VĂN HÓA CHẤT LƯỢNG, CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN THỊNH VƯỢNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

VĂN HÓA CHẤT LƯỢNG, CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN THỊNH VƯỢNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Admin 01/01/1970

Ths Vũ Nguyên Thịnh, ISOCERT

Ở hầu hết các ngành công nghiệp, chất lượng luôn là điều quan trọng. Các công nghệ mới cho phép khách hàng tìm kiếm và so sánh vô số sản phẩm từ khắp nơi trên thế giới. Người mua hàng có thể nhấp để tìm dữ liệu khách quan do các chuyên gia tại các tổ chức như Consumer Reports và J.D.Power biên soạn và truy cập trực tuyến để đọc các đánh giá do người dùng tạo nên tại các trang web khác nhau, điển hình tại các trang web bán hàng online nổi tiếng thế giới, như Amazon.com, Ebay.com, Alibaba.com, BestBuy.com,… . Cùng với nhau, các nguồn này cung cấp một hệ thống cảnh báo sớm để cảnh báo công chúng về các vấn đề chất lượng. Và khi khách hàng không vui vẻ với một sản phẩm hoặc dịch vụ nào, họ có thể sử dụng mạng xã hội trực tuyến để thể hiện sự không hài lòng của mình.

Hình ảnh: Minh họa văn hóa chất lượng

Các nghiên cứu chỉ ra rằng 26% lượng khách hàng nói rằng họ đã sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để bày tỏ sự bất bình về một công ty và sản phẩm của họ. Và vấn đề này không bị giới hạn bởi không gian người dùng – 75% khách hàng trong các giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp (B2B) nói rằng họ dựa vào truyền miệng, bao gồm cả phương tiện truyền thông xã hội, khi đưa ra quyết định mua hàng. Do đó, các doanh nghiệp làm thế nào để sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ đúng như cam kết và tạo ra lợi thế cạnh tranh về chất lượng là một sự đòi hỏi từ thực tiễn. Trong tiêu chuẩn ISO 9001:2015 khi nhắc tới việc xác định bối cảnh của tổ chức có đề cập với văn hóa chất lượng (chú thích 3, điều khoản 4.1, TCVN ISO 9001:2015).

Văn hóa chất lượng (Quality culture) là gì?

Vậy văn hóa chất lượng (Quality culture) là gì? Có rất nhiều cách nhìn nhận về Văn hóa chất lượng đã được một số tác giả trên thế giới định nghĩa như sau:

Văn hóa chất lượng là mức độ nhận thức, cam kết, thái độ thương lượng và hành vi của tổ chức đối với mức chất lượng. Theo quan điểm của Jon Speer thì một nền văn hóa chất lượng thật sự là môi trường mà tất cả các thành viên thật lòng chú trọng đến chất lượng công việc của họ, và đưa ra quyết định dựa trên mức độ chất lượng đạt được (By Jon Speer, July 28, 2019 , in True Quality and Quality Management System (QMS) and MedTech Business, ….

Theo quan điểm của tác giả, trong bài viết này xin được mượn định nghĩa Văn hóa nói chung được UNESCO đưa ra Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin để hiểu về Văn hóa chất lượng trong các doanh nghiệp như sau:

Văn hóa chất lượng là tập hợp những đặc trưng của cộng đồng người trong doanh nghiệp về hệ thống giá trị, phong cách, niềm tin và hành vi ứng xử với chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức đó cung cấp nhằm phân biệt, tạo dựng sự khác biệt, đặc biệt và duy nhất về đặc tính chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đó cung cấp.

Hình ảnh: Minh họa văn hóa chất lượng

Các yếu tố hình thành văn hóa chất lượng?

            Đầu tiên, không phải là tiền đâu! Mà là cam kết sự nhất quán của lãnh đạo về chất lượng, đây là một yếu tố rất quan trọng đối với thực hành xây dựng văn hóa chất lượng trong tổ chức. Bởi lẽ, ngay cả khi lãnh đạo cao nhất có ý niệm tốt nhất về chất lượng sản phẩm, dịch vụ do tổ chức mình lãnh đạo cung cấp cũng có những khoảng cách rất lớn giữa ý niệm và việc thực thi. Kết quả là, nhân viên ở các cấp có sự nhận thức khác nhau, nhiều thông tin trái chiều, làm giảm niềm tin và gây nghi ngờ rằng chất lượng có thực sự quan trọng.

            Thứ hai, lựa chọn phân khúc khách hàng và tập trung vào việc phụng sự khách hàng với mức chất lượng cao nhất trong phân khúc. Ở đây chúng ta cần phải phân biệt phân khúc khách hàng, và phải đi trả lời những câu hỏi như họ là ai, họ mong muốn gì từ sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp và khả năng họ có thể chi trả, từ đó mà chúng ta đưa ra mức độ chất lượng phù hợp với đối tượng khách hàng đó. Một ví dụ điển hình như, Iphone hướng tới phân khúc khách hàng cao cấp, thì sản phẩm của họ phải có mức chất lượng cao để phù hợp với nhu cầu và mong đợi của nhóm đối tượng khách hàng đó, còn sản phẩm điện thoại sử dụng hệ điều hành Adroid cũng được thiết kế với rất nhiều cấu hình khác nhau (mức chất lượng khác nhau) để phục vụ những đối tượng khác nhau

            Thứ ba, tuân thủ các yêu cầu của pháp luật liên quan đến loại hình sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức cung cấp. Các doanh nghiệp luôn luôn phải cập nhật, đáp ứng các yêu cầu của chế định và luật định đối với chất lượng mà sản phẩm, dịch vụ được cung cấp bởi tổ chức, ví như khi chúng ta sản xuất, cung ứng sản phẩm tại Việt Nam thì phải đáp ứng quy định của pháp luật Việt Nam hoặc khi chúng ta cung ứng sản phẩm, dịch vụ đi các nước thì pháp luật, thông lệ của họ có khác ta, thì phải nghiên cứu kỹ các yêu cầu quy định, vì có nhiều quốc gia đòi hỏi nghiêm ngặt như Liên minh Châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Nhật Bản…

            Thứ tư, lựa chọn và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 với mức độ thành thục cao. Việc áp dụng này phải được coi như là một quyết định chiến lược của tổ chức trong việc cam kết mức độ ổn định chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp và ngày càng nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng. Đồng thời, phải tích hợp vào hệ thống quản lý kinh doanh chung của tổ chức.

            Thứ 5, đảm bảo truyền đạt thông điệp chất lượng một cách chính xác và khuyến khích mọi người trong tổ chức sáng tạo chất lượng. Tất cả những đột phá sáng tạo về chất lượng đều bắt nguồn từ con người, do đó lãnh đạo cao nhất và các cấp quản lý phải luôn duy trì kênh kết nối đảm bảo sự thông suốt về thông điệp chất lượng trong toàn tổ chức, để đảm bảo rằng các thông điệp chất lượng được thấu hiểu trong toàn tổ chức và xây dựng môi trường làm việc thuận lợi thúc đẩy sự cải tiến liên tục, đổi mới sáng tạo về chất lượng.

            Thứ sáu, xác định xây dựng văn hóa chất lượng là con đường lâu dài, không có điểm khởi đầu và kết thúc. Tại sao lại không có điểm khởi đầu và kết thúc, bởi lẽ văn hóa chất lượng không phải nói là thành mà nó là diễn ra từng giờ, từng phút, thậm chí là từng ý niệm của mọi người trong tổ chức được thực thi trong thực tế quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp, lâu dần sẽ định hình trở thành văn hóa chất lượng, văn hóa đó sẽ là cơ sở để phân biệt chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức đó cung cấp so với sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức khác cung cấp.

Hình ảnh: Minh họa văn hóa chất lượng

Tại sao văn hóa chất lượng lại là con đường thịnh vượng cho các doanh nghiệp Việt Nam?

            Vậy một câu hỏi được đặt ra, tại sao văn hóa chất lượng lại là con đường thịnh vượng cho các doanh nghiệp Việt Nam?

Để trả lời cho câu hỏi này, trước tiên chúng ta cần hiểu thịnh vượng là gì? Và hãy điểm qua một số công ty làm ăn thịnh vượng nhờ văn hóa chất lượng.  Thịnh vượng là một khái niệm chứa đựng đầy đủ các yếu tố, đó là sự bùng nổ về mặt vật chất, sự hoàn mỹ nội tại về mặt tinh thần cộng với những ảnh hưởng của cả vật chất, tinh thần của mình đến những người xung quanh hay những cộng đồng lân cận. Qua khái niệm này có thể hiểu: Doanh nghiệp thịnh vượng là doanh nghiệp phải có sự tích lũy đủ đầy về vật chất, có đời sống chất lượng và có trách nhiệm xã hội. Nhưng văn hóa chất lượng đóng góp gì vào việc tạo thịnh vượng này?

Chúng ta có thể nghiên cứu các mô hình sản xuất, cung ứng dịch vụ đến từ những tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới để trả lời cho câu hỏi này. Ví dụ, đối với  Apple thì tất cả sản phẩm, dịch vụ trong hệ sinh thái họ cung cấp đều phải là sản phẩm khác biệt nhất, chất lượng phải tuyệt vời nhất, hay đối với SAMSUNG, sau khi Cố chủ tịch tập đoàn Lee Kun Hee lên lãnh đạo đã có sự thay đổi lớn về chất lượng, sản phẩm cung cấp, và giờ đây SAMSUNG là một trong những tập đoàn hàng đầu, có ảnh hưởng trên toàn cầu và văn hóa chất lượng thực sự không thể coi nhẹ ở tập đoàn này… Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, văn hóa chất lượng là yếu tố then chốt để cải tiến chất lượng tận gốc, tránh các lỗi sản phẩm lặp đi lặp lại, giảm các lãng phí trong quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ.

Hình ảnh: Minh họa văn hóa chất lượng

Trên thế giới có nhiều nghiên cứu sâu sắc về văn hóa chất lượng. Theo bài viết  Kiến tạo văn hóa chất lượng (Creating a Culture of Quality) của Ashwin Srinivasan và Bryan Kurey đăng trên Tạp chí Harvard Bussiness Review. tháng 4/2014 có nêu kết quả một số cuộc khảo sát.  Theo đó, chỉ có một số lượng ít nhân viên được khảo sát nói rằng công ty của họ đã thành công trong việc biến chất lượng trở thành giá trị cốt lõi. Khoảng 60% cho biết họ làm việc trong một môi trường không có văn hóa về chất lượng, đặc biệt là khi có những đồng nghiệp “vượt lên trên và vượt xa hơn”. Những công ty như vậy đang bỏ lỡ những lợi ích đáng kể. Trong khảo sát, các công ty được phân thành 4 nhóm theo chất lượng từ dưới cùng/ thấp nhất đến trên cùng/ cao nhất (ngũ vị phân). 

Những nhân viên thuộc công ty nhóm trên cùng về chất lượng cho biết họ đã giải quyết ít bị sai lỗi hơn 46% trong công việc hàng ngày so với những nhân viên ở các công ty thuộc nhóm dưới cùng về chất lượng. Trong các cuộc khảo sát, các nhân viên báo cáo rằng trung bình phải mất hai giờ để sửa chữa một sai lỗi. Giả sử mức lương theo giờ là 42,55 đô la (mức trung bình cho các công ty khách hàng của CEB- một công ty của Garner ), công ty thuộc nhóm dưới cùng về chất lượng với 26.300 nhân viên (số người trung bình) chi gần 774 triệu đô la mỗi năm để giải quyết sai lỗi, mà nhiều sai lỗi trong số đó có thể phòng ngừa được. Số này cao hơn 350 triệu đô la so với công ty ở nhóm trên cùng về chất lượng.

Hình ảnh: Minh họa văn hóa chất lượng

Mặc dù các số liệu sẽ khác nhau tùy theo ngành và công ty, nhưng đây như là một quy luật / thước đo chung: Đối với mỗi 5.000 nhân viên, việc dịch chuyển từ nhóm chất lượng dưới cùng lên nhóm trên cùng  sẽ giúp công ty tiết kiệm được 67 triệu đô la mỗi năm. Kết thúc bài viết, cũng xin phép được mượn lời “Chất lượng tạo Thịnh Vượng” trong logo của Tổng cục Tiêu Chuẩn Đo lường Chất lượng để khẳng định rằng, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm có chất lượng, xây dựng được văn hóa chất lượng chắc chắn sẽ có thịnh vượng.

> Xem thêm bài viết: Văn hóa chất lượng và phép đo của nó >

Bài viết liên quan

Cách đơn giản để gia tăng chất lượng sản phẩm

Nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những điều quan trọng nhất để đạt được tăng trưởng doanh số bán hàng và lợi nhuận trong dài hạn nhờ vào việc đạt được sự hài lòng của khách hàng và người tiêu dùng.

Lợi ích đích thực từ việc chứng nhận ISO

Những lợi ích mà chứng nhận hệ thống quản lý ISO (chứng nhận ISO) đem lại là gì? Và liệu nó có thật sự hữu ích cho công ty/doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu trong bài dưới đây.

Công bố hợp quy vật liệu xây dựng - Đưa vật liệu xây dựng sản xuất, nhập khẩu vào thị trường Việt Nam

Như thông tin đã biết, sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra thị trường cần phải đạt yêu cầu về tiêu chuẩn (công bố hợp chuẩn/ công bố hợp quy sản phẩm) theo quy định của pháp luật. Điều này cũng là bắt buộc đối với loại hàng hóa vật liệu xây dựng.

Công bố hợp chuẩn: Hồ sơ và thủ tục chi tiết

Đứng trước những yêu cầu ngàng càng gắt gao của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hàng hóa bắt buộc phải có những bước chuyển mình để đáp ứng được nhu cầu, mong đợi của người tiêu dùng. Trong đó, Chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường hiện nay là vấn đề cốt lõi. Sản phẩm, hàng hóa trước khi được đưa ra lưu thông trên thị trường, bên cạnh các quy định pháp luật về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, nhãn mác hàng hóa,... thì việc thực hiện công bố cũng nằm trong các yêu cầu về đảm bảo chất lượng. Việc thực hiện công bố phù hợp tiêu chuẩn áp dụng (công bố hợp chuẩn) đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cho người tiêu dùng và cả các cơ quan quản lý, chức năng.  Cùng ISOCERT tìm hiểu thêm về Công bố hợp chuẩn và các bước thực hiện để giúp doanh nghiệp công bố dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Hiệu lực của bản tự công bố sản phẩm là bao lâu?

Trong xã hội hiện đại, việc đa dạng hóa các sản phẩm nhằm mở rộng thị trường kinh doanh là điều mà mọi doanh nghiệp hướng tới để phát triển và phát triển bền vững. Số lượng hàng hóa, sản phẩm tăng nhanh chóng mặt cũng đồng thời phải song hành với chất lượng của chúng được đảm bảo và cải tiến không ngừng nghỉ. Bởi lẽ người tiêu dùng là trung tâm cốt lõi của môi trường kinh doanh. Và thực tế là tất cả chúng ta đều mong muốn được trải nghiệm và sử dụng những sản phẩm tốt nhất và hơn thế nữa.

Tin tức và Sự kiện liên quan

Tổng Kết Chương Trình Đào Tạo Năng Lực Quản Lý Trong Ngành Sản Xuất

Chương trình đào tạo năng lực quản lý trong ngành sản xuất do ISOCERT tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia và hưởng ứng của hơn 100 anh/chị quản lý của các doanh nghiệp

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001:2015 Tại Công Ty Cổ Phần Phụ Gia PVC Xanh

Buổi đánh giá giúp Công ty CP Phụ Gia PVC Xanh thiết lập hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, xây dựng nền tảng cho việc đạt chứng nhận sau này

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001 Tại Công Ty Cổ Phần Starpoly

Thực hiện đánh giá ISO 9001 là bước tiến quan trọng, giúp Công ty Cổ phần Starpoly thành công hơn trong tương lai

Thông báo chuyển đổi ISO 22003-1:2022, thay thế ISO/TS 22003:2013

Chuyển đổi từ tiêu chuẩn ISO/TS 22003:2013 sang ISO 22003-1:2023 sẽ có tác động đến khách hàng làm chứng nhận ISO 22000, HACCP

Những điều cần lưu ý đối với khách hàng được chứng nhận ISO của ISOCERT

Thông báo về hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận trong văn bản tài liệu, quảng bá, bao bì sản phẩm; Đánh giá giám sát và duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận.

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

Bài viết liên quan

Cách đơn giản để gia tăng chất lượng sản phẩm

Nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những điều quan trọng nhất để đạt được tăng trưởng doanh số bán hàng và lợi nhuận trong dài hạn nhờ vào việc đạt được sự hài lòng của khách hàng và người tiêu dùng.

Lợi ích đích thực từ việc chứng nhận ISO

Những lợi ích mà chứng nhận hệ thống quản lý ISO (chứng nhận ISO) đem lại là gì? Và liệu nó có thật sự hữu ích cho công ty/doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu trong bài dưới đây.

Công bố hợp quy vật liệu xây dựng - Đưa vật liệu xây dựng sản xuất, nhập khẩu vào thị trường Việt Nam

Như thông tin đã biết, sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra thị trường cần phải đạt yêu cầu về tiêu chuẩn (công bố hợp chuẩn/ công bố hợp quy sản phẩm) theo quy định của pháp luật. Điều này cũng là bắt buộc đối với loại hàng hóa vật liệu xây dựng.

Công bố hợp chuẩn: Hồ sơ và thủ tục chi tiết

Đứng trước những yêu cầu ngàng càng gắt gao của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hàng hóa bắt buộc phải có những bước chuyển mình để đáp ứng được nhu cầu, mong đợi của người tiêu dùng. Trong đó, Chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường hiện nay là vấn đề cốt lõi. Sản phẩm, hàng hóa trước khi được đưa ra lưu thông trên thị trường, bên cạnh các quy định pháp luật về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, nhãn mác hàng hóa,... thì việc thực hiện công bố cũng nằm trong các yêu cầu về đảm bảo chất lượng. Việc thực hiện công bố phù hợp tiêu chuẩn áp dụng (công bố hợp chuẩn) đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cho người tiêu dùng và cả các cơ quan quản lý, chức năng.  Cùng ISOCERT tìm hiểu thêm về Công bố hợp chuẩn và các bước thực hiện để giúp doanh nghiệp công bố dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Hiệu lực của bản tự công bố sản phẩm là bao lâu?

Trong xã hội hiện đại, việc đa dạng hóa các sản phẩm nhằm mở rộng thị trường kinh doanh là điều mà mọi doanh nghiệp hướng tới để phát triển và phát triển bền vững. Số lượng hàng hóa, sản phẩm tăng nhanh chóng mặt cũng đồng thời phải song hành với chất lượng của chúng được đảm bảo và cải tiến không ngừng nghỉ. Bởi lẽ người tiêu dùng là trung tâm cốt lõi của môi trường kinh doanh. Và thực tế là tất cả chúng ta đều mong muốn được trải nghiệm và sử dụng những sản phẩm tốt nhất và hơn thế nữa.

Tin tức và Sự kiện liên quan

Tổng Kết Chương Trình Đào Tạo Năng Lực Quản Lý Trong Ngành Sản Xuất

Chương trình đào tạo năng lực quản lý trong ngành sản xuất do ISOCERT tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia và hưởng ứng của hơn 100 anh/chị quản lý của các doanh nghiệp

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001:2015 Tại Công Ty Cổ Phần Phụ Gia PVC Xanh

Buổi đánh giá giúp Công ty CP Phụ Gia PVC Xanh thiết lập hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, xây dựng nền tảng cho việc đạt chứng nhận sau này

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001 Tại Công Ty Cổ Phần Starpoly

Thực hiện đánh giá ISO 9001 là bước tiến quan trọng, giúp Công ty Cổ phần Starpoly thành công hơn trong tương lai

Thông báo chuyển đổi ISO 22003-1:2022, thay thế ISO/TS 22003:2013

Chuyển đổi từ tiêu chuẩn ISO/TS 22003:2013 sang ISO 22003-1:2023 sẽ có tác động đến khách hàng làm chứng nhận ISO 22000, HACCP

Những điều cần lưu ý đối với khách hàng được chứng nhận ISO của ISOCERT

Thông báo về hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận trong văn bản tài liệu, quảng bá, bao bì sản phẩm; Đánh giá giám sát và duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận.

0
0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo