực phẩm thiết yếu, đồ uống và hàng hóa tiêu dùng cần gấp rút thực hiện các phương án mang tính chiến lược để hấp dẫn, thu hút khách hàng, bởi Tết dương lịch chỉ cách Tết âm lịch đúng 1 tháng, người tiêu dùng hiện nay sẽ có xu thế mua sắm liền mạch, tiết kiệm thời gian.
Với sứ mệnh nâng cao chất lượng sản phẩm vì lợi ích quốc gia, ISOCERT đã luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp trên cả nước nói chung và doanh nghiệp trong ngành F&B nói riêng kể từ khi Đại dịch mới xuất hiện ở nước ta. Giải pháp chúng tôi cung cấp không chỉ giúp doanh nghiệp phục hồi nền kinh tế, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh trong Đại dịch mà còn đưa các doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững trong tương lai bất ổn và đầy biến động không thể lường trước. Trên quãng đường phát triển của doanh nghiệp, chúng tôi đóng vai trò là người bạn đồng hành, đối tác đáng tin cậy và cầu nối giữa các doanh nghiệp và thị trường.
Quản lý chất lượng sản phẩm theo ISO 9001; Quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000, HACCP, GMP, FSSC 22000; Quản lý kinh doanh liên tục trong đại dịch theo ISO 22301; Quản lý chuỗi cung ứng theo ISO 28000; Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại nơi làm việc theo ISO 45001 - là CHÌA KHÓA quyết định để giải quyết các bài toán của doanh nghiệp và là CON ĐƯỜNG BỀN VỮNG NHẤT để doanh nghiệp ngành F&B giành chiến thắng trên đường đua khốc liệt hiện nay.
Việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và đạt chứng nhận từ ISOCERT là cách doanh nghiệp:
- khẳng định tên tuổi và thương hiệu của mình trên thị trường
- nổi bật so với đối thủ cạnh tranh
- tiếp cận các thị trường mới, phá bỏ rào cản kỹ thuật hướng tới xuất khẩu các mặt hàng thành công ra nước ngoài
- nối liền chuỗi cung ứng đứt gãy
- đáp ứng các yêu cầu trong nước và quốc tế
ISOCERT - KẾT NỐI DOANH NGHIỆP VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG
> Khám phá thêm lý do để làm việc với ISOCERT >
Hotline: 0976389199 hoặc tổng đài: 1900 636 538
Email: contacts@isocert.org.vn >
Ngày cập nhật: 09-12-2021