Bài viết này cung cấp cho Quý doanh nghiệp quan tâm tới các vấn đề về công bố lưu hành sản phẩm rượu những thông tin hữu ích cần thiết.
Tác hại của rượu bia nói riêng và các chất kích thích nói chung đã không còn quá xa lạ trong nhận thức của mỗi người dân. Vậy nhưng, vì rất nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan mà hàng năm tỷ lệ tai nạn do rượu, bia gây ra và các trường hợp ngộ độc rượu dẫn đến tử vong vẫn còn con tại nước ta. Một trong những nguyên nhân chính của vấn đề này chính là tình trạng rượu, bia không rõ xuất xứ, nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định lưu hành trái phép trên thị trường.
Việc công bố thực phẩm không chỉ có ý nghĩa đơn thuần là giúp cơ quan chức năng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng mà còn đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều cơ hội mới. Công bố chất lượng sản phẩm rượu chính là bước đầu tiên giúp doanh nghiệp đặt nền móng, đặt dấu chân đầu tiên vững chắc để tiếp cận thị trường.
Trong thế giới ngày càng phát triển và yêu cầu ngày một nhiều hơn nữa về chất lượng sản phẩm như hiện nay, việc đảm bảo chất lượng trong chuỗi cung ứng tạo ra giá trị bền vững và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp chính là chìa khóa để thành công.
Ảnh minh họa
Điều kiện tiên quyết đối với các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phân phối rượu trên thị trường bắt buộc phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (chứng nhận ISO 22000/ HACCP/ GMP) tại nơi sản xuất, chế biến rượu và Giấy phép đăng ký kinh doanh có ngành nghề sản xuất kinh doanh mặt hàng rượu và có trụ sở được hoạt động.
Sau đây là các thành phần hồ sơ và quy trình cần nắm rõ và chuẩn bị đầy đủ mà ISOCERT cung cấp để hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình công bố sản phẩm rượu tại nước ta:
Nghị định 15/2018/NĐ-CP đã quy định: đối với sản phẩm rượu thì các tổ chức, cá nhân cần làm thủ tục tự công bố tiêu chuẩn chất lượng. Các loại sản phẩm rượu xuất khẩu và rượu nhập khẩu đều có cách thức thực hiện giống nhau nhưng có khác biệt về một số thành phần hồ sơ. Cụ thể như sau:
Đối với sản phẩm rượu sản xuất trong nước
► Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
► Bản tiêu chuẩn cơ sở do thương nhân ban hành
► Phiếu kết quả kiểm nghiệm do Phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định
► Thông tin chi tiết về sản phẩm
► Nhãn, nhãn phụ hoặc dự thảo nội dung ghi nhãn sản phẩm
► Giấy Đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
► Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm (đối với đối tượng phải cấp) (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
► Kế hoạch giám sát định kỳ
► Mẫu nhãn sản phẩm
► Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương nếu có (Bản sao công chứng)
► Kế hoạch giám sát định kỳ.
Đối với sản phẩm rượu nhập khẩu
► Bản tự công bố chất lượng rượu nhập khẩu theo Mẫu số 1 quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP
► Phiếu kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng với đầy đủ các chỉ tiêu kiểm nghiệm theo quy định
► Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế được cấp bởi cơ quan nhà nước sản xuất ra sản phẩm
► Giấy chứng nhận kinh doanh có ngành nghề sản xuất/kinh doanh rượu
► Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
► Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩnISO 22000 hoặc HACCP hoặc tương đương của công ty sản xuất ra sản phẩm rượu
► Mẫu sản phẩm, mẫu nhãn sản phẩm hoặc nhãn phụ sản phẩm
► Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm
► Thông tin chi tiết về sản phẩm
► Kế hoạch giám sát định kỳ.
- Thời gian kiểm nghiệm hồ sơ: là 07 ngày làm việc.
- Thời gian hoàn tất bản công bố sản phẩm là 03 – 05 ngày làm việc.
– Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt; và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
– Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm; xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
– Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì chỉ cần nôp hồ sơ tại một cơ quan nhà nước. Các lần tự công bố sau đó sẽ nộp tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
– Ngoài ra, đối với sản phẩm rượu nhập khẩu, trong hồ sơ thông quan thường phải có giấy phép bán buôn rượu do Bộ công thương cấp nhưng hồ sơ công bố sản phẩm thì không yêu cầu.
Song song với nhu cầu tiêu thụ rượu ngày càng cao ở nước ta, nhu cầu công bố chất lượng sản phẩm rượu theo đó cũng càng tăng nhanh. Với sứ mệnh nâng cao chất lượng sản phẩm quốc gia của mình, ISOCERT cung cấp các dịch vụ:
> Khám phá thêm lý do để làm việc với ISOCERT >
Bài viết trên cung cấp các thông tin đầy đủ và cần thiết cho doanh nghiệp về Hồ sơ, thủ tục công bố chất lượng sản phẩm rượu tại Việt Nam, áp dụng đối với cả rượu sản xuất trong nước và nhập khẩu. Hy vọng Quý doanh nghiệp đã nắm bắt được những nội dung cơ bản của quy trình này. Để biết thêm các thông tin chi tiết và được hỗ trợ tận tình nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline: 0976 389 199.
Ngày cập nhật: 22-09-2021