Nông nghiệp

Hội nhập là xu thế tất yếu để phát triển đất nước. Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007, sau đó, hoàng loạt các Hiệp định kinh tế, thương mại được ký kết như TPP, EVFTA, FTA…. Cùng với đó, sự am hiểu về sản phẩm và dịch vụ của khách hàng đã được nâng cao. Đồng thời các yêu cầu về chất lượng cũng ngày càng chặt chẽ hơn. 

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Việt Nam phù hợp với việc phát triển nông nghiệp đa dạng với chất lượng cao. Theo các chuyên gia từ các lĩnh vực liên quan, Việt Nam được coi là "giỏ thực phẩm" của thế giới. Do đó, vấn đề đặt ra là làm sao để các sản phẩm nông sản Việt Nam có mặt tại các sạp trong siêu thị, chợ, trung tâm thương mại trên toàn cầu?

Áp dụng tiêu chuẩn trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng là điều kiện kiện để hàng hóa Việt Nam tiến bước trong quá trình phát triển hội nhập. “Rau hai luống, lợn hai chuồng” là lối suy nghĩ cũ của rất nhiều người sản xuất trước đây, nhưng khi áp dụng tiêu chuẩn và quá trình sản xuất, sơ chế các sản phẩm đã minh bạch thông tin, giúp người tiêu dùng yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm. Quá trình tiêu chuẩn hóa trong nông nghiệp đã giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn thông thái hơn trong việc sử dụng các sản phẩm an toàn từ nội địa. Ngày càng có nhiều sản phẩm an toàn được sản xuất ra đã giúp cho sức khỏe của cộng đồng được tốt hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thu, u bướu và nhiều căn bệnh nan y khác mà nhiều năm về trước ở Việt Nam chưa từng có. Việc tiêu chuẩn hóa trong nông nghiệp giúp các cơ quan quản lý nhà nước có thể truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nhanh hơn, dễ dàng hơn trong quá trình lưu thông. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi khi các khách hàng nước ngoài muốn nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của chúng ta.

Để dễ hình dung về việc tiêu chuẩn hóa trong nông nghiệp ISOCERT xin khái quát các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam liên quan đến sản xuất an toàn.


Tại sao chúng ta cần tiêu chuẩn cho nông nghiệp?

Nông nghiệp là trụ cột của cuộc sống, nuôi sống dân số thế giới và sản xuất những gì chúng ta cần để tồn tại và phát triển. Bền vững nông nghiệp đạt được thông qua việc sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp. Các tiêu chuẩn có thể là công cụ có giá trị để đưa điều này thành hiện thực bằng cách cung cấp hướng dẫn và thực hành tốt nhất cho máy móc, công cụ và Phương pháp canh tác. Các tiêu chuẩn cho nông nghiệp bao gồm tất cả các khía cạnh của nông nghiệp, từ hệ thống thủy lợi và định vị toàn cầu (GPS) cho nông nghiệp máy móc, phúc lợi động vật và quản lý trang trại bền vững.

Chúng giúp thúc đẩy các phương pháp canh tác hiệu quả mà vẫn đảm bảo mà mọi thứ trong chuỗi cung ứng - từ nông trại đến ngã ba - đáp ứng mức độ an toàn và chất lượng đầy đủ. Bằng cách thiết lập quốc tế các giải pháp thống nhất cho những thách thức toàn cầu, tiêu chuẩn ISO đối với nông nghiệp cũng thúc đẩy tính bền vững và lành mạnh quản lý môi trường góp phần vào một tương lai tốt đẹp hơn.

Xem thêm: Tiêu chuẩn mới nhất về Nông nghiệp >

Mới nhất

Ai là người phát triển các tiêu chuẩn cho Nông nghiệp?

Tiêu chuẩn Quốc tế

ISO - Uỷ ban kỹ thuật Hệ thống các tiêu chuẩn phổ biến nhất, được các quốc gia trên toàn thế giới tin tưởng và áp dụng có thể đến hệ thống các tiêu chuẩn ISO, do các Uỷ ban kỹ thuật thuộc Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế phát triển và ban hành. 

Các tiêu chuẩn ISO được phát triển bởi các nhóm chuyên gia trong các ủy ban kỹ thuật. Ủy ban kỹ thuật là được tạo thành từ các đại diện từ nền nông nghiệp,tổ chức phi chính phủ, đại diện chính phủ và các bên liên quan khác do các thành viên của ISO đưa ra. Mỗi Ủy ban kỹ thuật giải quyết một khía cạnh, khi nói đến uỷ ban nông nghiệp, sẽ có các uỷ ban và tiểu ban nhỏ thực hiện Tiêu chuẩn hóa cho máy kéo, máy móc, hệ thống, nông cụ và thiết bị của chúng được sử dụng trong nông nghiệp và lâm nghiệp cũng như làm vườn, cảnh quan, thủy lợi và các lĩnh vực liên quan khác mà các thiết bị đó được sử dụng, bao gồm các khía cạnh điện tử / điện và nhận dạng điện tử cũng như nhận dạng điện tử của tất cả các loại động vật.


Xem thêm: Các tiêu chuẩn - quy chuẩn trong lĩnh vực nông nghiệp >

Tiêu chuẩn - Quy chuẩn

BẢNG TỔNG HỢP TIÊU CHUẨN/QUY ĐỊNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP AN TOÀN CỦA VIỆT NAM

Căn cứ pháp lý

Nội dung

Phạm vi

chứng nhận/quy định riêng

Đối tượng áp dụng

Mục đích hướng tới

TCVN 11892-1:2017 ngày 15/09/2017. Áp dụng tháng 3/2018. Thay thế hoàn toàn phần trồng trọt trong tt48/2012 từ ngày 06/08/2016

VietGAP trồng trọt

(TCVN 11892-1:2017)

Rau và cây ăn trái

Các tổ chức cá nhân sản xuất, sơ chế sản phẩm trồng trọt dùng làm thực phẩm

1/ An toàn thực phẩm

2/ Sức khỏe người sản xuất và cộng đồng

3/ Bảo vệ môi trường

4/ Truy xuất nguồn gốc

Nấm, rau mầm, thủy canh

Chè

TT 48 /2012/TT-BNNPTNT ngày 26/9/2012. Quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

VietGAHP chăn nuôi

(QĐ 4653 ngày 10/11/2015 BNN-CN)

Heo (45 tiêu chí)

Các chủ trang trại, tổ chức, cá nhân chăn nuôi tại Việt Nam

1/ An toàn thực phẩm

2/ Sức khỏe người sản xuất và cộng đồng

3/ An toàn sức khỏe vật nuôi

4/ Bảo vệ môi trường

5/ Truy xuất nguồn gốc

Gà (31 tiêu chí)

Vịt, Ngan (36 tiêu chí)

Ong (31 tiêu chí)

Dê thịt (53 tiêu chí)

Dê sữa(64 tiêu chí)

Bò thịt (45 tiêu chí)

Bò sữa (64 tiêu chí)

VietGAP thủy sản

(Số 3824/QĐ-BNN-TCTS ngày 06 tháng 9 năm 2014)

Rô phi thương phẩm

(QĐ 1233 ngày 11/4/2016 BNN-TCTS)

Áp dụng cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước tham gia hoạt động nuôi trồng thủy sản (trừ cá cảnh)

1/ An toàn thực phẩm

2/ Sức khỏe người sản xuất và cộng đồng

3/ An toàn sức khỏe vật nuôi

4/ Bảo vệ môi trường

5/ Truy xuất nguồn gốc

Cá tra thương phẩm

(QĐ 4669 ngày 28/10/2014 BNN-TCTS)

Tôm chân trắng

(QĐ 4835 ngày 24/11/2015 BNN-TCTS)

 

Tiêu chuẩn Nông nghiệp

Trong tổng số hơn 21 500 Tiêu chuẩn quốc tế, ISO có hơn 1000 tiêu chuẩn liên quan đến nông nghiệp, với nhiều ngành đang phát triển. Chúng bao gồm các lĩnh vực sau đây.

1. Trồng trọt

2. Chăn nuôi

3. Thủy sản và nuôi trồng thủy sản

Giải pháp

Làm thế nào để áp dụng tiêu chuẩn vào sản xuất?. Đó là câu hỏi mà đa phần nhà sản xuất nào sau khi tìm hiểu tiêu chuẩn xong cũng luôn lo lắng và mông lung. Với kinh nghiệp nhiều năm đánh giá chứng nhận và đào tạo về tiêu chuẩn của ISOCERT, chúng tôi nhận thấy đa phần các nhà sản xuất thường áp dụng theo 07 bước sau để đạt hiệu quả cao nhất.

Bước 1: Khảo sát: 

Quá trình khảo sát sẽ giúp nhà sản xuất đánh giá được những điểm phù hợp và chưa phù hợp so với yêu cầu tiêu chuẩn về. Quá trình này thông thường do chuyên gia bên ngoài thực hiện sẽ khách quan và chính xác hơn.

Bước 2: Đào tạo nhận thức và yêu cầu liên quan:

Bước này giúp nhà sản xuất hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn, những yêu cầu của tiêu chuẩn. Giúp cho người quản lý giảm tải thời gian, công sức và tiết kiệm chi phí trong quá trình vận hành tại vùng sản xuất/vùng nuôi. Đồng thời giúp cho người trực tiếp sản xuất nắm bắt chính xác yêu cầu để làm đúng ngay từ đầu. Việc đào tạo có thể nội bộ hoặc chuyên gia bên ngoài am hiểu về tiêu chuẩn/quy định.

Bước 3: Đào tạo cách xây dựng quy trình, hồ sơ

Đây là bước giúp cụ thể hóa các yêu cầu của tiêu chuẩn thành các văn bản hướng dẫn, quy trình, quy định và biểu mẫu để chuẩn bị cho áp dụng vào thực tế. Quá trình xây dựng hồ sơ, quy trình càng rõ ràng, chi tiết, sát với thực tế sẽ giúp nhà sản xuất vận hành tốt hơn, tránh được nhiều rủi ro.

Bước 4: Nhà sản xuất xây dựng điều kiện phần cứng (kho phân, kho thuốc, nơi xử lý thuốc BVT….) và áp dụng theo dõi các biểu mẫu vào quá trình sản xuất.

Bước 5: Đào tạo đánh giá nội bộ

Bước này sẽ giúp nhà sản xuất có các kiến thức và kỹ năng để chủ động việc đánh giá/kiểm tra quá trình thực hiện theo tiêu chuẩn của cơ sở mình. Điều này sẽ giúp cho nhà sản xuất nhanh đạt được chứng nhận khi đánh giá, tiết kiệm được thời gian và chi phí khi thực hiện. Bước này có thể nhờ chuyên gia bên ngoài có kinh nghiệm.

Bước 6: Đánh giá chứng nhận

Do tổ chức đánh giá chứng nhận thực hiện

Bước 7: Khắc phục lỗi nếu có

Để không có lỗi sau đánh giá, nhà sản xuất vẫn thường xuyên duy trì hoạt động theo dõi sau khi đánh giá nôi bộ được diễn ra và thường xuyên cập nhật tiêu chuẩn/quy định liên quan.

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0
0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo