ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế mới về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Tiêu chuẩn này được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO ban hành vào ngày 12 tháng 3 năm 2018 với tên gọi đầy đủ là Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Tiêu chuẩn ISO 45001 được thiết lập nhằm giúp cho hàng ngàn tổ chức, doanh nghiệp cung cấp một nơi làm việc an toàn và lành mạnh cho người lao động, ngăn ngừa thương tích, tổn hại sức khỏe và bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp, đồng thời thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động OH&S.
ISO 45001:2018 là phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn này, nó chính thức thay thế cho OHSAS 18001. Vì vậy, các tổ chức, doanh nghiệp đã được chứng nhận OHSAS 18001 cần phải chuyển sang ISO 45001:2018 vào cuối tháng 3 năm 2021.
Kết quả của hoạt động chứng nhận ISO 45001 là giấy chứng nhận ISO 45001. Vậy chứng nhận ISO 45001 là gì?
Có thể hiểu một cách đơn giản, chứng nhận ISO 45001 là việc doanh nghiệp được một tổ chức chứng nhận (đánh giá bên thứ 3) đánh giá và cấp cho doanh nghiệp giấy chứng nhận ISO 45001:2018 khi doanh nghiệp áp dụng thành công hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001.
Với thực trạng tai nạn lao động hiện nay cũng như yêu cầu ngày càng cao và khắt khe của thị trường, việc đạt được chứng nhận ISO 45001:2018 có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, đó không chỉ là đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp mà còn là an toàn và sức khỏe của người lao động, là mối quan tâm của toàn xã hội.
Có rất nhiều tổ chức và cá nhân thắc mắc rằng: Doanh nghiệp chúng tôi có cần áp dụng và chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 45001 hay không? Nó có thực sự cần thiết?
Câu trả lời là: ISO 45001 dành cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới, không phân biệt quy mô, loại hình hay tính chất… Chỉ cần tổ chức của bạn có những người làm việc và có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của tổ chức thì việc áp dụng và đạt được chứng nhận ISO 45001 hoàn toàn cần thiết, nó sẽ mang lại lợi ích cho tổ chức của bạn.
Mục đích của hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001:2018 là cung cấp một môi trường làm việc đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động, loại bỏ các mối nguy hiểm và giảm thiểu các rủi ro về an toàn vệ sinh lao động. Vì vậy khi đạt được chứng nhận ISO 45001 cũng đồng nghĩa công ty/doanh nghiệp đã thực hiện được mục đích mà ISO 45001 đề ra và đây cũng là cam kết cho một hệ thống quản lý đảm bảo an toàn và sức khỏe của người lao động. Bên cạnh đó, việc đạt được chứng nhận ISO 45001 còn mang lại rất nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp, cụ thể như:
Để đạt được chứng nhận ISO 45001 thì các công ty cần trải qua rất nhiều bước từ tìm hiểu, xây dựng, áp dụng cho đến đăng ký và chứng nhận. Đồng thời, còn dựa vào rất nhiều yếu tố, điều kiện của công ty như quy mô, phạm vi, nhân công… Tuy các giai đoạn này không thực sự quá khó nhưng nó cũng không hề đơn giản. Vì vậy, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ các bước cụ thể giúp doanh nghiệp của bạn đạt được giấy chứng nhận ISO 45001:2018 một cách dễ dàng và thuận tiện nhất.
Bước 1: Cần tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO 45001
Việc tìm hiểu về tiêu chuẩn mà công ty mình chuẩn bị áp dụng có vai trò rất lớn. Nó giúp chúng ta đưa ra những định hướng hợp lý nhất cho hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của mình. Bên cạnh đó cần xác định mục tiêu và phạm vi áp dụng nhằm xây dựng kế hoạch thực hiện hệ thống OH&S có hiệu quả và đem lại lợi ích thiết thực nhất cho công ty.
Bước 2: Lập ban chỉ đạo ISO 45001:2018
Để điều hành thực hiện dự án một cách có hiệu quả nhất thì công ty nên lập ra một ban chỉ đạo ISO 45001, trong đó có đại diện lãnh đạo và đại diện của các bộ phận nằm trong phạm vi áp dụng hệ thống ISO 45001.
Bước 3: Đánh giá thực trạng hiện tại của công ty so với các yêu cầu của ISO 45001
Việc đánh giá này nhằm xem xét những yêu cầu nào mà công ty đã và chưa đáp ứng được, nếu đáp ứng được thì mức độ đến đâu và nếu chưa thì từ đó xây dựng kế hoạch để thực hiện. Sau quá trình này, công ty có thể xác định những điểm cần thay đổi, những điểm cần bổ sung để hoàn thiện hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đúng theo tiêu chuẩn ISO 45001 đề ra.
Bước 4: Lập văn bản hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo ISO 45001:2018
Ở bước này cần xây dựng và hoàn thiện tài liệu theo yêu cầu của tiêu chuẩn như: Sổ tay chất lượng, quy trình và thủ tục liên quan, xây dựng các hướng dẫn công việc…
Những công việc này tương đối tốn nhiều công sức và thời gian. Nếu công ty bạn không thể thực hiện chúng, tốt nhất bạn nên nhờ sự hỗ trợ của các đơn vị tư vấn uy tín và chuyên nghiệp.
Bước 5: Áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 45001
Ở bước này bao gồm những hoạt động như: đào tạo kiến thức cho nhân viên, hướng dẫn nhân viên thực hiện theo các quy trình, thủ tục đã được viết, phân tích rõ trách nhiệm của từng người theo đúng tài liệu, chức năng nhiệm vụ mà thủ tục đã mô tả, đồng thời tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ để có những hoạt động khắc phục kịp thời.
Bước 6: Đánh giá nội bộ
Mục đích của hoạt động này nhằm xem xét tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống. Chuyên gia đánh giá nội bộ của công ty sẽ thực hiện, đại diện các bộ phận được đánh giá.
Bước 7: Lựa chọn tổ chức chứng nhận và đăng ký chứng nhận
Công ty cần lựa chọn một tổ chức chứng nhận phù hợp với công ty mình để đem lại lợi ích thiết thực và cao nhất.
Bước 8: Đánh giá và cấp giấy chứng nhận ISO 45001:2018
Khi công ty bạn đã sẵn sàng, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá nhằm xem xét hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của bạn so với các yêu cầu của ISO 45001. Kết quả của quá trình đánh giá chứng nhận sẽ xảy ra 2 trường hợp:
Bước 9: Duy trì vận hành hệ thống và hiệu lực của giấy chứng nhận.
Trên đây là tổng hợp những thông tin quan trọng trả lời cho câu hỏi chứng nhận ISO 45001 là gì? Hy vọng sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích. Nếu có bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc nhu cầu đăng ký chứng nhận ISO 45001, hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline: 0976.389.199, ISOCERT sẽ hỗ trợ và giải đáp trong thời gian sớm nhất!
Vui lòng liên hệ với chúng tôi
Hotline: 0976389199 hoặc tổng đài: 1900 636 538
Email: contacts@isocert.org.vn >
Ngày cập nhật: 27-12-2021