ISO 45001:2018 là một tiêu chuẩn quốc tế mới có tên gọi đầy đủ là “Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp”. Tiêu chuẩn này do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO ban hành vào ngày 12/03/2018 nhằm giúp doanh nghiệp thiết lập một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, giảm thiểu các nguy cơ rủi ro tại nơi làm việc, đồng thời cải tiến liên tục OH&S để bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người lao động.
Vậy chứng nhận ISO 45001 là gì? Chứng nhận ISO 45001 là việc một tổ chức chứng nhận (đánh giá bên thứ 3) đánh giá và xác nhận một doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001:2018.
Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu Giấy chứng nhận ISO 45001 là kết quả của quá trình đánh giá và chứng nhận khi doanh nghiệp đã áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 45001:2018. Đây cũng được xem là bằng chứng chứng minh doanh nghiệp có một hệ thống quản lý đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động.
Giấy chứng nhận ISO 45001 còn được gọi với cái tên khác là Chứng chỉ ISO 45001.
Với thực trạng tai nạn lao động hiện nay cũng như yêu cầu ngày càng cao và khắt khe của thị trường, việc đạt được giấy chứng nhận ISO 45001:2018 có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, đó không chỉ là đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp mà còn là an toàn và sức khỏe của người lao động, là mối quan tâm của toàn xã hội.
>>> Xem thêm về chứng nhận ISO 45001 là gì?
Dưới đây là một số lý do cơ bản:
Thông thường, quy trình cấp giấy chứng nhận ISO 45001 bao gồm các bước như sau:
Thông thường, thời gian các tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá chứng nhận là trong vòng 15 đến 30 ngày. Tuy nhiên, thời gian này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tùy theo năng lực cũng như điều kiện của mỗi tổ chức chứng nhận.
Bên cạnh đó, cũng có một số tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá ngay sau khi doanh nghiệp đủ điều kiện, ví dụ như tổ chức ISOCERT.
Hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 45001 cũng giống như những chứng nhận ISO khác (ISO 9001, ISO 14001…) là 3 năm kể từ ngày cấp chứng nhận (có ghi rõ trên giấy chứng nhận).
Tuy nhiên, để đảm bảo tính liên tục của hiệu lực giấy chứng nhận ISO 45001, trong thời hạn 3 năm đó, doanh nghiệp phải duy trì và áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018.
Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ với tần suất không quá 12 tháng/1 lần.
Hết 3 năm nếu vẫn muốn chứng nhận lại, tổ chức/doanh nghiệp đó cần đăng ký chứng nhận lại. Cuộc đánh giá chứng nhận lại được tiến hành như cuộc đánh giá chứng nhận ban đầu. Giấy chứng nhận ISO 45001 cấp lại cũng có hiệu lực là 3 năm.
Với mỗi doanh nghiệp khác nhau thì chi phí chứng nhận ISO 45001 cũng sẽ khác nhau bởi nó còn tùy thuộc vào quy mô, phạm vi, chi phí xây dựng áp dụng, chi phí đăng ký và chi phí nhân sự tham gia… Vì vậy, các doanh nghiệp nên hoạch định rõ các chi phí sao cho phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp mình. Đồng thời, nên lựa chọn những tổ chức chứng nhận vừa có chi phí hợp lý vừa đảm bảo được chất lượng và độ uy tín. Có như vậy, việc xây dựng và áp dụng ISO 45001 của doanh nghiệp mới đạt hiệu quả và mang lại lợi ích cao nhất.
>>> Tìm hiểu thêm về Các khóa đào tạo ISO 45001:2018 tại ISOCERT
Vui lòng liên hệ với chúng tôi
Hotline: 0976389199 hoặc tổng đài: 1900 636 538
Email: contacts@isocert.org.vn >
Ngày cập nhật: 28-12-2021